Tác dụng của hạnh nhân
Cây hạnh nhân
Cây hạnh nhân có tên khoa học là Semen Pruni Armeniacae, thuộc họ Rosaceae. Đây là một loài cây có quả khô. Hạnh nhân còn được gọi với nhiều tên khác là Ô mai, Khổ hạnh nhân, Bắc Hạnh nhân… Người ta trồng cây hạnh nhân chủ yếu để lấy quả (hay còn gọi là hạt hạnh nhân).
Quả hạnh nhân có rất nhiều ứng dụng trong đời sống hằng ngày. Nó có thể dùng để chăm sóc sắc đẹp con người như ngừa mụn, dưỡng ẩm da, ngăn ngừa lão hóa. Bên cạnh đó, hạnh nhân còn có lợi ích cho sức khỏe con người. Hạnh nhân có khả năng cung cấp dinh dưỡng, ngừa bệnh tim mạch, cải thiện trí não… Ngoài ra, hạnh nhân còn được ứng dụng trong đông y, chữa được nhiều bệnh liên quan đến hô hấp, tiêu hóa…
Quả thực cây hạnh nhân có rất nhiều công dụng tuyệt vời mà con người không thể bỏ qua. Cũng vì thế nên hầu như ai cũng biết đến hạnh nhân, kể cả những người chưa từng sử dụng nó.
Hạt hạnh nhân.
Nguồn gốc
Hạnh nhân không phải xuất xứ từ đất nước Việt Nam của chúng ta. Nó có nguồn gốc ban đầu ở khu vực Địa Trung Hải, phân bố rải rác khắp các nước Địa Trung Hải. Từ thời cổ đại con người đã nhận ra được lợi ích to lớn của cây hạnh nhân. Vì vậy càng ngày loài cây này càng được nhân lên rộng rãi trên thế giới.
Mô tả cây
Hạnh nhân là một loài thực vật thân gỗ. Nó có chiều cao trung bình từ 4-10 mét. Thân cây có đường kính lên đến 30cm. Cây hạnh nhân thường sinh trưởng và phát triển tốt ở môi trường có khí hậu lạnh như châu Âu. Ban đầu khi còn là cây con, các cành non sẽ có màu xanh. Qua một thời cây lớn lên, cành non tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nó sẽ trở nên cứng cáp hơn. Lúc này cành non chuyển thành màu tím. Sang năm thứ 2 khi mà cây đã bắt đầu sinh trưởng, cành cây dần chuyển thành màu xám.
Hạnh nhân thường ra hoa vào cuối mùa đông đầu mùa xuân. Hoa hạnh nhân có màu trắng hoặc màu hồng nhạt, mọc theo cặp hoặc đơn lẻ. Mỗi hoa có 5 cánh với đường kính từ 3-5cm. Khi hoa hạnh nhân rụng thì cây mới bắt đầu ra lá.
Lá của cây hạnh nhân có chiều dài từ 6 – 14 cm. Mép lá có răng cưa rất nhỏ, lá xanh mướt mọc thành từng chùm. Cây hạnh nhân thường cho quả vào mùa thu. Kể từ năm thứ 3 trở đi là người ta bắt đầu có thể thu hoạch quả hạnh nhân. Tuy nhiên phải đến năm thứ 5-6 thì cây mới thật sự cho giá trị kinh tế đầy đủ.
Thành phần hóa học
Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học, thành phần hóa học có trong hat hanh nhan rất đa dạng. Nó là nguồn cung cấp dồi dào về vitamin E, calcium, photpho, sắt và magnesium. Ngoài ra, nó còn chứa kẽm, selenium, đồng và các niacin… Chính những chất đó đã mang lại những giá trị to lớn cho hạnh nhân.
Phân bố
Thực chất hạnh nhân là một loài thực vật xứ lạnh, do đó mà đến giờ nó vẫn phát triển mạnh ở xứ lạnh châu Âu. Hiện nay, nơi trồng và xuất khẩu hạnh nhân nhiều nhất thế giới đó là bang California. Ở đây cây hạnh nhân có điều kiện thuận lợi về khí hậu, đất đai để nó sinh trưởng và phát triển tốt. Từ đó, cho ra năng suất thu hoạch cao.
Theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO), bang California có sản lượng hạnh nhân sản xuất ra cao nhất thế giới. Ước lượng chiếm tới 80% sản lượng hạnh nhân trên toàn thế giới. Đây cũng là trụ điểm chính cung cấp hạnh nhân cho Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, một số nước khác chiếm sản lượng lớn hạnh nhân xuất khẩu như Tây Ban Nha, Syria, Italia, Iran, Ma-rốc. Ngoài ra còn có Algeria, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc… Đây là những nước chiếm sản lượng hạnh nhân thấp hơn.
Cây hạnh nhân ở Việt Nam
Như bạn đã biết, cây hạnh nhân phù hợp với khí hậu lạnh hơn. Việt Nam lại có khí hậu nhiệt đới gió mùa khô và nóng, do đó không hợp với cây hạnh nhân. Nếu trồng cây hạnh nhân ở nơi có khí hậu không phù hợp thì đương nhiên việc chăm sóc sẽ khó khăn. Hơn nữa, năng suất cho quả sẽ không cao. Do đó, hầu hết hạnh nhân ở Việt Nam đều là nhập khẩu từ Mỹ.
Tuy nhiên, vùng Tây Bắc nước ta và một số tỉnh có khí hậu mát mẻ có khả năng trồng được cây hạnh nhân. Đó là Sa Pa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa… Nhằm khai thác và đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường, người ta đã bắt đầu nhân giống và tiến hành trồng thực nghiệm cây hạnh nhân tại những nơi này. Dù vậy thì sự khác biệt về khí hậu vẫn là cản trở lớn. Cơ sở hạ tầng, diện tích đất trồng cũng như kỹ thuật chăm sóc vẫn còn chưa hoàn thiện. Lượng hạnh nhân thu hoạch vẫn không đủ để cung cấp cho người tiêu dùng. Vì vậy nên hạnh nhân nhập khẩu vẫn là nguồn cung chủ chốt.
Cách trồng hạnh nhân
Cây hạnh nhân là một loài cây khá khó tính, vì thế cần đặc biệt chú ý cách gieo trồng. Bạn có thể lựa chọn trồng cây theo 2 cách. Đó là trồng từ hạt và trồng từ cây con. Đối với trồng từ cây con thì nên chọn mua ở các vườn ươm uy tín, có kinh nghiệm. Cây con phải cứng cáp, khỏe mạnh, lá và thân phát triển tốt. Còn nếu trồng từ hạt thì phải có kiến thức về ươm hạt.
Trước tiên, để việc gieo trồng đạt kết quả tốt, cần chọn giống kỹ lưỡng. Nên chọn những hạt khỏe, mới, chắc, mấy, có khả năng chống chịu tốt môi trường và bệnh tật. Nên đến những cơ sở bán hạt giống uy tín để mua giống. Tránh mua nhầm hạt giống kém chất lượng, ảnh hưởng đến kết quả gieo trồng. Lưu ý cây hạnh nhân có hai loại. Đó là cây hạnh nhân quả đắng và cây hạnh nhân quả ngọt. Loại quả đắng không ăn được, vì vậy phải đảm bảo chọn đúng giống cây quả ngọt để cho ra thành phẩm sử dụng được.
Để trồng cây xuống diện tích đất rộng, cần chọn vị trí có nhiều nắng. Tránh trồng cây ở những nơi tối, có bóng râm. Bên cạnh đó, rễ cây hạnh nhân dễ bị thối nếu tiếp xúc lâu với nước. Do đó tránh trồng cây ở những vùng nước đọng. Trong quá trình chăm sóc cây, đừng quên tưới nước cho cây đều đặn ít nhất mỗi tuần một lần. Đừng quên bón phan cho cây vào mùa xuân, vì đây là mùa sinh trưởng của cây.
Cách thu hoạch hạnh nhân
Hạnh nhân thường cho quả vào mùa thu hàng năm. Việc thu hoạch quả có thể diễn ra từ tháng 7 đến tháng 10. Lúc này quả chín và bắt đầu chuyển sang màu nâu. Vỏ cứng lại, nứt ra chính là dấu hiệu cho biết đã thu hoạch được. Để thu hoạch hạnh nhân người ta rung cây cho quả rụng xuống, sau đó nhặt những quả còn mới và chưa bị hư hỏng. Công đoạn này phải xử lý kịp thời vì nếu để hạt nằm lâu dưới đất sẽ dẫn đến thối rữa và không sử dụng được.
Những quả hạnh nhân khô nứt nẻ sau khi nhặt về sẽ được đem đi sấy khô để bán ra thị trường. Sở dĩ việc sấy khô hạnh nhân là nhằm mục đích bảo quản chúng với thời gian lâu hơn.
Đặc điểm của quả hạnh nhân
Quả hạnh nhân khi chín trông giống quả mơ, lớn hơn quả mơ một chút. Lý do là vì hạnh nhân cũng cùng họ với cây mơ. Quả hạnh nhân thuộc loại quả hạt cứng có chiều dài từ 3- cm. Bên ngoài quả được bao bọc bởi một lớp da dày màu xanh xám. Bên trong lớp da là vỏ gỗ cứng. Trong lớp vỏ gỗ cứng chính là hạt hạnh nhân, thứ thành phẩm cuối cùng mà con người mong đợi. Thông thường mỗi quả hạnh nhân cho ra từ 1-2 hạt.
Hạt hạnh nhân được làm sạch sẽ có màu trắng, vị béo béo. bùi bùi. Hạnh nhân là một thực phẩm thơm ngon và bổ dưỡng. Hạt hạnh nhân có thể chế biến thành nhiều món khác nhau, phục vụ cho ẩm thực của con người. Trong hạt chứa hàng loạt chất dinh dưỡng như: protein, canxi, magie, chất béo, vitamin… đều là những thành phần thiết yếu đối với cơ thể con người. Chính vì vậy mà hạt hạnh nhân mới được ưa chuộng.
Quả hạnh nhân khi sử dụng sẽ để nguyên vỏ hoặc tách vỏ tùy món. Hạnh nhân có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Ví dụ như: hạnh nhân lát, hạnh nhân sấy khô, hạnh nhân rang bơ, hạnh nhân socola, dầu hạnh nhân, hạnh nhân dùng làm nguyên liệu chế biến các loại bánh…
Quả hạnh nhân tươi.
Tác dụng của quả hạnh nhân
Cây hạnh nhân rất đa công dụng. Bạn có thể ứng dụng quả hạnh nhân vào việc làm đẹp, chăm sóc da, chăm sóc sức khỏe. Bạn cũng có thể sử dụng nó như một vị thuốc hiệu quả để chữa một số bệnh. Đặc biệt hiện nay có rất nhiều người làm các loại bánh và sử dụng hạnh nhân lát làm nguyên liệu, giúp cho bánh thơm ngon và ngậy hơn.
1. Ngừa mụn, chống lão hóa, làm đẹp da
Trong hạt hạnh nhân có chất chống oxy hóa, có thể ngăn chặn quá trình phá hủy tế bào da. Bên cạnh đó vitamin E có trong hạnh nhân lại là thành phần quan trọng liên quan đến vẻ đẹp của làn da. Nó giúp da có đủ độ ẩm, độ đàn hồi, mịn màng. Ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa của tuổi già. Hơn nữa hạt hạnh nhân lại có thể dùng để đắp trực tiếp lên da mặt, loại bỏ các bã nhờn bụi bẩn. Điều này có lợi cho da trong việc trị mụn, tẩy tế bào chết.
Cây hạnh nhân chính là bí quyết làm đẹp da cho mọi lứa tuổi mà không cần lo lắng bất cứ tác dụng phụ nào.
2. Kiểm soát lượng cholesterol trong máu
Bạn cũng biết cholesterol là một yếu tố hàng đầu gây nên các bệnh về tim mạch, tiểu đường. Nhất là đối với những người trung niên, cao tuổi thì cholesterol lại là một sát thủ ngầm. Trong khi đó cây hạnh nhân lại rất hữu ích trong việc ngăn chặn sự xuất hiện của các cholesterol. Ăn hạt hạnh nhân đều đặn có thể kiểm soát được lượng cholesterol trong máu. Nó giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ dẫn đến các bệnh về tim mạch, tiểu đường.
3. Chữa được bệnh ho, cảm lạnh
Các thành phần như đạm, chất khoáng, vitamin A, B1, B2, C… có trong hạt hạnh nhân chính là những thành phần có khả năng chữa lành bệnh ho khan, ho có đờm… Chỉ cần đun sôi hạt hạnh nhân đã bỏ vỏ cùng với mật ong rồi chia ra uống mỗi ngày bạn có thể chấm dứt được cơn ho đấy.
4. Nhuận tràng, cải thiện tiêu hóa
Bạn biết không, chất xơ dồi dào có trong hạt hạnh nhân là một bài thuốc hiệu quả cho hệ tiêu hóa đấy. Nếu bạn có cơ địa nóng, đường tiêu hóa kém, hay bị táo bón thì đừng bỏ qua bài thuốc này. Chất xơ sẽ giúp thức ăn đi qua hệ tiêu hóa của bạn một cách dễ dàng hơn, làm sạch ruột hơn. Đặc biệt là khi sử dụng hạnh nhân còn vỏ thì càng tăng hàm lượng chất xơ đưa vào cơ thể.
Ăn hạt hạnh nhân hàng ngày còn giúp cơ thể loại bỏ các chất độc hại, làm nhẹ chức năng gan, thận. Nếu như bạn phải sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ, chất kích thích thì đừng quên đến bài thuốc giải độc hiệu quả này.
5. Cải thiện trí não, giảm stress
Cây hạnh nhân lại tiếp tục có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Một số chất dinh dưỡng có trong hạt của loài cây này có khả năng thúc đẩy trí não hoạt động tốt hơn. Đặc biệt đối với trẻ em ở độ tuổi cần phát triển và người già hay đãng trí thì nên sử dụng hạnh nhân. Nó có lợi cho quá trình phát triển của não bộ của trẻ em, cải thiện trí nhớ của người già.
Ngoài ra, những người hay làm việc trong môi trường áp lực, căng thẳng cũng cần dùng đến hạnh nhân. Một ly sữa hạnh nhân hoặc 20-30 hạt hạnh nhân mỗi ngày sẽ giúp bạn có thêm năng lượng làm việc, đầu óc được thư giãn, giảm căng thẳng và mệt mỏi.
6. Rất tốt cho phụ nữ mang thai
Ngoài công dụng làm đẹp, chữa bệnh, cây hạnh nhân cũng mang những lợi ích to lớn đối với phụ nữ mang thai. Người đang mang thai nên sử dụng quả của cây hạnh nhân vào thực đơn hằng ngày để bổ sung những chất thiết yếu cho cơ thể. Vì đây là khoảng thời gian người mẹ không chỉ ăn cho mình mà còn ăn cho thai nhi. Nếu thiếu hụt dinh dưỡng thai nhi sẽ không thể phát triển khỏe mạnh. Trong quả của cây hạnh nhân lại chứa hơn 20 chất béo, đạm, vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể. Tại sao lại không tận dụng nguồn dinh dưỡng này.
Hơn nữa, trong quá trình mang thai, người mẹ sử dụng quả hạnh nhân thường xuyên sẽ giúp đứa trẻ thông minh từ trong bụng mẹ. Khi sinh ra trẻ em khỏe mạnh, trí não phát triển tốt hơn.
7. Tăng hấp thu chất dinh dưỡng
Cơ thể cần có đủ lượng chất béo trong chế độ ăn uống để hấp thụ các dinh dưỡng, chất béo hòa tan như vitamin A và D. hạt hạnh nhân cũng được coi là một trong những loại hạt duy nhất giúp kiềm hóa đường tiêu hóa, giảm sự tích tụ axít và cân bằng độ pH của cơ thể. Độ pH lành mạnh rất quan trọng cho việc tiêu hóa, miễn dịch và phòng bệnh. Ngoài ra, các chất dinh dưỡng có trong quả hạnh nhân có thể giúp điều chỉnh các enzyme tiêu hóa có liên quan đến việc chiết xuất chất dinh dưỡng, tổng hợp cholesterol và sản sinh axit mật.
8. Giúp duy trì cho sức khoẻ răng miệng và xương
Hạt hạnh nhân là nguồn cung cấp các khoáng vi lượng, bao gồm magiê và phốt pho, một chất dinh dưỡng thiết yếu cho việc xây dựng và duy trì răng và xương chắc khỏe. Lợi ích dinh dưỡng của hạnh nhân bao gồm khả năng ngăn ngừa sâu răng, chống sâu răng, giảm nguy cơ gãy xương và chống loãng xương.