Cách hạ sốt cho bé không cần dùng thuốc
Khi bé bị sốt do mọc răng, hoặc bị sốt do một số nguyên nhân không nghiêm trọng thì các mẹ có thể áp dụng hạ sốt an toàn tại nhà mà không cần phải sử dụng tới các loại thuốc tây.
Trẻ em sốt cao có rất nhiều nguyên nhân có thể do mọc răng ở trẻ nhỏ hay bị nhiễm vi trùng và virus. Khi trẻ chưa sốt cao tới 38°5C thì các mẹ có thể áp dụng các bài thuốc hạ sốt cho trẻ không dùng thuốc bằng các thảo dược giúp tự nhiên cho bé. Do lạm dùng thuốc Tây hạ sốt có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho trẻ mà không ai muốn. Đặc biệt, dùng nhiều sẽ khiến cơ thể bé trở nên nhờn thuốc và khó điều trị hơn trong những lần sau.
Cách hạ sốt cho bé không cần dùng thuốc tây
1. Hạ sốt bằng rau diếp cá, ngải cứu hoặc lá bỏng
Lá diếp cá, lá bỏng và ngải cứu đều là các vị thuốc trong Đông y. Đặc biệt đều là các loại rau dễ kiếm trong đời sống và có công dụng tốt cho sức khỏe, giúp giải cảm và hỗ trợ lưu thông máu. Khi trẻ bị sốt, lấy lượng nhỏ lá diếp cá, ngải cứu hoặc lá bỏng giã nhỏ, dùng miếng vải bọc lại và đắp lên trán trẻ. Đắp trong vòng nửa tiếng rồi lấy nước ấm lau sạch. Đây là cách giúp hạ sốt nhanh cho trẻ mà không cần dùng đến thuốc. Cách hạ sốt này có thể áp dụng cho các bé sơ sinh từ 0 – 6 tháng.
Giã nát lá diếp cá và lấy nước cốt cho trẻ uống giúp hạ sốt hiệu quả.
2. Hạ sốt bằng dầu tràm hoặc tinh dầu oải hương
Việc tắm cho trẻ khi bị sốt thì nhiều bố mẹ kiêng tắm cho bé vì sợ con dễ bị cảm lạnh. Tuy nhiên, tắm với nước ấm hòa chút tinh dầu tràm hoặc oải hương có tác dụng hạ sốt cực kỳ hiệu quả.
Tinh dầu tràm có tác dụng giảm sốt, thông mũi, giữ ấm cơ thể.
Các loại tinh dầu này có tác dụng thông mũi, giảm sốt và giữ ấm cho cơ thể, phòng tránh cảm lạnh. Vì thế khi thấy trẻ có triệu chứng sốt nhẹ, nên cho bé tắm với nước ấm và nhỏ vài giọt tinh dầu và tắm trong phòng kín. Tắm xong phụ huynh nên được lau khô và mặc quần áo cho trẻ hoặc cho bé ở nơi thoáng gió, ít gió lùa. Đây là giải pháp giúp hạ sốt không cần thuốc hiệu quả và dễ sử dụng cho bé.
3. Hạ sốt bằng hành tây
Hành tây được chứng mình rất hiệu quả trong việc giảm đau và hạ sốt. Khi trẻ có dấu hiệu cảm sốt, bạn nên áp dụng một trong ba cách hạ sốt bằng hành tây.
Hành tây được chứng minh rất hiệu quả trong việc giảm đau và hạ sốt.
Cách 1: Hành tây quấn cườm tay trái
Dưới cổ tay trái có các huyệt đạo và đường gân, khi đắp hành tây vào đó sẽ khiến cơ thể giải nhiệt nhanh chóng. Cách làm như sau, mẹ dùng khăn màn hoặc khăn xô lớn của trẻ bọc 1/4 củ hành tây (thái nhuyễn) và đắp vào tay trái. Nước hành tây thấm xuống các huyệt đạo sẽ giúp bé mau khỏi bệnh.
Cách 2 Chữa ho, tan đờm nhớt và hạ sốt
- Bước 1. Trước tiên, cắt một củ hành theo thớ ngang, rồi thái lát mỏng.
- Bước 2. Sau đó đặt lát hành tây dưới chân của con, rồi mang vớ vào, để cho bé ngủ qua đêm. Sáng hôm sau dậy rửa chân lại với nước lạnh.
Cách 3: Làm sạch phổi khỏi đờm nhớt, chữa ho đàm và sốt cao
- Bước 1: Nướng hành tây, lột vỏ, cắt theo thớ ngang và băm nát
- Bước 2: Bọc hành tây vào trong miếng vải sạch thành hình túi và cột kín
- Bước 3: Dùng túi hành tây chườm lên ngực bé, lăn qua lăn lại trong khoảng 15 phút.
4. Hạ sốt bằng chanh tươi
Chanh tươi là một thực phẩm hữu hiệu trong việc hạ sốt nhanh. Đặc biệt phù hợp với trẻ sốt từ 38 độ. Cắt chanh thành các lát mỏng và đắp lên trán, khuỷu tay, chân và dọc sống lưng bé sẽ thấy hiệu quả tức thì. Tuy nhiên, tránh đắp chanh vào vùng da bị xước hoặc da nhạy cảm tránh khiến trẻ bị ngứa và xót.
5. Hạ sốt bằng cách dùng tất ướt
Dùng tất ướt để hạ sốt đang là một mẹo được truyền tai nhau rất hiệu quả. Khi thấy con mình bị sốt, các bà mẹ hãy lấy đôi tất dài cho bé sau đó nhúng nước ấm, vắt ráo nước rồi cuốn vào cổ chân và bàn chân của bé.
Khi trẻ bị sốt mẹ có thể dùng tất ướt quấn xung quanh cổ chân của bé.
Khi tất lạnh, hãy lặp lại quy trình và làm liên tục cho tới khi cơ thể bé hạ nhiệt. Tuy quấn tất vào chân có thể khiến bé hơi khó chịu. Nhưng chỉ một lúc sau bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn do nhiệt độ giảm. Chỉ ngày hôm sau thức dậy là cơn sốt của bé đã hết rồi.
6. Hạ sốt bằng tía tô
Theo Đông y, tía tô là loại cây chứa nhiều tinh dầu tốt cho sức khỏe, có khả năng giảm đau, giải cảm, hạ sốt,… Vì thế, khi bé bị sốt mẹ có thể xay nhuyễn lá tía tô rồi chắt lấy nước cốt cho bé uống để hạ sốt. Đối với những trẻ còn bú mẹ, mẹ có thể đun nước lá tía tô hoặc ăn sống 10 lá tía tô để tiết vào sữa cho bé bú.
7. Hạ sốt bằng cách ăn kem
Đây là một phương pháp hạ sốt được phương Tây hay áp dụng cho trẻ bởi vừa có hiệu quả mà các bé lại rất hợp tác. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý chỉ dùng cho trẻ sốt chưa đến 39 độ và từ 10 tuổi trở lên.
Ăn kem để hạ sốt chỉ nên áp dụng với trẻ em lớn hơn 10 tuổi.
Khi mẹ thấy con có biểu hiện sốt thì hãy cho bé ăn một que kem lạnh. Nhiệt độ thấp của kem giúp cơ thể hạ nhiệt, làm mát nhanh chóng. Tuy nhiên hãy cho trẻ ăn một que vì ăn nhiều có khả năng dẫn đến viêm họng, lạnh bụng và đau bụng.
8. Hạ sốt bằng nước lá nhọ nồi
Bài thuốc dân gian giúp hạ sốt từ xưa chính là dùng lá nhọ nồi để hạ sốt nhanh chóng và hiệu quả. Lấy một nắm cây nhọ nồi rửa sạch và ngâm vào nước muối loãng trong khoảng 10 phút. Sau đó, đun sôi để nguội rồi vớt ra giã nát rồi lọc lấy nước cho trẻ uống. Mỗi lần cho bé uống 50ml. Với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ có thể cho bé uống nước, phần bã giá nát cho vào khăn xô để chườm trán, nách, bẹn và gan bàn chân cho bé nhanh hạ nhiệt.
9. Món ăn hạ sốt hiệu quả cho bé
Khi trẻ bị sốt, phụ huynh đừng quên việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và cho bé uống nhiều nước.
Bị sốt cao khiến cho cơ thể ra nhiều mồ hôi dễ bị kiệt sức, mất nước, mắt và miệng khô. Mẹ nên cho bé ăn các loại thức ăn dạng lỏng cho dễ tiêu và cho uống nhiều nước ấm hơn so với hàng ngày.
Chú ý: Uống nước ấm để bổ sung nước cho cơ thể giải độc, hạ sốt nhanh. Mẹ không nên cho trẻ uống nước quá nóng có thể gây bỏng hoặc lạnh gây đau răng, lạnh bụng.
Khi trẻ sốt nên cho bé ăn các loại đồ ăn mềm dễ nuốt như cháo, súp.
Lưu ý quan trọng khi hạ sốt cho trẻ: Những phương pháp hạ sốt trên mặc dù hiệu quả nhưng chỉ thích hợp với trường hợp trẻ sốt nhẹ dưới 39 độ C. Trường hợp trẻ sốt cao từ 39 độ trở lên thì cần cho uống thuốc hạ sốt và đưa trẻ tới bệnh viện để khám sức khỏe. Không nên chủ quan để trẻ sốt cao liên tục, sốt kéo dài nhiều ngày có thể gây ra nhiều biến chứng và hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe.