Thói quen xấu gây hại cho tim mạch
1. Không ăn đủ rau xanh, trái cây
Chúng ta đều biết, trái cây rau quả là những thực đơn quan trọng giúp duy trì sức khỏe tim mạch. Nghiên cứu chứng minh, những người tiêu thụ trên 5 khẩu phần trái cây, rau xanh mỗi ngày thì nguy cơ bị đột quỵ giảm rất nhiều so với những người không ăn hoặc ăn quá ít (1 khẩu phần tương đương 1 trái táo to, hoặc 1 quả chuối). Thậm chí Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) còn khuyến cáo mọi người nên ăn 5-13 suất mỗi ngày.
2. Dùng quá nhiều muối
Mặc dù muối là thực đơn quan trọng của một chế độ ăn uống lành mạnh (giới hạn tối ưu 180 mg đến 500 mg/ngày), và rất cần cho cơ thể nhưng một khi lạm dụng, vượt quá ngưỡng cho phép sẽ trở nên độc hại và nguy hiểm cho cơ thể. Chưa hết, nó còn tăng áp lực cho tim do phải khử độc tố cho cơ thể, phát sinh bệnh cao huyết áp, tăng nguy cơ đột quỵ hoặc suy tim. Theo khuyến cáo của Viện Y học Hoa Kỳ (IOM), nhu cầu muối (sodium) là 1.500 mg/ngày, không nên vượt quá 2.300 mg/ngày.
3. Dùng quá nhiều rượu
Uống rượu điều độ có lợi cho sức khỏe, đồng thời cung cấp khoảnh khắc thú vị cho cuộc đời. Nghiên cứu cho thấy, nguy cơ đột quỵ giảm ở nhóm dùng một hoặc hai ly rượu vang mỗi ngày so với những người không hề uống gì, hoặc uống với số lượng quá lớn. Lạm dụng và sử dụng rượu dài kỳ có thể gây bất lợi cho tim, như tăng huyết áp, tăng nguy cơ đột quỵ và gây suy tim.
4. Không quan tâm đến bệnh rối loạn giấc ngủ
Nếu ngủ quá nhiều (hơn 9 giờ) hoặc quá ít (dưới 6 tiếng) mỗi ngày đều có thể gây bất lợi cho tim. Cả hai “chiều” của giấc ngủ nói trên đều làm tăng huyết áp và gia tăng stress. Mất ngủ hay thiếu ngủ, có thể dẫn đến trầm cảm và lo âu, và lâu ngày làm gia tăng bệnh cao huyết áp.
5. Bỏ qua chứng ngáy ngủ
Ngáy ngủ là tật xấu nhiều người mắc phải, nó không chỉ gây khó chịu cho người xung quanh, mà còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của người trong cuộc. Vì vậy, nếu xuất hiện tình trạng ngáy ngủ và thức dậy vào hôm sau mệt mỏi thì nên tư vấn bác sĩ, khám và điều trị càng sớm càng tốt để hạn chế bệnh tim mạch.
6. Tức giận quá mức
Tức giận ở ngưỡng “ôn hòa” thì có lợi, giải pháp tốt để “xả stress” và áp lực tinh thần, nhưng nếu thường xuyên và “thái quá” có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh bệnh tim. Khi tức giận không kìm chế, kéo dài và cảm giác bị đè bên trong, sẽ làm tăng stress, gây suy tim và gia tăng nguy cơ đột quỵ hoặc các chứng bệnh nan y khác.
7. Bỏ qua trầm cảm
Tất cả mọi người chúng ta đều nếm trải những thăng trầm của cuộc đời và tích lũy được nhiều vốn sống quý báu, nhất là kinh nghiệm vượt qua những hoàn cảnh éo le, bất trắc. Tuy nhiên, xử lý những tình huống này như thế nào mới là điều quan trọng. Nếu ai đó, cứ lặp đi lặp lại các trường hợp căng thẳng về cảm xúc mà không giải quyết khoa học sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tim. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, căng thẳng nối tiếp trầm cảm liên quan rất lớn đến sức khỏe của động mạch, gia tăng bệnh về mạch máu.
8. Hội chứng “chiến binh cuối tuần”
Hội chứng “chiến binh cuối tuần” (Weekend Warrior Syndrome) hay WWS, có thể hiểu, nhiều người tự cho là bận rộn, không có thời gian giải trí, luyện tập thể thao và cuối tuần, họ lao vào tập luyện và hy vọng sẽ mang lại sức khỏe và vẻ đẹp. Chơi hết mình và do gắng sức nên dễ bị tổn thương sức khỏe, thậm chí có thể gây ra những căn bệnh nan y liên quan đến tim mạch. Giải pháp thông minh, nên luyện tập đều đặn, tăng dần tần suất, duy trì trong suốt cả tuần chứ không phải là hai ngày cuối tuần.