Bài thuốc dân gian hạ sốt cho trẻ
Những nguyên nhân gây sốt ở trẻ
Cảm cúm: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất ở trẻ em. Trẻ sốt 2-3 ngày, sổ mũi hay nghẹt mũi, đau họng, ho, mệt mỏi, chán ăn.
Viêm phổi: Các triệu chứng thường gặp ở trẻ bị viêm phổi là sốt cao, thở nhanh, thở bất thường, khò khè, ho, nôn, chán ăn, bỏ bú, lừ đừ; khi bệnh nặng, trẻ có thể bị tím tái môi và móng tay.
Viêm tai: Trẻ có thể sốt cao, bứt rứt, bỏ ăn, ù tai, đau tai, chảy mủ tai, nghe không rõ. Nếu chưa biết nói, trẻ có thể biểu hiện bằng cách kéo kéo tai.
Sốt phát ban: Trẻ thường sốt cao trong 3-7 ngày, sau đó hết sốt và bắt đầu phát ban khắp người.
Sốt xuất huyết: Trẻ sốt cao liên tục trên 3 ngày và có biểu hiện xuất huyết: chấm xuất huyết da hay chảy máu mũi, chảy máu răng. Khi bệnh trở nặng, trẻ lừ đừ, vật vã, tay chân lạnh, ói ra máu, đau bụng, tiêu phân đen.
Do mọc răng: Trẻ có thể bị sốt nhẹ, quấy khóc, khó ngủ, chán ăn, chảy nước miếng.
Do mặc quá nhiều quần áo: Trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, có thể bị sốt khi mặc quá nhiều quần áo, vì cơ thể điều nhiệt của trẻ chưa được hoàn thiện nên trẻ sẽ dễ thay đổi thân nhiệt theo môi trường bên ngoài.
Bài thuốc dân gian giúp hạ sốt cho trẻ
1. Bài thuốc dân gian hạ sốt bằng nhọ nồi
Khi chọn cỏ nhọ nồi, mọi người tránh tìm những cây mọc bên đường nhiều khói bụi, ven bờ ruộng, bờ mương hay gây nơi xả chất thải của các nhà máy, khu công nghiệp, khu dân cư. Vì những cây nhọ nồi này có thể vô tình nhiễm các chất độc hại từ môi trường bên ngoài, không tốt cho trẻ em. Mọi người nên tìm những cây nhọ nồi mọc trong vườn nhà hoặc bên dưới cây cảnh. Sau đây là bài thuốc hạ sốt với cây nhọ nồi:
- Cỏ nhọ nồi lấy cả cây, bỏ phần hoa, rễ. Với trẻ nhỏ mọi người chọn lá nhọ nồi rửa sạch, cho vào cối sạch hoặc máy xay giã nát.
- Lọc kỹ lấy nước cho bé uống, mọi người có thể thêm một chút đường cho bé dễ uống. Đối với bé bị viêm họng thì mọi người nên cho thêm một chút muối trắng để giúp giảm ho, giảm viêm họng cho bé. Mỗi lần cho bé uống khoảng 50ml. Uống làm 2 -3 lần trong ngày. Bã nhọ nồi mọi người có thể cho vào khăn sạch đắp trán cho bé. Đối với bé dưới 1 tuổi, mọi người có thể đun sôi lên để nguội rồi mới cho bé uống.
Cây nhọ nồi từ lâu đã được dân gian dùng để hạ sốt rất tốt.
Sau khi cho bé uống cỏ nhọ nồi, khoảng 15 – 20 phút sau mọi người đo lại nhiệt độ cho bé, nếu bé vẫn sốt trên 38 độ thì mọi người mới cho bé uống thuốc hạ sốt theo liều lượng và sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Ngoài ra với các trẻ hay bị nhiệt miếng, nóng trong, nổi mề đay, chảy máu cam mọi người cũng có thể dùng bài thuốc trên để điều trị cho trẻ. Vì cỏ nhọ nồi là thảo dược tự nhiên rất lành tính, không có độc tố nên mọi người có thể yên tâm cho trẻ sử dụng.
2. Bài thuốc dân gian hạ sốt cho trẻ bằng rau diếp cá
Đầu tiên, các mẹ cần chuẩn bị cho mình một nắm rau diếp cá, nếu trong vườn nhà bạn không có, thì bạn có thể ra mua ở chợ rất sẵn nhé. Sau đó rửa sạch từng lá một và giã thật nhuyễn
Sử dụng nước vo gạo, chắt lấy 1 bát đặc. Cho nước vo gạo cùng rau diếp cá đã giã nhuyễn vào nồi đun sôi, rồi giảm nhỏ lửa. Tiếp tục đun khoảng 20 phút cho rau diếp cá nhừ nát rồi bắc khỏi bếp để nguội lọc lấy nước cho con uống.
Rau diếp cá có công dụng hạ sốt cực kỳ hiệu nghiệm.
Lá diếp cá sau khi đã đun sôi sẽ mất hết vị tanh tanh vốn có, rất dễ uống. Các mẹ cũng có thể cho thêm đường tạo vị ngòn ngọt nếu các bé thích để các bé dễ uống hơn.
Mỗi ngày, bạn nên cho bé uống nước rau diếp cá này từ 2 đến 3 lần, sau ngày đầu tiên, bé sẽ đỡ sốt hẳn, nhưng chân tay vẫn còn ấm, nhưng chỉ sau 2 - 3 ngày sử dụng bé sẽ dứt sốt và ho hoàn toàn. Rau diếp cá là vị thuốc kháng sinh tự nhiên, bạn nên cho bé uống sau bữa ăn khoảng 1h sẽ phát huy tối đa công dụng nhé.
Có thể kết hợp giữa uống nước rau diếp cá và chườm cho con bằng bã rau diếp cá. Theo đó, phần bã rau bạn chi làm 3 phần, 2 phần cho vào bao và kẹp và nách bé, phần còn lại đắp lên trán bé, đảm bảo bé sẽ đỡ sốt đến 80 - 90%, lặp lại 2 lần thì đảm bảo bé sẽ hết sốt hẳn.
3. Nước ấm
Dùng khăn mặt nhúng nước ấm. Sau đó chườm trên các vùng dễ thoát nhiệt: bàn chân, trán, nách, bẹn…. Nên thay khăn thường xuyên để hiệu quả tốt hơn. Ngoài ra, tắm nước vừa đủ ấm cũng là một cách hạ sốt hiệu quả.
4. Húng quế
Cách 1: Dùng khoảng 20 lá húng quế cùng 1 muỗng cà phê đun với 200ml nước đến khi còn 1/2 lượng nước thì cho thêm chút mật ong. Nên uống 2 -3 lần/ngày trong khoảng 3 ngày.
Cách 2: Làm trà húng quế bằng cách băm nhuyễn khoảng 5g húng quế và ít tiêu đen. Sau đó cho hỗn hợp vào 200ml nước sôi rồi ngâm trong 5 phút. Lọc sạch bã bằng vải mỏng và uống nước 2 - 3 lần/ngày cho đến khi nào hết sốt.
Hạ sốt nhanh không cần dùng thuốc - ảnh 1
Có một số bệnh khiến người bệnh không được dùng thuốc hạ sốt (Ảnh minh họa: Internet)
5. Giấm táo
Cách 1: Cho 100ml giấm táo vào bồn tắm nước ấm và ngâm mình trong khoảng 5 – 10 phút.
Cách 2: Dùng giấm táo pha với nước lạnh với tỷ lệ 1:2. Sau đó dùng nước đó để ngâm khăn mặt chườm vào chán, nách, gáy, bàn chân.
Cách 3: Hòa khoảng 10ml giấm táo với 5ml mật ong với một chút nước ấm. Uống 2 - 3 lần/ngày cho đến khi hết sốt.
Có thể thay giấm táo bằng giấm gạo.
6. Tỏi
Cách dùng:
Cách 1: Cho một chút tỏi băm nhuyễn cho vào ly nước nóng (khoảng 200ml) hãm trong khoảng 10 phút, chắt lấy nước, uống 2 lần/ngày.
Cách 2: Dùng tỏi băm nhuyễn trộn với khoảng 10ml dầu ôliu, sau đó đun nóng và xoa hỗn hợp này vào bàn chân trước khi đi ngủ. Bạn có thể dùng băng gạc để cố định trong suốt ban đêm. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai và trẻ em không nên dùng tỏi.
7. Nho khô
Cách dùng: Lấy khoảng 25 quả nho khô ngâm với 100ml nước trong khoảng 1 tiếng cho đến khi mềm ra. Sau đó nghiền nát, dùng vải mỏng lọc lấy nước. Cho thêm chút nước cốt chanh và trộn đều, chia làm 2 phần uống trong ngày cho đế khi hết sốt.
8. Gừng
Cách 1: Cho 2 muỗng bột gừng vào bồn nước ấm, ngâm mình vào đó khoảng 10 phút trước khi đi ngủ. Bạn nên lưu ý, trước khi ngâm mình trong nước, bạn có thể thử xem mình có dị ứng với bột gừng hay không bằng cách thử trên cánh tay trước.
Cách 2: Dùng gừng tươi băm nhuyễn ngâm vào 200ml nước sôi. Sau đó cho một chút mật ong. Hàng ngày uống 3 – 4 lần.
Cách 3: Dùng 5ml mật ong và 1/2 muỗng cà phê nước ép gừng, hàng ngày uống 3 -4 lần cho đến khi hết sốt.
Hạ sốt nhanh không cần dùng thuốc - ảnh 2
Gừng là một nguyên liệu tự nhiên dễ tìm có thể dùng để hạ sốt (Ảnh minh họa: Internet)
7. Lá bạc hà
Cách 1: Lấy khoảng 5g lá bạc hà băm nhuyễn hãm với 200ml nước nóng trong 10 phút. Chắt lấy nước, cho thêm chút mật ong uống từ 3 - 4 lần/ngày.
Cách 2: Dùng 1/4 muỗng cà phê bột tiêu đen, 5g bột gừng, 1/4 muỗng cà phê bột ớt sừng, 1 nắm lá bạc hà sắc chung với 400ml nước cho đến khi lượng nước còn lại khoảng 1/2. Sau đó lọc bỏ bã, lấy nước chia làm 3 phần uống trong ngày.
8. Lòng trắng trứng
Cách dùng: Dùng lòng trắng của 2 -3 quả trứng đánh đều trong khoảng 1 phút. Lấy khăn thấm hỗn hợp đó và đắp lên lòng bàn chân. Đắp cho đến khi lòng trắng trứng khô lại thì thay khăn.
9. Nghệ
Cách dùng: Trộn 1/4 muỗng bột tiêu đen, 1/2 muỗng cà phê bột nghệ, 200ml sữa nóng rồi uống 2 lần mỗi ngày cho đến khi hết sốt.
10. Chanh tươi
Phương pháp này thường được áp dụng cho những trẻ bị sốt cao từ 39,5 - 40 độ, cần hạ sốt nhanh. Bạn chỉ cần cắt quả chanh làm nhiều lát mỏng rồi chà nhẹ lên trán, khủy tay, khủy chân và dọc sống lưng.
Lưu ý, khi chà chanh bạn nên tránh những chỗ da bé bị xước, bị ngứa. Nếu trường hợp bé kêu xót, bạn vẫn nên cố gắng để từ 2-3 phút rồi mới lau.
Một số mẹo giúp giảm hạ số cho trẻ
1. Dùng tất ướt quấn quanh mắt cá chân
Ý tưởng nghe có vẻ cực kì lạ lùng nhưng lại rất công hiệu kể cả với những trẻ sốt cao. Chọn 2 chiếc tất cotton đủ dài để quấn quanh mắt cá chân, nhúng vào nước lạnh rồi vắt sạch. Từ từ quấn tất quanh cổ và bàn chân bé và lặp lại mỗi khi tất hết lạnh. Em bé ban đầu có thể cảm thấy khó chịu nhưng ngay sau đó, chúng sẽ nhận thấy tác dụng giảm nhiệt cực tốt mà phương pháp này mang lại.
2. Ăn một que kem
Đây là một cách hạ sốt được một số mẹ Tây áp dụng cho trẻ nhỏ và đạt hiệu quả. Khi bị sốt, con sẽ cảm thấy khô miệng, và cần bổ sung thêm chất ngọt. Kem có thể làm giảm nhiệt độ cơ thể, nó sẽ như một thức uống có cồn giúp giải tỏa mệt mỏi sau một ngày vất vả.
Tuy nhiên, cách làm này chỉ nên áp dụng như một mẹo tham khảo cho những bé lớn trên 10 tuổi và mới chớm có dấu hiệu sốt nhẹ.
3. Xoa bóp bằng dầu oliu
Đối với trẻ dưới 2 tuổi, xoa bóp toàn bộ cơ thế với dầu oliu nguyên chất trước khi đi ngủ và sau đó bọc con vào một tấm chăn hoặc bộ quần áo vải cotton mềm. Sáng hôm sau sẽ tắm cho con để rửa sạch lớp dầu oliu trên người.
4. Mát xa bằng chất nhờn của lá lô hội
Mẹ nên thoa và mát xa nhẹ trên cơ thể trẻ đang sốt bằng chất nhờn của cây lô hội, cách thức này sẽ giúp giảm sốt cho con. Bởi vì chất nhờn của cây lô hội rất mại và sẽ tạo cảm giác dễ chịu cho bé. Lô hội có thể được sử dụng để điều trị bỏng, ngứa và các vết thương nhỏ.
5. Sử dụng khoai tây
Thái khoai tây thành các lát nhỏ, ngâm vào giấm trong khoảng 10 phút. Sau đó đặt các lát khoai tây lên trán của con và đặt một chiếc khăn lên trên. Sau 20 phút, bạn sẽ thấy kết quả.
6. Cho bé ăn thường xuyên hơn
Mặc dù khi ốm con thường ít có cảm giác ngon miệng, thèm ăn. Trẻ đang sốt thực sự cần nhiều nước hơn bình thường. Mất nước rất nguy hiểm trong trường hợp này. Nếu trẻ bú mẹ, bạn hãy để con tự điều tiết lượng sữa của mình nhưng cho con bú nhiều lần hơn. Với trẻ bú sữa ngoài, cho con ăn khoảng một nửa so với bình thường nhưng sẽ ăn làm 2 lần, mẹ lưu ý pha sữa với nước nguội hơn bình thường để giúp hạ cơn sốt tốt hơn.
7. Quấn bé bằng 1 chiếc khăn mát
Khi trẻ bị sốt, thân nhiệt tăng cao, nếu càng được quấn khăn, ủ ấm hay mặc quần áo dày sẽ càng khiến con khó chịu. Bé sẽ cảm thấy thoải mái và ngủ ngon hơn nếu chỉ quấn quanh bé một chiếc khăn mỏng.
Chỉ cần một chiếc khăn hoặc chăn mỏng, gấp làm đôi để tạo thành hình tam giác. Đặt em bé nằm vào phía bên trái của khăn, sau đó đặt tay trái của bé phía dưới khăn và gấp phần thừa phía bên phải khăn xuống phía dưới người con. Tiếp theo, nhét cánh tay phải của bé dưới hai lớp mềm, và gấp phần bên trái của khăn xuống dưới 2 tay của bé. Sao đó, buộc 2 phần thừa bên trái và phải vào phía trước người con, cuối cùng đem góc còn lại của khăn quấn vào chỗ nút buộc phía trước bé.
Làm theo những bước trên, cơ thể bé sẽ được bọc lại để chừa ngực, vai, và cổ. Biện pháp này giúp bé hạ sốt một cách hữu hiệu.
8. Dùng nước mát xa
Trong căn phòng có độ ấm thích hợp, mẹ chuẩn bị khăn bông và một bát nước ấm. Nếu muốn, mẹ có thể cho thêm một túi trà hoa cúc vào bát nước. Cởi bỏ quần áo của con và đặt bé vào khăn tắm.
Nhúng tay mẹ vào trong bát nước, rồi nhẹ nhàng đặt tay lên ngực bé. Xòe các ngón tay và xoa bóp dần trên toàn bộ cơ thể bé. Vuốt dọc tay, chân bé, từ ngón chân đến hông, và từ đầu ngón tay đến vai; thực hiện khoảng 3 đến 4 lần. Tiếp tục dùng tay nhúng nước trong suốt quá trình mát xa, xoa bóp nhẹ nhàng quanh bả vai sau đó trượt xuống ngực. Sự kết hợp nhẹ nhàng của nước ấm và tay mẹ sẽ làm dịu cơ thể đang nóng của bé.
9. Dùng dưa chuột thay ti giả
Dưa chuột thường được sử dụng ở các trung tâm spa như một cách để giảm viêm mô và quầng thâm quanh mắt. Ngoài ra, dưa chuột còn có tác dụng bất ngờ khi có thể làm dịu cơn sốt của bé.
Mẹ hãy chọn một quả dưa chuột non (dưa chuột non có ít hạt). Sau đó, dùng một con dao gọt dưa chuột thành hình dạng một ngón tay dày. Nhỏ ở phần đầu và to dần về đuôi. Cố gắng bỏ hết hạt hoặc chọn quả có ít hạt để khi ngậm bé không bị hóc. Giữ phần chưa nạo vỏ của dưa chuột như là thân bình sữa, đầu kia nạo vỏ sạch sẽ rồi đưa em bé ngậm. Hiệu quả làm mát của dưa chuột sẽ xuất hiện ngay lập tức.