Logo Bài Thuốc Quý

Tác hại của ô nhiễm không khí với sức khỏe

11/12/2020 · Sức khỏe
Việc quy hoạch không hợp lý, khoa học kỹ thuật lạc hậu và tập trung quá đông người tại các thành phố khiến tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khỏe của con người. Hãy bảo vệ cuộc sống của chúng ta và con em chúng ta.

Ô nhiễm không khí là gì?

Không khí ô nhiễm tồn tại xung quanh chúng ta và rất khó để tránh khỏi, kể cả đối với những người đang sống ở những khu vực phát triển giàu có. Nồng độ khói bụi nhìn thấy được trong không khí không thể phản ánh được mức độ trong lành của môi trường sống. Trên khắp thế giới, môi trường ở cả thành phố hay vùng quê đều có các chất ô nhiễm độc hại trong không khí vượt quá giá trị chất lượng không khí trung bình WHO khuyến nghị. Ở khu vực châu Âu, gần như mọi công dân đều bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí. Hàng năm, hơn 90% người dân phải tiếp xúc với nồng độ những hạt bụi mịn ngoài trời cao hơn các chỉ tiêu về chất lượng không khí WHO đưa ra. Tổ chức này cho biết các máy đo ô nhiễm trực tuyến sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về không khí ô nhiễm ở nơi mà họ đang sinh sống hơn là nhìn bằng mắt thường.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 6 chất chính gây ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe người bao gồm:

  • Oxit nitơ (NOx);
  • Oxit lưu huỳnh (SOx);
  • Cacbon monoxit (CO);
  • Chì;
  • Ozon tầng mặt đất;
  • Các hạt vật chất khí quyển lơ lửng.

Trong số đó, các hạt bụi mịn với kích thước nhỏ hơn 2,5 micron (PM 2.5) đáng được bận tâm nhất, vì chúng có khả năng xâm nhập sâu vào phổi, ảnh hưởng đến cả hệ hô hấp và hệ thống mạch máu. Tình trạng sức khỏe bị ảnh hưởng của con người có nghiêm trọng hay không sẽ tùy thuộc vào mức độ và thời gian tiếp xúc với không khí ô nhiễm.

Ô nhiễm không khí không chỉ là vấn về với các đô thị hay khu công nghiệp, tình trạng ô nhiễm hiện nay đã trở thành vấn đề cấp thiết với toàn xã hội.

Theo báo cáo mới nhất của WHO, ô nhiễm không khí đã gây ra cái chết của hơn 6 triệu người mỗi năm vì các lý do như ung thư phổi, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,...

80% số thành phố trên thế giới không đáp ứng được tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về chất lượng không khí, trong đó chủ yếu tập trung ở các nước đang phát triển.

Tổng hợp dữ liệu của 3.000 thành phố, thị trấn và làng xã của 103 quốc gia từ năm 2008 đến 2013, WHO tuyên bố mức độ ô nhiễm không khí đô thị toàn cầu đã tăng 8% bất chấp những cải thiện ở một số vùng.

Viện nghiên cứu Tác động Sức khỏe HEI có trụ sở tại Mỹ công bố báo cáo hàng năm về tình trạng ô nhiễm không khí. Theo đó, hơn 95% dân số thế giới đang hít thở bụi bẩn và các tác nhân gây bệnh hô hấp hàng ngày.

Trước đó, báo cáo mới nhất từ tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết ô nhiễm môi trường đã cướp đi sinh mạng của hơn 6,1 triệu người mỗi năm, trong đó hơn 1,7 triệu nạn nhân là trẻ em dưới 5 tuổi.

Tại Việt Nam, với sự phát triển của một số lĩnh vực như công nghiệp, vận tải, tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng và có tới 34.332 người tử vong sớm có liên quan tới ô nhiễm không khí. Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh thường xuyên chìm trong khói bụi, mây mù, chất lượng không khí vượt ngưỡng nguy hại, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mọi đối tượng, kể cả người khỏe mạnh.

Ô nhiễm không khí
Khói bụi ô nhiễm gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí

  • Nguồn ô nhiễm không khí có thể đến từ trong tự nhiên. Có thể kể tới như:
  • Bụi không khí từ nơi có diện tích lớn hay thảm thực vật thưa thớt, điểm hình là những nơi gần sa mạc hay hoang mạc
  • Quá trình tiêu hóa thức ăn của động vật sản sinh ra khi Metan
  • Bụi từ nguồn tự nhiên, thường là diện tích đất lớn có ít hoặc không có thảm thực vật
  • Khí Radon từ sự phân rã phóng xạ trong lớp vỏ trái đất. Khí Radon là nguyên nhân thường gặp nhất thứ hai gây ra ung thư phổi, sau hút thuốc. Đặc biệt, loại khí này không màu, không mùi, rất khó phát hiện
  • Khói bụi, carbon monoxit từ cháy rừng
  • Hoạt động núi lửa, tạo ra lưu huỳnh, clo và tro bụi.

Các hoạt động sản xuất công nghiệp

  • Các hoạt động công nghiệp sẽ sinh ra lượng khói bụng khổng lồ, được thải trực tiếp vào không khí. Kèm theo đó là các chất khí được tạo ra trong quá trình đốt nhiên liệu như CO2, CO, SO2, Nox, muội than,…
  • Các hoạt động ngành công nghiệp quân sự cũng có tác động đáng kể tới ô nhiễm không khí như khí độc, vũ khí hạt nhân, các chất hóa học,…

60% ô nhiễm đến từ hoạt động giao thông

Động cơ trong quá trình hoạt động đã tạo ra các khí gây độc hại trực tiếp tới sức khỏe con người như CO, CO2, SO2, NOx, Pb, CH4. Khói bụi cuốn theo quá trình di chuyển của các phương tiện cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.

60-70% bụi siêu mịn PM2.5 được tạo ra từ xe máy, ô tô. Chúng có kích thước nhỏ bằng 1/30 lần sợi tóc và vô cùng nguy hiểm, dễ đi sâu vào máu, phổi thôi qua đường hô hấp.

Quá trình sinh hoạt của con người

  • Chủ yếu là quá trình đun nấu, sử dụng các nguyên liệu đốt.
  • Việc vứt rác bừa bãi, bảo quản thức ăn không tốt, sử dụng các chất tạo mùi,…
  • Các hoạt động nông nghiệp như sử dụng thuốc trừ sâu
  • Hút thuốc lá, sử dụng bia rượu,…
  • Một số loại hoa tạo nhiều phán hay mùi mạnh như hoa sữa, hoa ly,… được trồng ở nhiều nơi
  • Sự lây lan và phát triển một số dịch bệnh về đường hô hấp trong khu dân cư như cúm, lao,…

Tác hại của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người

Tác hại trực tiếp

  • Gây ra các bệnh về hô hấp: Ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, dị ứng….
  • Ung thư: Hít phải nhiều khí độc sẽ làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Không chỉ thế, khí độc vận chuyển trong cơ thể, gây ung thư nhiều bộ phận khác
  • Ảnh hưởng tới não bộ: ô nhiễm có thể tác động tới não bộ, làm suy giảm nhận thức và mất trí nhớ
  • Ảnh hưởng tới tim mạch: Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch, đặc biệt là đột quỵ
  • Một số bệnh khác như gây vô sinh ở nam giới, tăng nguy cơ tiểu đường, làm tổn hại da, kích thích các bệnh về mắt,…
  • Đối với trẻ em: giảm IQ, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ngay từ trong bụng mẹ, dậy thì sớm ở bé gái...

Tác hại gián tiếp

Ô nhiễm không khí gây hại cho hệ động thực vật. Qua đó, làm giảm chất lượng cuộc sống con người.

Ô nhiễm không khí hiện được xem là mối đe dọa sức khỏe môi trường lớn nhất thế giới. Một nửa dân số trên thế giới không được tiếp cận với nhiên liệu hoặc công nghệ sạch, 9/10 người trong số này đang phải hít không khí ô nhiễm, và có đến 7 triệu người bị giết chết mỗi năm vì ô nhiễm không khí.

Mức độ ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người là rất nghiêm trọng, tương đương với tác hại của việc hút thuốc lá, và cao hơn nhiều so với tác động từ thói quen ăn quá nhiều muối. Cụ thể, 1/3 số ca tử vong do đột quỵ, ung thư phổi và các bệnh tim mạch là do ô nhiễm không khí. Các chất ô nhiễm cực nhỏ trong không khí có thể lọt qua hệ thống miễn dịch của cơ thể, xâm nhập sâu vào hệ hô hấp và tuần hoàn, sau đó dần làm hỏng phổi, tim và não của con người.

Ô nhiễm không khí vừa là nguyên nhân hình thành, vừa là yếu tố làm trầm trọng thêm một số bệnh, từ hen suyễn cho đến bệnh tim mạch, ung thư phổi, phì đại tâm thất, bệnh Alzheimer và Parkinson, biến chứng tâm lý, tự kỷ, bệnh võng mạc... Các hạt bụi mịn và siêu mịn - một trong những thành phần chính của không khí ô nhiễm, đã được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế xếp vào nhóm chất gây ung thư cho con người.

Tác động của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người đang ngày càng được quan tâm khi các nghiên cứu đã chứng minh có mối liên hệ giữa một số bệnh nghiêm trọng giữa các nhóm tuổi khác nhau và ô nhiễm không khí. Chẳng hạn như:

  • Biến chứng thần kinh và tâm lý;
  • Kích ứng mắt;
  • Các bệnh ngoài da;
  • Các bệnh mãn tính lâu dài như tiểu đường, ung thư...
  • Ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi, khiến bé bị sinh non, sinh nhẹ cân.

Theo ước tính gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới, việc tiếp xúc với không khí ô nhiễm là một yếu tố rủi ro đối với vài căn bệnh nguy hiểm hơn những gì chúng ta từng nghĩ trước đây. Ô nhiễm không khí là tác nhân lớn nhất dẫn đến gánh nặng bệnh tật có nguồn gốc từ môi trường.

Biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí

Thay đổi kỹ thuật sản xuất (Vĩ mô)

Thay thế dây chuyền máy móc công nghiệp lạc hậu, gây ô nhiễm không khí nhiều bằng dây chuyền máy móc hiện đại. Thay thế các nhiên liệu đốt truyền thống bằng cách sử dụng điện năng.

Quy hoạch để khắc phục (Vĩ mô)

Giảm thiểu xây dựng khu công nghiệp tại nơi đông dân cư, khuyến khích người dân đi lại bằng phương tiện công cộng, tạo ra nhiều diện tích cây xanh, đồng thời nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường.

Sử dụng máy lọc không khí với mỗi gia đình

Máy sử dụng công nghệ màng lọc 3 - 5 lớp gồm màng HEPA lọc bụi siêu mịn PM2.5 và vi khuẩn gây bệnh, màng Carbon hoạt tính có tác dụng khử mùi, khí độc hại như: khói thuốc, khí gas, SO2, NO2, VOCs, Formaldehyde,... Bên cạnh đó, 1 số máy lọc không khí còn có thêm tính năng tạo ion âm, tạo ẩm, bắt muỗi...

Thân Thiện
BÀI VIẾT LIÊN QUAN