Logo Bài Thuốc Quý

Tại sao bị ho có đờm?

17/12/2020 · Sức khỏe
Ho thường xuyên đi kèm với đờm, nhiều người thắc mắc tại sao ho có đờm? Ho có đờm có nguy hiểm gì không? Ho có đờm là phản ứng miễn dịch của cơ thể giúp tiêu diệt khuẩn. Nếu quá nhiều đờm thì có thể gây khó thở.

Đờm là gì?

Đờm (hay đàm) là chất tiết của đường hô hấp gồm có chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ... được tống ra khỏi cơ thể từ đường hô hấp dưới (khí quản và phế quản). Thông thường, trong cổ họng sẽ luôn tồn tại một lượng đờm nhất định có tác dụng bẫy vật lạ để lông mao ở trong đường thở làm sạch và tống nó ra khỏi phổi. Ngoài ra, nó cũng có chứa các tế bào miễn dịch nhằm nhấn chìm hay tiêu diệt vi khuẩn để chúng không thể tồn tại trong phổi và gây ra nhiễm trùng.

Đờm trong cổ họng thường khá loãng và bị chúng ta nuốt xuống bụng một cách vô thức. Tuy nhiên trong một số trường hợp, đờm có thể được tiết ra nhiều hơn bình thường gây ra tình trạng đờm đặc, ho có đờm.

Ho có đờm

Ho thường đi kèm với đờm, giúp tiêu diệt vi khuẩn.

Nguyên nhân gây đờm

  • Dị ứng: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đờm ở cổ họng ở hầu hết người bệnh. Khói bụi, bụi bẩn, khói thuốc lá, phấn hoa,… là những tác nhân chủ yếu gây ra các chứng dị ứng.
  • Hút thuốc lá: Thuốc ảnh hưởng trực tiếp đến phổi, bộ phận hô hấp của con người. Những người hút thuốc lá trong thời gian dài có thể gây viêm màng nhầy và tăng sản xuất đờm trong mũi và cổ họng. Bệnh trở nên nghiêm trọng hơn nếu người bệnh vừa hút thuốc lá, vừa nghiện rượu và các chất kích thích khác.
  • Nhiễm trùng: Việc sinh ra đờm là một cơ chế kháng viêm của cơ thể, chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus có hại. Nhưng nếu có quá nhiều đờm thì lại là dấu hiệu của sự nhiễm trùng.
  • Yếu tố sinh lý: Nếu chức năng sinh lý của mũi và họng suy giảm sẽ làm cho đờm tắc nghẽn tại mũi và cổ họng. Bên cạnh đó, bệnh vách ngăn bị lệch sẽ làm trệch đường lưu thông của đờm gây tắc nghẽn.
  • Do virus: Virus gây bệnh sởi, ho gà, thủy đậu,… cũng là nguyên nhân gây ra nhiều đờm. Phản ứng với một số loại thực phẩm: Các thực phẩm được chế biến từ sữa, trứng, ngũ cốc,… có thể làm cho tình trạng nghiêm trọng hơn, nhiều đờm, gây khó thở.

Màu đờm cảnh báo bệnh tật

Khi cơ thể trong trạng thái bình thường, đờm thường khá loãng, có màu trong. Tuy nhiên, nếu như sức khỏe của bạn đang có vấn đề, đờm sẽ bị biến đổi thành các màu khác như: Trắng đục, vàng, xanh… Mỗi màu sắc có thể tiết lộ một vài bệnh lý mà bạn đang mắc phải.

Màu trắng đục

Khạc đờm có màu trắng đục có nghĩa là các mô trong mũi của bạn đang bị sưng khiến chất nhầy không thể di chuyển qua đường mũi nhanh chóng như bình thường. Nó trở nên đặc hơn và kết lại thành từng mảng màu vẩn đục. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do bạn bị nhiễm trùng đường hô hấp, cảm lạnh hoặc dị ứng.

Màu vàng hoặc xanh

Nếu bạn khạc ra cả khối đờm màu vàng hoặc đờm xanh, điều này cho thấy bạn đang bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Bộ phận chịu tổn thương có thể là xoang hoặc đường hô hấp dưới.

Ở người hút thuốc bị bệnh phổi mãn tính, việc thường xuyên ho ra nhiều đờm màu xanh lá hoặc đờm vàng cũng cho thấy dấu hiệu nhiễm trùng.

Hồng hoặc đỏ

Đờm màu hồng, có sủi bọt thì đó có thể là dự báo về bệnh phù phổi cấp. Nếu thấy tình trạng này, tốt nhất bạn nên tìm đến bác sĩ để được theo dõi và tư vấn. Đờm có lẫn máu đỏ tươi có thể gây ra bởi tình trạng ho dai dẳng hoặc đau tức ngực, nhiễm trùng phổi.

Trong trường hợp bạn đang bị cảm lạnh, viêm phế quản hoặc tổn thương nhẹ bên trong khoang mũi thì việc đờm có một chút máu cũng không có gì quá nguy hiểm. Nhưng nếu bạn không cảm lạnh mà vẫn ho, nôn ra đờm có máu tươi cùng với triệu chứng sụt cân, sốt, ho dai dẳng có thể bạn đang mắc bệnh nghiêm trọng.

Nâu

Với người hút thuốc hoặc nghiện thuốc lá nặng, việc bị đờm ho màu nâu là điều không quá xa lạ. Nếu bạn không phải là một người thường xuyên hút thuốc thì chất nhầy màu nâu cũng có thể có nguồn gốc từ máu khô trong mũi, ô nhiễm không khí hoặc chỉ là do một cơn cảm lạnh.

Đen

Đờm màu đen có thể được gây ra do hít phải bụi bẩn màu đen, hút thuốc lá lâu ngày. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biết nhất khiến đờm có màu đen thường là do nấm hoặc viêm phổi vì nhiễm vi khuẩn hoặc do hít phải các chất gây kích ứng, bụi bẩn lâu ngày. Theo nguyên tắc chung, đờm càng thẫm màu thì càng có nhiều khả năng bạn đang mắc bệnh nghiêm trọng.

Cách phòng tránh ho có đờm

Mặc dù tình trạng ho, khạc ra đờm là biểu hiện của khá nhiều bệnh lý, tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể phòng trá

  • Không sử dụng các chất kích thích như: Thuốc lá, rượu bia…
  • Hạn chế ăn các đồ ăn chiên nướng, nhiều dầu mỡ, nhiều đường, thực phẩm từ sữa sẽ khiến chất nhầy gia tăng. Đặc biệt, tránh ăn những thức ăn gây dị ứng.
  • Ăn uống khoa học, hợp lý bổ sung vitamin thông qua rau xanh, hoa quả... để tăng sức đề kháng cũng là cách chữa ho có đờm tránh tái phát nên áp dụng.
  • Thực hiện xông mũi họng bằng nước nóng hoặc máy khí dung, có thể kết hợp với tinh dầu thiên nhiên có tính ấm như: Tinh dầu sả, tinh dầu bưởi, tinh dầu khuynh diệp...
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao.

Trên đây là giải thích về hiện tường bị đờm khi ho và những cách nhận biết một số bệnh qua màu của đờm. Chúc bạn và gia đình luôn khoẻ mạnh!

Thân Thiện