Tại sao chúng ta cần phải ngủ mỗi ngày?
Trong khi một số người cần ngủ 8 tiếng mỗi ngày thì số khác chỉ cần 4 tiếng. Nhưng điểm then chốt là tất cả mọi người đều cần ngủ - nhu cầu thiết yếu như hơi thở và ăn uống vậy. Dù các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu hàng thập kỷ, họ vẫn chưa thể tìm ra lý do tại sao con người phải ngủ mỗi ngày.
Tuy nhiên, một số nhà khoa học cũng đã đưa ra một số lý thuyết và bằng chứng hấp dẫn để giải thích cho câu hỏi hóc búa “tại sao chúng ta phải ngủ?”. Chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn sau giấc ngủ đêm và mệt mỏi nếu một đêm không ngủ là minh chứng rất rõ ràng.
Sau vài ngày không chợp mắt, nhu cầu ngủ ở con người sẽ tăng lên và không thể khiến chúng ta tỉnh táo dù có bị đá vào người hay bật nhạc với âm thanh không chịu nổi bên tai. Và trong vài ngày không ngủ, con người sẽ dễ nhầm lẫn, hay quên, thậm chí rơi vào ảo giác. Nhưng nếu giải thích chúng ta phải ngủ vì mệt thì không khác nào nói chúng cần ăn vì đói.
Giấc ngủ có thể hỗ trợ khả năng nhớ và là cơ hội để sắp xếp lại những trải nghiệm trong giấc mơ.
Đến nay, câu hỏi “tại sao chúng ta phải ngủ” vẫn khiến các nhà khoa học không khỏi bối rối. Ảnh minh họa
Một giả thuyết mới đưa ra trong những năm gần đây chỉ ra rằng giấc ngủ giúp chúng ta xử lý và củng cố những ký ức mới. Matthew Walker và các cộng sự thuộc Đại học California đã cho các tình nguyện viên làm bài kiểm tra các khả năng như ghi nhớ trình tự các mô hình trên máy tính. Một nửa số tình nguyện viên ghi nhớ được những mô hình vào buổi sáng và nửa trong số đó vào buổi tối.
Để kiểm tra trí nhớ của những người tham gia, Matthew Walker đưa những người học buổi sáng (thức dậy sau một ngày) và những người học buổi tối (thức dậy sau giấc ngủ đêm) trở lại phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy những người được ngủ thường ghi nhớ tốt hơn.
Đó cũng là một tin tốt cho những người thích ngủ trưa. Những so sánh tương tự chỉ ra rằng bạn có thể cải thiện bộ nhớ nhờ một giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Vì vậy, nếu bạn học tập hoặc làm việc tích cực trong buổi sáng, đừng quá khắt khe với chính mình nếu bạn muốn chợp mắt trong một lát.
Giả thuyết khác cho rằng giấc ngủ hỗ trợ bộ nhớ bằng cách gợi nhớ và nhận ra mà không cần sự can thiệp nào. Ví dụ, khi chuột được huấn luyện để tìm đường quanh một mê cung, não của chúng sản xuất các mô hình hoạt động tương tự trong khi ngủ vì khi họ đã thực hiện các nhiệm vụ – cho thấy rằng bộ não đã khôi phục kiến thức.
Nhưng một số lý thuyết đã giải thích ngủ có liên quan đến tâm trí và cơ thể chúng ta. Ảnh minh họa
Giấc ngủ cũng có thể xoa dịu những trải nghiệm buồn. Một nghiên cứu nhóm Walker công bố vào năm ngoái đã gợi ra não cũng có thể đối phó với biến cố đau buồn hoặc chấn thương trong khi ngủ.
Mặt khác, chúng ta cũng có được cái nhìn sâu sắc về các hiện tượng thú vị của những giấc mơ. Những cuộc phiêu lưu tâm trí khi chúng ta đang ngủ có thể là một sản phẩm kỷ niệm của việc kích hoạt một cách ngẫu nhiên để giúp chúng ta sảng khoái và là những kết nối giữa tất cả những gì mới trải nghiệm. Điều này cũng có thể giải thích lý do tại sao ảo giác đi kèm với việc thiếu ngủ.
Nếu không có cơ hội sắp xếp lại những ký ức trong giấc ngủ, giấc mơ sẽ xâm nhập vào cuộc sống khi chúng ta thức dậy, gây khó khăn trong việc phân biệt đời sống nội tâm và cuộc sống thực tế. Điều này giống như việc tinh chỉnh bộ não và cơ thể chúng ta sử dụng cơ hội này để thực hiện một danh sách các nhiệm vụ như sửa chữa các tế bào bị hư hỏng.
Dù tồn tại nhiệu tranh luận trái chiều xung quanh câu hỏi này, chúng ta có thể chắc chắn ngủ tốt cho tâm trí và cơ thể của chúng ta.