Cách chăm sóc bầu ngực, đầu ti khi nuôi con
Ngay từ khi mang thai, mẹ bầu đã phải biết cách chăm sóc bầu ngực của mình chứ không phải đợi đến lúc sinh con rồi mới tiến hành công việc này.
Bắt đầu từ giữa thai kỳ
Mẹ bầu nên chú ý vệ sinh bầu ngực để bé tận hưởng nguồn sữa mẹ ấm áp
Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7 của thai kỳ các mẹ nên bắt đầu tiến hành chăm sóc đầu ti bằng cách dùng vải hoặc một khăn mềm khô ráo, sạch sẽ nhúng vào nước muối ấm rồi rửa đầu ti (chú ý không được dùng nước có tính kiềm), cứ như vậy làm sạch núm vú và quầng vú, tăng cường tính ma sát, đồng thời tiến hành vê và kéo nhẹ đầu ti (chú ý không được dùng lực quá mạnh vì sẽ ảnh hưởng tới sự co bóp của tử cung). Trong trường hợp núm vú bị tụt thì các mẹ phải kiên trì thực hiện nếu như không hiệu quả thì tìm thiết bị chuyện dụng kéo đầu ti, mỗi ngày các mẹ cố gắng thực hiện 10 phút nhé nếu không sau khi sinh bé bú khó quá sẽ dẫn đến bỏ sữa mẹ đó.
Thời kỳ đầu có sữa
Mỗi lần cho con bú các mẹ đều dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm rồi lau sạch bầu ngực và núm vú, con bú xong cũng cần lau sạch. Sau đó các mẹ có thể dùng một giọt dầu mè hoặc sữa mẹ bôi lên đầu ti để bảo vệ đầu ti không bị nứt da. Các mẹ nên chú ý không để bé yêu hình thành thói quen ngậm ti đi ngủ nhé vì đôi khi như vậy trong một số trường hợp sẽ gây dị ứng làm cho đầu vú và quầng vú bị nấm ngoài da. Một số mẹ bị trống tia sữa thì nên lót một miếng khăn vào trong ngực để sữa không chạy ra ngoài. Những khăn lót sữa này phải được giặt sạch sẽ và phơi khô dưới ánh nắng đồng thời thường xuyên thay đổi khăn lót sữa.
Sữa mẹ vô cùng quý giá với bé yêu
Thời kỳ sau khi sinh con khoảng 4 tháng
Sau khi sinh con khoảng 4 tháng, lúc này là thời kỳ bé bắt đầu mọc răng thường rất ngứa lợi và thường cắn vú mẹ, đây là thời kỳ vô cùng khó chịu của mẹ vì đôi khi bé cắn rất đau có khi đầu ti mẹ còn bị rách. Có một cách các mẹ có thể thực hiện là lấy lòng đỏ trứng gà chiên với dầu mè sau đó lấy dầu này bôi lên đầu ti, cách này rất hữu hiệu nhưng các mẹ cố gắng kéo dài thời gian giữa hai lần bú dành thời gian để núm vú phục hồi nhé. Có những trường hợp khi bú bé cắn nát ti mẹ gây viêm nhiễm rất nghiêm trọng. Trong trường hợp này phải dừng việc cho con bú đợi điều trị khỏi mới cho bú tiếp, sữa mẹ nên vắt ra để bé bú bình.
Mặc dù đơn giản nhưng lại khá quan trọng, các mẹ hãy áp dụng để con có thể tận hưởng được nguồn sữa mẹ vô cùng ấm áp này nhé.