Logo Bài Thuốc Quý

Bài thuốc từ cây nhọ nồi

01/01/2020 · Sức khỏe
​Trong dân gian, cây nhọ nồi được biết đến với tác dụng đặc trưng là để cầm máu, chữa tiểu tiện ra máu, kiết lỵ…Hãy xem bài thuốc từ cây nhọ nồi giúp chữa bệnh.

Trong dân gian, cây nhọ nồi được biết đến với tác dụng đặc trưng là để cầm máu, chữa tiểu tiện ra máu, kiết lỵ…Tuy nhiên, vì nhọ nồi là một loại cây lành tính, nên nó còn có rất nhiều những tác dụng khác trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh mà chúng ta chưa biết đến.

Với bài viết dưới đây, Benh.vn sẽ giúp độc giả “bật mí” những tác dụng tuyệt vời của loại cây này.

Tìm hiểu về cây nhọ nồi

Cây nhọ nồi còn gọi là cỏ mực (rau mực) có tên khoa học là Eclipta alba Hassk, thuộc họ cúc Asteraceae. Sở dĩ nhọ nồi được gọi là cỏ mực vì khi vò nát có nước chảy ra đen như mực.

Nhọ nồi thuộc loại cây sống một hay nhiều năm, mọc đứng hoặc bò, cao 30–40 cm. Thân màu lục hoặc đỏ tía, phình lên ở những mấu, có lông cứng.

Lá nhọ nồi mọc đối, gần như không cuống, mép khía răng rất nhỏ, hai mặt lá có lông. Hoa hình đầu, màu trắng, mọc ở kẽ lá hoặc ngọn thân, gồm hoa cái ở ngoài và hoa lưỡng tính ở giữa. Quả bế dài 3mm, có 2-3 vảy nhỏ, có 3 cạnh, hơi dẹt.

Cây nhọ nồi, bài thuốc từ cây nhọ nồi

Cây nhọ nồi có tác dụng cầm máu, chữa tiểu tiện ra máu, kiết lỵ…

Đặc tính

+ Tính lạnh.

+ Vị ngọt chua.

+ Không độc…

Tác dụng

+ Lương huyết (mát huyết).

+ Cầm máu.

+ Thanh can nhiệt.

+ Dưỡng thận âm, làm đen râu tóc…

Nhọ nồi có tác dụng thanh can nhiệt, dưỡng thận âm…

Chủ trị

+ Xuất huyết nội tạng (chảy máu dạ dày, tiêu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh).

+ Kiết lỵ.

+ Viêm gan mạn.

+ Chấn thương sưng tấy lở loét, mẩn ngứa…

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây nhọ nồi

Thổ huyết và chảy máu cam

Nguyên liệu: cây nhọ nồi (cả cành và lá).

Phương pháp:

+ Rửa sạch cành, lá nhọ nồi.

+ Giã nát cành, lá nhọ nồi sau đó ép lấy nước .

+ Dùng nước uống để cầm máu.

Chảy máu cam, cây nhọ nồi chữa chảy máu cam

Nhọ nồi điều trị thổ huyết, chảy máu cam…

Tiểu ra máu

Nguyên liệu: lá nhọ nồi và mã đề (tỷ lệ bằng nhau: 10g hoặc 15g).

Phương pháp:

+ Rửa sạch lá nhọ nồi và mã đề.

+ Giã 2 loại lá trên sau đó ép lấy nước để uống.

+ Uống 3 chén/ngày (uống trước bữa ăn).

Lưu ý: có thể dung phương pháp nấu cháo nhọ nồi (100 g) với 3 lát gừng để ăn thay cho phương pháp trên.

Trĩ ra máu

Nguyên liệu: nhọ nồi để nguyên rễ, cành, lá (từ 30 đến 50g).

Phương pháp:

+ Rửa sạch rễ, cành, lá nhọ nồi.

+ Giã nhuyễn (rễ, cành, lá) sau đó cho tất cả vào 1 chén rượu nóng.

+ Dùng dịch đặc để uống và lấy bã đắp vào khu vực trĩ ra máu.

+ Sử dụng từ 3 đến 5 ngày.

Dùng lá, rễ, cành nhọ nồi giã nát và đắp vào khu vực trĩ ra máu

Chảy máu dạ dày, hành tá tràng

Nguyên liệu: nhọ nồi 50 g, bạch cập 25 g, đại táo 4 quả, cam thảo 15g.

Phương pháp:

+ Cho tất cả: nhọ nồi, bạch cập, đại táo, cảm thảo (đã rửa sạch) vào nồi để sắc.

+ Dùng nước đã sắc để uống, ngày 1 thang chia làm 2 lần.

+ Uống trong thời gian từ 3 đến 5 ngày.

Vết đứt chảy máu

Nguyên liệu: một nắm lá nhọ nồi (khoảng 10 đến 15g).

Phương pháp:

+ Rửa sạch lá nhọ nồi.

+ Giã nhuyễn lá nhọ nồi sau đó dùng để đắp lên vết thương.

Rong kinh

Nguyên liệu: lá nhọ nồi tươi.

Phương pháp:

+ Giã lá nhọ nồi đã rửa sạch sau đó vắt lấy nước cốt để uống (trường hợp rong kinh nhẹ).

+ Nếu huyết ra nhiều, cần phối hợp thêm trắc bá diệp hoặc cây huyết dụ…

Lưu ý: có thể sử dụng lá nhọ nồi khô sắc nước uống (trong trường hợp không có lá tươi).

Tóc bạc sớm

Nguyên liệu: lá nhọ nồi với lượng tùy dùng.

Uống nước lá nhọ nồi giúp tóc đen mượt, bổ thận, ích tinh huyết.

Phương pháp:

+ Rửa sạch lá nhọ nồi.

+ Nấu cô đặc thành cao rồi cho nước gừng, mật ong với lượng vừa phải, cô lại lần nữa rồi cho vào lọ đậy kín.

+ Khi sử dụng lấy 1-2 thìa canh hòa nước đun sôi còn ấm hoặc cho ít rượu gạo để uống.

+ Uống ngày 2 lần có tác dụng làm đen tóc, bổ thận, ích tinh huyết.

Di mộng tinh (do tâm thận nóng)

Nguyên liệu: Lá nhọ nồi 1kg.

Phương pháp:

+ Rửa sạch lá nhọ nồi sau đó sấy khô, tán bột.

+ Sử dụng bột nhọ nồi đã tán uống với nước cơm (8g/lần).

+ Uống 1 tuần rồi nghỉ, sau đó lại uống tiếp.

Tưa lưỡi

Nguyên liệu: Lá nhọ nồi tươi 4 g, lá hẹ tươi 2 g.

Nước cốt lá nhọ nồi hòa mật ong chấm lên lưỡi chữa tưa lưỡi cho trẻ

Phương pháp:

+ Giã nhuyễn lá nhọ nồi, lá hẹ tươi (sau khi đã rửa sạch).

+ Ép lấy nước cốt hòa mật ong chấm lên lưỡi cho trẻ 2 giờ 1 lần.

Hạ sốt cho trẻ

Nguyên liệu: lá nhọ nồi tươi 50g.

Phương pháp:

+ Rửa sạch lá nhọ nồi sau đó giã nát và ép lấy nước.

+ Dùng nước nhọ nồi cho trẻ uống để hạ sốt (mỗi lần khoảng 50ml).

+ Lấy bã đắp trán, bẹn, nách cho trẻ.

Lưu ý: bé dưới 1 tuổi cần đun sôi (nước cốt đã giã) rồi mới cho uống để đảm bảo vô trùng.

Kết quả chữa sốt xuất huyết từ cây nhọ nồi

Viện Đông y, bệnh viện quận Đống Đa đã dùng cây nhọ nồi chống dịch sốt xuất huyết muỗi truyền vào năm 1969, với 230 bệnh nhân nội trú, kết quả khỏi bệnh 99,6%.

Viện Quân y 13, quân khu 5 cũng dùng một số bài thuốc Nam dạng siro có thành phần nhọ nồi để chữa sốt xuất huyết đem lại hiệu quả cao.

Ngoài ra, nhọ nồi khi phối hợp với những vị thuốc khác được dùng để chữa các loại ung thư như: ung thư dạ dày, tử cung, xương, bạch huyết, họng…

Cây nhọ nồi chống dịch sốt xuất huyết đạt hiệu quả cao

Lời kết

Nhọ nồi là cây cỏ lành tính, mọc hoang ở nhiều nơi nên rất gần gũi với dân chúng. Trong dân gian, nhọ nồi được truyền miệng với công dụng hữu hiệu là cầm máu, chữa rong kinh, thổ huyết, chảy máu cam, chảy máu dạ dày, hành tá tràng, chữa sốt xuất huyết…Ngoài ra, nhọ nồi còn được dùng phối hợp với những vị thuốc khác để chữa ung thư như: ung thư dạ dày, tử cung, xương, bạch huyết, họng…

Tuy nhiên, khi sử dụng nhọ nồi để điều trị bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sỹ về liều lượng, cách sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất…Đặc biệt đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi khi bị sốt chỉ nên sử dụng lá nhọ nồi để đắp (bẹn, nách), hạn chế đường uống để đảm bảo vệ sinh vô trùng cho trẻ…

Thân Thiện
BÀI VIẾT LIÊN QUAN