Loét bàn chân có thể là dấu hiệu bệnh tiểu đường
Rối loạn chuyển hóa hay cơ thể không tổng hợp được hoặc thiếu insulin là nguyên nhân chính khiến người bệnh mắc phải căn bệnh này.
Insulin là chất được sinh ra từ tuyến tụy, có tác dụng “vận chuyển” các glucose (năng lượng) đến các tế bào. Khi cơ thể thiếu insulin, glucose sẽ tích tụ trong lòng mạch, lâu ngày khiến chỉ số đường huyết tăng cao sinh ra bệnh tiểu đường.
Triệu chứng lâm sàng
Ở giai đoạn đầu của tiểu đường tuýp 1, người bệnh thường có các cảm giác thèm ăn, thèm uống rất nhiều tuy nhiên cân nặng lại sụt giảm rõ rệt. kèm theo cảm giác thèm ăn, hiện tượng tiểu nhiều cũng là dấu hiệu lâm sàng của bệnh.
Tuy nhiên đây chỉ là các triệu chứng ban đầu, dưới đây là các biểu hiện lâm sàng của tiểu đường mà người bệnh phải hết sức lưu ý:
- Người bệnh đột ngột không nhình rõ mọi vật sau đó trở lại trạng thái bình thường, đây là một trong các triệu chứng của tiểu đường do võng mạc mắt bị tổn thương.
- Hệ thống dây thần kinh ngoại vi bị ảnh hưởng do đó khi có các triệu chứng mất cảm giác ở các đầu chi thì nguy cơ người bệnh mắc phải tiểu đường cao.
- Các vết thương ngoài da có một đặc điểm là rất khó lành, “miệng” vết thương ngày càng lở loét nếu người bệnh thường xuyên tiếp xúc với nước.
- Lòng bàn chân thường có các vết loét kèm theo hiện tượng chảy huyết tương màu vàng, đôi khi rỉ máu rất lâu lành, gây đau và khó khăn trong di chuyển của người bệnh.
Tại sao lại loét bàn chân khi tiểu đường
Nhiều người không biết được các vết thương ở lòng bàn chân là biểu hiện của bệnh tiểu đường vì giai đoạn đầu các vết thương này không gây cảm giác đau đớn mà chỉ khó lành.
Tuy nhiên đây lại là một triệu chứng nguy hiểm vì tiểu đường khiến cho các dây thần kinh ngoại vi ở chân bị tổn thương, các triệu chứng ban đầu chỉ là mất cảm giác, không đau đớn và người bệnh lại chủ quan cho rằng vết thương lâu lành là do chăm sóc không kỹ.
Nếu người bệnh chủ quan, loét gan ban chân là dấu hiệu ban đầu dẫn đến chứng hoại tử về sau, nguyên nhân được cho là glucose tích tụ trong máu quá nhiều khiến các mạch máu bị tắc nghẽn, chèn ép tại chi dưới. Lâu này chân không được nuôi dưỡng do thiếu máu, dẫn đến hoại tử. Và đây cũng là một trong các lý giải khiến các vết loét ở lòng bàn chân khó lành.
Ngoài ra, sức đề kháng con người bị suy giảm cũng góp phần khiến cho vết thương ở lòng bàn chân thêm trầm trọng và khó lành.
Vì vậy, khi có các dấu hiệu trên đặc biệt là lòng bàn chân có vết loét sâu, người bệnh phải nghi ngờ ngay bản thân bị mắc bệnh tiểu đường và nhanh chóng tới ngay các trung tâm y tế, bệnh viện để được làm các xét nghiệm, kiểm tra đường huyết, chỉ số HbAlc.