Da khô nứt nẻ: Bị da khô cần phải làm gì?
Da khô nứt nẻ
Da khô là tình trạng xuất hiện vảy khô, ngứa và nứt trên da. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ vùng nào trên cơ thể, nhưng thường phổ biến ở chân, tay và vùng bụng.
Đây là một tình trạng da rất phổ biến. Da khô chủ yến do sự thiếu nước tích hợp trong lớp bề mặt của da và các lớp biểu bì . Da khô có thể gặp ở cả nam lẫn nữ, thường xuyên xuất hiện ở những người lớn tuổi vì sự giảm sút các loại dầu tự nhiên trên da. Không chỉ da mặt, các vùng da khác như cánh tay, bàn tay và chân, …. cũng có thể ảnh hương, da các vùng này khô dễ dẫn đến việc nứt nẻ. Đặc điểm của làn da khô là không được mịn màng, khi sờ sẽ thấy sần, khô và ráp. Các mẩn đỏ, da bong tróc, nứt nẻ có thể thấy rõ trên làn da khô. Làn da khô sẽ khó gặp các loại mụn tuy nhiên phải đối mặt với tình trạng dễ bị lão hóa và xuất hiện nhiều nếp nhăn.
Da khô (Ảnh minh họa)
Triệu chứng của da khô
Da khô có thể gây ra các triệu chứng sau:
- Cảm giác da bị thắt chặt, đặc biệt là sau khi tắm hoặc bơi lội.
- Khô ráp da.
- Ngứa.
- Đóng vảy, tình trạng nặng hơn có thể bong da.
- Xuất hiện các đường kẻ hoặc vết nứt.
- Da chuyển màu xám tro ở những người da đen.
- Sưng đỏ.
- Nứt da hoặc nặng hơn có thể chảy máu.
Đối với những người dễ mắc bệnh viêm da, nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ dẫn đến các triệu chứng sau:
- Viêm da dị ứng: Nếu bạn dễ mắc bệnh này, da quá khô có thể làm bệnh nặng hơn, gây mẫn đỏ, nứt đỏ và viêm;
- Nhiễm trùng: Da khô rất dễ bị các vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng. Những triệu chứng trên xảy ra khi các cơ chế bảo vệ bình thường của da đang bị tổn thương nghiêm trọng, ví dụ như da khô nghiêm trọng có thể gây ra các vết nứt sâu, gây hở và chảy máu, tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập vào.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nguyên nhân gây da khô, nứt nẻ
Khi da phải chịu tác động của các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài khiến hàng rào Lipid (thành phần giúp ngăn ngừa sự mất nước của da) bảo vệ bề mặt da bị tổn thương hoặc phá vỡ, da mất các chất giữ ẩm và mất đi khả năng giữ ẩm tự nhiên.
Một số bệnh có thể ảnh hưởng đến làn da, nhưng hầu hết các trường hợp da khô đều do các yếu môi trường gây ra, bao gồm:
Thời tiết: Vào mùa đông, khi nhiệt độ và độ ẩm giảm mạnh, da thường khô. Tuy nhiên, tình trạng này còn xảy ra với người ở vùng sa mạc, nơi nhiệt độ cao, nhưng độ ẩm vẫn thấp.
Nhiệt độ: Một vài trường hợp như sưởi ấm, đốt củi, lò sưởi điện và tất cả các thiết bị sưởi khác có thể làm giảm độ ẩm dẫn đến khô da.
Nước nóng: Có thể làm khô da nếu bạn tắm lâu. Bên cạnh đó, thường xuyên bơi lội, nhất là ở các bể có chứa nhiều clo cũng có thể làm khô da.
Xà phòng và các chất tẩy rửa: Chứa một số thành phần hút độ ẩm da. Nước khử mùi và xà phòng kháng khuẩn thường gây hại da nhất. Ngoài ra, nhiều loại dầu gội đầu có thể làm khô da đầu.
Ánh nắng mặt trời: Có thể làm khô da và các bức xạ tia cực tím có thể xuyên thấu qua lớp da trên cùng và gây hại ở lớp sâu hơn, làm da có nếp nhăn, nhão và chảy xệ.
Các bệnh về da khác: Chẳng hạn như viêm da dị ứng hoặc tình trạng nhiều tế bào da chết tích tụ lại hình thành lớp vảy. Vảy đóng dày có khuynh hướng gây khô da.
Bên cạnh các nguyên nhân này, khô da cũng có thể là do ảnh hưởng bởi thuốc điều trị hoặc do bệnh lý về da gây nên như viêm da, bệnh chàm,… Mặt khác, hiện tượng này xảy ra cũng có thể là do lạm dụng kem tẩy tế bào chết.
Ở trẻ nhỏ, khô da có thể là do da của trẻ chưa có lớp bã nhờn. Hơn nữa, hệ thống collagen liên kết các tế bào da của trẻ còn kém nên da đàn hồi kém, không thể chống lại tác hại từ bên ngoài. Đó chính là lý do da trẻ dễ bị khô nứt khi thời tiết thay đổi.
Da khô bong tróc trên mặt.
Nguy cơ mắc phải bệnh da khô
Khô da có thể xảy ra với bất cứ ai, nhưng bạn có nhiều khả năng mắc bệnh này nếu bạn:
- Trên 40 tuổi.
- Sống ở vùng khô, lạnh hoặc độ ẩm không khí thấp.
- Đặc thù công việc khiến da phải tiếp xúc nhiều với nước, chẳng hạn như y tá hoặc nhà tạo mẫu tóc.
- Thường xuyên bơi ở các bể bơi có chứa nhiều clo.
- Ảnh hưởng của thuốc và bệnh tật.
- Mất cân bằng nội tiết.
- Thường xuyên rửa mặt với nước nóng.
- Thiếu vitamin, nước và khoáng chất.
- Chăm sóc da mặt sai cách hoặc có các thói quen không tốt cho da.
Da bị khô cần làm gì?
1. Uống nước nhiều
Nhớ bổ sung từ 2-3 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể. Cung cấp đủ nước không chỉ giúp làm ẩm da mà còn giúp là da thêm mềm mại, tránh được các loại mụn xuất hiện, thải độc tố cho cơ thể hiệu quả.
2. Che chắn khi ra đường
Việc này vô cùng cần thiết bở tác hại của tia UV cho da chắc hẳn các bạn đã biết. Nắng, gió, khói bụi cùng tia nắng mặt trời sẽ làm làn da bạn xỉn màu và mất nước, đã khô nay càng khô hơn. Bạn nên nhớ che chắn kỹ khi ra đường nhé, đừng quên sử dụng thêm kem chống nắng cho da.
3. Sai lầm khi rửa mặt quá nhiều
Khi sở hữu làn da khô và bong tróc, bạn chỉ muốn thường xuyên rửa mặt để “tiếp nước” cho da. Tuy nhiên đây lại là một trong những quan niệm sai lầm bởi bạn chỉ đang làm cho da mình khô thêm mà thôi. Đặc biệt với các bạn ngồi nhiều trong phòng máy lạnh, da ẩm ướt tiếp xúc với nhiệt độ lạnh sẽ càng khô nhanh hơn (chúng ta có thể cân bằng độ ẩm bằng cash xịt khoáng). Chỉ nên rửa mặt tối đa 2 lần mỗi ngày.
4. Dùng kem dưỡng ẩm đúng cách
Sau khi rửa mặt, bạn nên dùng kem dưỡng ẩm cho da để giúp làn da ngậm nước tốt hơn, ngăn ngừa sự thoát nước và khô da. Bạn cũng có thể sử dụng một số loại tinh dầu để dưỡng ẩm cho da như dầu dừa nguyên chất, dầu ca cao, tinh dầu cọ… đây đều là tinh dầu chứa những loại vitamin có lợi cho da như vitamin A, C, D, E, protein và khoáng chất cần thiết, đặc biệt rất có lợi cho da khô. Tương tự như vậy, sau khi tắm bạn có thể dùng lotion thoa đều cho da để chăm sóc cho các vùng da khác không bị khô, nứt nẻ.
5. Đắp mặt nạ chăm sóc da khô 2 – 3 lần/ tuần
Mặt nạ bơ và mật ong tốt cho da khô Việc đắp mặt nạ thường xuyên cũng là một trong những cách giúp bổ sung dinh dưỡng cho da, giúp da không còn khô và bong tróc, trở nên mịn màng hơn. Một số nguyên liệu từ tự nhiên với công dụng dưỡng ẩm nổi tiếng bạn có thể tham khảo như mật ong, các loại tinh dầu, nha đam, bơ…
6. Không tắm nước quá nóng gây khô da nứt nẻ
Thói quen này rất thường gặp vì khi tắm nước nóng bạn sẽ cảm thấy cơ thể thoải mái hơn sau 1 ngày mệt mỏi. Tuy nhiên bạn nên thay đổi thói quen này bởi nước quá nóng làm loại bỏ chất dầu tự nhiên trên da một cách nhanh chóng khiến da trở nên khô hơn. Bạn chỉ nên tắm với nước ấm và không nên tắm quá nhiều lần trong ngày.
7. Chế độ ăn uống phòng chống khô da
Nên tăng cường lượng protein và vitamin trong bữa ăn từ những thực phẩm như rau xanh hoặc trái cây. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể cũng là một trong những cách giúp cải thiện kết cấu da, giúp da không bị mất nước và khô.
Một số mặt nạ dưỡng ẩm cho da khô
Các bạn có thể sử dụng các mặt nạ tự chế sau đây để hạn chế tình trạng khô và bong tróc da ở mặt:
Mặt nạ hỗn hợp: Sử dụng vài giọt tinh dầu hoa hồng, 1/2 muỗng dầu ô liu và 1 muỗng mật ong cùng với 1 lòng đỏ trứng gà, đánh đều và đắp lên mặt.
Mặt nạ dưa leo: Cắt vài lát dưa leo mỏng đắp lên mặt giúp cung cấp độ ẩm cho da. Đồng thời giúp nuôi dưỡng tế bào da, ngăn ngừa thô ráp và bong tróc da.
Mặt nạ trái cây: Sử dụng đu đủ, chuối và bơ, xay nhuyễn rồi đắp lên mặt. Sử dụng 2 – 3 lần mỗi tuần, giúp giảm khô da, đồng thời giúp da căng và mềm mịn hơn.
Mặt nạ nha đam: Nhờ chứa lượng lớn vitamin E, nha đam giúp chống gốc tự do, đồng thời giúp cân bằng độ pH và độ ẩm trên da. Từ đó, giúp da mềm mịn và không còn bị khô. Thế nhưng, bạn nên dùng thường xuyên 2 – 3 lần/ tuần. Bên cạnh đó, nên lưu ý, nha đam có thể gây kích ứng ở da nhạy cảm. Do đó, nếu da các bạn bị dị ứng thì không nên dùng.
Mặt nạ táo: Cắt vài lát táo xay nhuyễn và thêm một ít sữa chua vào. Sau khi vệ sinh da bằng sữa rửa mặt, bạn dùng hỗn hợp này đắp lên mặt và nằm thư giãn 10 – 15 phút. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần mỗi tuần để nhận được kết quả tốt.
Phương pháp điều trị da khô
Nếu tình trạng khô da của bạn quá nghiêm trọng, hãy tìm đến sự tư vấn của bác sĩ.
Cách chẩn đoán bệnh da khô
Bác sĩ tiến hành khám sức khỏe và hỏi về bệnh sử của bạn, bao gồm khi nào da bắt đầu khô, yếu tố nào giúp cải thiện hoặc làm khô da hơn, các thói quen xấu, chế độ ăn và cách bạn chăm sóc da.
Bạn có thể phải làm các xét nghiệm chẩn đoán nếu bác sĩ nghi ngờ da khô là do vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như tuyến giáp kém (suy giáp), gây ra.
Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng da khô? Trong hầu hết các trường hợp, chế độ sinh hoạt sẽ có hiệu quả trong việc điều trị da khô, chẳng hạn như sử dụng kem dưỡng ẩm và tránh tắm lâu bằng nước nóng. Nếu da rất khô và đóng vảy, bác sĩ có thể chỉ định dùng các loại kem không cần phải kê đơn có chứa axit lactic hoặc axit lactic và ure.
Đôi khi da khô dẫn đến viêm da, gây đỏ và ngứa. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định các loại kem có chứa hydrocortisone. Nếu da nứt và hở, bác sĩ có thể dùng gạc ướt để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.