Bệnh thủy đậu ở người lớn và cách điều trị
Đối tượng đầu tiên bật ra khỏi đầu bạn khi nhắc đến bệnh thủy đậu chính là trẻ em, và bạn đã đúng khi nghĩ rằng bệnh này ảnh hưởng chủ yếu đến sức khỏe của trẻ.
Thật không may rằng, điều đó không có nghĩa rằng người lớn miễn nhiễm với bệnh này. Trong thực tế, người lớn bị bệnh thủy đậu thì tình trạng bệnh của họ còn tệ hơn cả ở trẻ em.
Bệnh thủy đậu là gì?
Bệnh thủy đậu do virus varicella zoster gây ra. Trẻ em dưới 10 tuổi là đối tượng phổ biến thường mắc bệnh này, tuy nhiên bất kỳ ai ở độ tuổi nào đều có thể mắc phải.
Loại virus này xâm nhập vào cơ thể người lớn lại gây ra hậu quả nặng hơn, với nguy cơ cao bị biến chứng như chuyển sang viêm phổi. Những người với hệ miễn dịch suy yếu như người hút thuốc và phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm loại virus này cao hơn.
Bệnh thủy đậu khá phổ biến ở trẻ em, ít thấy ở người lớn tuổi hơn – nguyên do là hầu hết mọi người đã từng mắc thủy đậu khi còn bé. Một khi bạn đã bị thủy đậu, bạn sẽ không bị nữa.
Đó là tin tốt cho những người đã từng mắc thủy đậu khi còn nhỏ, tuy nhiên lại không hay ho gì cho những người chưa từng mắc.
Bệnh thủy đậu lây lan như thế nào?
Thật không may rằng, bệnh thủy đậu lan nhanh như cháy rừng một khi nó bùng phát. Đó là bệnh truyền nhiễm cực nhạy. 9 trong số 10 người tiếp xúc với người bị thủy đậu cũng sẽ bị lây.
Bệnh lây qua các giọt chất lỏng trong không khí và tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh. Thời gian ủ bệnh từ 1-3 tuần trước khi có triệu chứng xuất hiện. Virus có thể tồn tại trên giường chiếu, chăn màn và đồ chơi, chính vì thế cần giặt giũ và làm sạch chúng thường xuyên là điều cực cần thiết.
Triệu chứng của bệnh là gì?
Người lớn bị bệnh thủy đậu cũng có những triệu chứng chính như ở trẻ em, đó là phát ban phồng rộp da khắp cơ thể. Khi bắt đầu, bạn sẽ cảm thấy ốm yếu và sốt từ 1 đến 2 ngày.
Sau đó các nốt bắt đầu xuất hiện. Chúng xuất hiện đầu tiên trên mặt và da đầu trước khi lan rộng xuống ngực và bụng, tiếp đó là cánh tay và chân. Đôi khi, các nốt này không xuất hiện nhiều.
Bệnh bắt đầu từ 1-2 ngày trước khi các vết ban xuất hiện và cho đến khi các vết đóng vảy. Điều này xảy ra sau 5- 6 ngày sau khi bệnh khởi phát.
Rất may là sau 3-4 ngày ngứa thì các vết sẽ khô lại. Ở giai đoạn này, điều cần chú ý là đừng làm xước chúng không thì chúng sẽ để lại sẹo đấy.
Rõ ràng nói dễ hơn làm, bạn có thể áp dụng một số cách sau để đối phó với tình trạng này:
– Cắt ngắn móng tay để làm giảm thương tổn khi không may bạn gãi.
– Mặc đồ vải bông mịn để tránh gây thêm kích ứng cho gia.
– Để bớt ngứa, bôi kem chứa calamine bằng bông len vào các vết thương.
Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng bất thường nào bao gồm mụn nước lây lan hoặc cảm thấy không khỏe, sau đó bạn nên gặp bác sỹ ngay lập tức.
Phương pháp điều trị
Lời khuyên cho bất cứ ai nghĩ rằng mình đã mắc thủy đậu là gì? Hãy xin nghỉ ở nhà cho đến khi tất cả các vết ban đóng vảy và đảm bảo rằng bạn tránh xa phụ nữ mang thai, những người có hệ miễn dịch kém.
Để phục hồi sau khi mắc thủy đậu (mà thực sự bắt nguồn từ virus herpes), điều quan trọng chính là tránh để cơ thể mất nước bằng cách hãy uống thật nhiều. Và do bạn có thể bị sốt, hãy chú ý ăn mặc phù hợp để tránh để cơ thể rét run hoặc là quá nóng.
Các biến chứng bệnh thủy đậu ở người lớn
Biến chứng của bệnh thủy đậu thường gặp nhất là bị nhiễm trùng tại các nốt đậu. Tình trạng nhiễm trùng này nếu không chữa trị kịp thời, tổn thương sẽ ăn sâu, lan rộng, về sau để lại nốt sẹo rỗ gây mất thẩm mỹ. Trong trường hợp nặng còn dẫn đến viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu.
Theo thông tin được công bố bởi Tổ chức Bảo hiểm y tế tư nhân Anh, người khỏe mạnh có thể có những biến chứng khác khi mắc thủy đậu. Ví dụ, các vết phát ban hoặc mụn nước có thể bị nhiễm trùng, dẫn đến quá trình lành vết thương chậm lại và có thể để lại sẹo.
Trong khi đó, các biến chứng thường gặp và nguy hiểm nhất của bệnh thủy đậu và viêm phổi (viêm mô phổi), người hút thuốc dễ mắc tình trạng này. Đôi khi, mặc dù rất hiếm xảy ra, nhưng bệnh thủy đậu có thể gây viêm não hoặc viêm phổi khi phổi của bạn bị nhiễm bệnh.
Bác sỹ Nitin Shori của NHS cho biết rằng người có nguy cơ cao mắc các biến chứng của bệnh thủy đậu, chẳng hạn như phụ nữ mang thai có thể được chỉ định dùng một liều thuốc kháng virus được gọi là aciclovir.
Bệnh thủy đậu có tái phát hay không?
Nếu bạn là người trưởng thành và bạn mắc thủy đậu, bạn có thể có nguy cơ mắc lại virus varicella zoster trong suốt cuộc đời nhưng trong hình thức là bệnh zona. Tình trạng này có thể gây ra đau đớn và gây ngứa, cảm giác như kiến bò hoặc nóng rát trên da.
Hãy gặp bác sĩ để được khám và tư vấn nếu bạn đang rất khỏe mà gặp phải các triệu chứng trên. Thông thường nếu bạn đã mắc thủy đầu một lần, bạn sẽ không mắc phải lần 2 nữa.
Bị thủy đậu nên và không nên ăn gì?
Những thực phẩm không nên ăn khi bị thủy đậu
Trong khoảng thời gian ủ bệnh kéo dài từ 10 - 12 ngày, người bị bệnh thủy đậu cần tránh ăn:
Thịt gà có tính ôn (ấm) mà bệnh thủy đậu phát sinh do phong nhiệt độc. Nếu ăn vào, bổ sung nhiệt thì bệnh có thể tiến triển xấu thêm.
Thịt chó có tính nóng mà thủy đậu thì nguyên nhân gây bệnh là do phong nhiệt. Nếu ăn thịt chó, người bệnh thủy đậu có nguy cơ bội nhiễm và biến chứng.
Hải sản chứa nhiều histamine (chất gây dị ứng, ngứa) dễ làm vết thương ngứa hơn, nhất là người tiền sử có cơ địa dị ứng. Vì vậy người bị thủy đậu cần kiêng món này
Các chế phẩm từ sữa: như sữa, phô mai, kem và bơ nếu ăn vào sẽ làm cho làn da bị nhờn, gây ngứa nhiều hơn.
Thức ăn ngọt, béo, mặn sẽ chỉ khiến bệnh tình thêm nặng. Nhất là thực phẩm chứa nhiều muối, sẽ làm trầm trọng thêm các mụn nước, gây ngứa nhiều hơn và để lại những vết sẹo lớn.
Đồ chiên, rán, xào sẽ gây nóng cơ thể.
Cam, chanh là hai trong số các loại thực phẩm sẽ gây ra phản ứng có tính a xít, tạo ra nhiều mụn nước khiến bạn càng ngứa nhiều.
Thực phẩm nhiều gia vị gây nóng rát ở vùng ngực và gây viêm, làm cho bạn càng cảm thấy khó chịu trong giai đoạn này.
Cà phê và sô cô la có tính a xít sẽ làm sưng tấy các tổn thương ở da, gây ngứa nhiều.
Đồ nếp: như xôi, bánh chưng... có thể làm sưng tấy và mưng mủ nốt thủy đậu.
Nhục quế là thực phẩm kỵ nhất vì nhục quế có tính đại nhiệt, thuần dương, tác dụng ôn nhiệt trợ hỏa, quá khô táo, làm tổn hại âm chất, rất nguy hiểm cho bệnh nhân thủy đậu.
Đậu phộng, hạt trái cây và nho khô… chứa một hàm lượng lớn arginine có thể thúc đẩy virus phát triển và khiến bệnh trở lên trầm trọng hơn.
Những thực phẩm nên ăn khi bị thủy đậu
Người bị bệnh thủy đậu cần bổ sung lượng nước đầy đủ cho cơ thể, có thể là nước lọc, nhưng tốt nhất là các loại nước ép từ trái cây tươi. Nước trái cây còn giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Rau tươi và trái cây tươi giàu vitamin A và C, bio-flavonoid. Các vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời bổ sung thực phẩm giàu kẽm, magiê, canxi để kích thích hệ miễn dịch. Một số loại rau tốt cho bệnh nhân thủy đậu: cải bắp, cà rốt, rau bina, dưa chuột, bông cải, giá sống, cà chua.
Những người bị mụn nước ở miệng thì chỉ nên ăn thức ăn mềm, nhạt, dễ nuốt dễ tiêu hóa như cháo, khoai tây nghiền, nước canh, súp sẽ giúp bổ sung chất dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch.
Một số món ăn tốt cho người bị bệnh thủy đậu
Nước tam đậu, cam thảo
Đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, mỗi thứ 100g, cam thảo bắc 2g.
Nấu với 1 lít nước, sắc còn 500ml, chia 2 - 3 lần cho trẻ uống trong ngày.
Các món canh ngon từ rau ngót và thịt heo.
Canh thanh nhiệt
Đậu xanh, củ năng, rễ tranh, đọt tre non, cà rốt, mỗi thứ 20 - 30g. Nấu với 1 lít nước, sắc còn 650ml, chia 2 lần cho trẻ uống trong ngày (nếu trẻ bị suyễn, ho, thì không dùng củ năng và cà rốt).
Món canh này có tác dụng tư nhuận, hạ hỏa, rất có ích cho người bị thủy đậu, sốt cao, người nóng bứt rứt.
Nước rau sam
Khi bị thủy đậu, có thể dùng rau sam tươi 100 - 120g, rửa thật sạch, ép lấy nước, uống trong ngày. Nước rau sam có tác dụng giải nhiệt, kháng viêm, ngừa mụn nhọt, rất tốt cho người bị thủy đậu.
Nước kim ngân hoa
Kim ngân hoa 10g, nước mía 20ml. Nấu với 500ml nước, sôi khoảng 10 phút. Ngày uống một lần, uống liên tục 7 - 10 ngày, để giúp sơ phong thanh nhiệt, hạ sốt.
Cháo đậu đỏ, ý dĩ
Ý dĩ nhân 20g, đậu đỏ 30g, thổ phục linh 30g, gạo tẻ 100g.
Tất cả rửa sạch, nấu với lương nước thích hợp thành cháo.
Chia ăn 3 lần trong ngày, với ít đường cát trắng hoặc đường phèn.
Món cháo này có tác dụng giải độc trừ thấp, đặc biệt thích hợp cho thủy đậu đã được ra, nhưng vẫn còn sốt, nước tiểu vàng đỏ, người mệt mỏi, chán ăn.
Cháo đậu, thịt heo
Gạo tẻ 80g, đậu đỏ 30, đậu xanh 30g, thịt heo băm nhỏ 50g. Tất cả nấu với lượng nước thích hợp thành cháo nhừ. Dùng ăn vào lúc đói bụng. Món cháo này dễ tiêu, rất tốt cho người bệnh thủy đậu, có sốt nhẹ.
Cách chăm sóc người bị thủy đậu tại nhà
- Bệnh diễn biến khoảng 7 - 10 ngày, nếu không có nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn da và các biến chứng khác, thường có thể tự khỏi một cách tự nhiên.
- Dùng thuốc hạ nhiệt khi trẻ sốt, cho ăn uống đủ chất. Cho trẻ ăn nhiều bữa, thức ăn lỏng, tăng thành phần dinh dưỡng, để tăng cường sức đề kháng, hạn chế biến chứng. Cho bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường, hạn chế tiếp xúc và đi lại.
- Nếu thấy nốt phỏng có dạng nước đục, tức là có bội nhiễm vi khuẩn, hoặc thấy trẻ ho, sốt tăng trở lại, người mệt mỏi, đau đầu, nôn... có thể trẻ đã bị một trong các biến chứng hay gặp như: viêm da, viêm phổi, viêm não - màng não, cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.
- Tiêm phòng vắc-xin thủy đậu là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh. Vắc-xin được tiêm lúc trẻ được một tuổi trở lên.
Chú ý giữ vệ sinh cá nhân: Bệnh nhân thủy đậu không nên kiêng tắm, cần giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, có thể tắm nhanh bằng nước ấm, tắm nhẹ nhàng tránh để bóng nước bị vỡ ra. Những mụn nước bị vỡ ra nên bôi thuốc xanh methylen để tránh nhiễm trùng, nhanh liền sẹo.