1000 ngày vàng cho bé là gì?
Theo nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu thế giới về dinh dưỡng, sức khỏe, trí tuệ và thể chất của trẻ sẽ có cơ hội đạt mối điểm tối đa trong suốt quãng đời tương lai, nếu mẹ biết tận dụng 1000 ngày đầu đời, từ lúc bắt đầu mang thai cho đến khi bé 2 tuổi. Đó là mẹ biết bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết cho mình và cho bé với chế độ hợp lý, khoa học.
1000 ngày vàng của bé là gì?
1000 ngày vàng đầu đời của bé được chia thành các cột mốc như sau:
1000 ngày vàng = 270 ngày mẹ mang thai (40 tuần mang thai) + 365 ngày nuôi con năm đầu tiên + 365 ngày nuôi con năm thứ 2.
Cần phải đầu tư đúng lúc, đúng thời điểm và đúng cách, bé mới có thể tập trung phát triển tốt nhất, toàn diện nhất. Dù đang ở giai đoạn nào, miễn là vẫn trong phạm vi của 1000 ngày vàng, sẽ không bao giờ là quá muộn để bắt đầu xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mẹ và bé ngay từ hôm nay, để nhận kết quả mỹ mãn trong suốt thời gian tương lai của con.
Các giai đoạn trong 1000 ngày vàng của bé
Theo lý thuyết, để hình thành chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất cho mẹ và bé, phải chia 1000 ngày vàng ra làm ba giai đoạn: 40 tuần thai, năm bé 1 tuổi, năm bé 2 tuổi.
Tuy nhiên, vì mỗi bé có một sự phát triển khác nhau, bé cai sữa sớm hơn, bé tập đi sớm hơn. Vì vậy, 1000 ngày “phán quyết” này thành 4 giai đoạn hợp lý hơn cho việc phân bổ dinh dưỡng: Mẹ mang thai, Mẹ cho con bú, Bé cai sữa, Bé tập đi.
Cơ hội vàng thứ nhất: 40 tuần thai kỳ
40 tuần thai (tức 270 ngày mang thai) chính là hành trình đầu tiên trên chặng đường 1000 ngày vàng nuôi con phát triển toàn diện. Những gì mẹ ăn trong thời gian này sẽ hình thành và củng cố bức tường miễn dịch vững chãi, đủ kiên cố để giúp bé yêu phát triển khỏe mạnh, thông minh. Các dưỡng chất cần bổ sung lúc này là:
Omega 3
Thêm dầu cá vào thực đơn dinh dưỡng của bạn 1-2 lần/tuần. Ngoài ra, mẹ bầu có thể tìm nguồn axit béo bổ dưỡng này từ cá hồi, cá thu, cá ngừ và cá trích hoặc từ thực phẩm chức năng.
Trong đó, nguồn từ thực phẩm chức năng là dễ kiếm và tiện sử dụng nhất. Bật mí cho chị em mang bầu: Nên chọn viên uống Omega 3 chứa 150mg DHA và 45 mg EPA và đây là tỷ lệ vàng tốt nhất cho bé yêu.
Vitamin bổ sung
Mẹ bầu nên bổ sung thêm 0.005mg vitamin D hằng ngày và cố gắng nạp nhiều các thực phẩm chứa vitamin D, canxi như dầu cá, trứng hoặc các chế phẩm từ sữa. Trong 12 tuần đầu của thai kỳ, nhất định phải uống 0.4mg/ngày axit folic.
Canxi
Nạp 3 phần sữa mỗi ngày vào khẩu phần ăn bao gồm sữa, sữa chua, phô mai. Đa số các trường hợp mang thai phải bổ sung viên Canxi vì chế độ ăn không cung cấp đủ.
Sắt
Mẹ bầu nên cố gắng ăn 2 khẩu phần thực phẩm giàu sắt mỗi ngày như thịt đỏ, thịt gà, trứng, đậu và các loại rau có lá màu xanh đậm.
Trái cây, rau quả
Nạp 5 phần trái cây, rau củ mỗi ngày.
Lưu ý: Nên hạn chế một số thực phẩm như đồ ăn ngọt hoặc đồ uống có gas, nhiều đường nên nằm trong danh sách kiêng cữ. Mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 2 lần/tuần.
Cơ hội vàng thứ 2: Giai đoạn cho con bú
Cho con bú là giai đoạn quan trọng bậc nhất trong việc củng cố dinh dưỡng của 1000 ngày vàng đầu tiên. Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế và các chuyên gia đều khuyến cáo mẹ nên cho bé bú trong 6 tháng đầu đời, nên kéo dài cho đến khi bé 2 tuổi. Đây chính là giai đoạn mà mẹ đang giúp con giảm nguy cơ đối mặt với chứng suy dinh dưỡng thể béo phì, giữ dáng chuẩn cho thân hình của bé.
Khi bé bú sữa mẹ, mẹ đã tạo cho bé cơ hội sống khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc chứng cao huyết áp, cao cholestorol, loại bỏ 2 nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì khi bé lớn lên. Nghiên cứu đã chứng minh, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ tiếp thu kiến thức tốt hơn các trẻ khác. Những bé này cũng có rất nhiều lợi ích cho bản thân hơn như: Giảm tỷ lệ mắc ung thư vú, buồng trứng và thừa cân sau này.
Các thực phẩm cần bổ sung cho bà mẹ cho con bú lúc này là Omega 3, Vitamin D cho mẹ (và cả cho bé, bé nào cũng vậy, nên bổ sung 1 giọt vitamin D mỗi ngày đến khi bé được 1 tuổi), nước (Uống 8 ly x 200ml nước mỗi ngày), Ăn khỏe và đủ dưỡng chất (bởi bạn cần ăn cho cả hai mẹ con)
Khi sinh con bà mẹ cần cho trẻ bú sớm trong vòng 1 tiếng đầu tiên. Bú sớm có tác dụng làm cho sữa xuống nhanh, co hồi tử cung và bú được sữa non rất tốt cho bé vì sữa non có gía trị dinh dưỡng cao, các kháng thể chống lại bệnh tật, dễ tiêu hóa với trẻ và giúp thải phân xu ra ngoài. Cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu và bú đến 18-24 tháng tuổi.
Cơ hội vàng thứ 3: Giai đoạn cai sữa
Khi bé không bú mẹ, thì một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp con phát triển thói quen ăn uống lành mạnh. Đây có thể là giai đoạn lý tưởng nhất với bé có cơ hội thử thực phẩm khác ngoài sữa.
Bí quyết lúc này là cách chọn thời điểm cho bé ăn dặm (tốt nhất là không trước 17 tuần, không muộn hơn 26 tuần), thực đơn nên đa dạng, nên cho bé ăn đồ từ mềm rồi cứng dần, và nên chú ý bổ sung thực phẩm giàu sắt.
Khi cho bé tập gặm hoặc nhai vào khoảng thời gian này, thay vì cho bé một chiếc bánh bích quy, mẹ nên đưa bé món lành mạnh hơn như trái cây chẳng hạn. Những bé ăn nhiều trái cây và rau quả lúc 6 tháng tuổi sẽ ăn uống tốt và dễ dàng hơn khi bé lên 7. Mẹ sẽ không phải đau đầu với bé biếng ăn và hay kén chọn.
Lúc này, sức đề kháng từ sữa mẹ không còn, trong khi hệ miễn dịch toàn thân của bé lại chưa hoàn thiện nên trẻ sẽ dễ ốm, nhất là các bệnh đường hô hấp và tiêu hóa. Bởi vây, nên bổ sung thêm các chất tăng cường sức đề kháng như men vi sinh, Immune Alpha, sữa non,…
Cơ hội vàng cuối cùng: Trẻ từ 0-2 tuổi
Vào những ngày vàng cuối cùng này, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và hoàn thiện não bộ cho bé con. Não bộ của bé rất linh hoạt trong 2 năm đầu, đó là nền tảng cho sự phát triển về khả năng ngôn ngữ, giao tiếp và các kỹ năng xã hội. Nếu mẹ cho bé ăn đúng ngay từ lúc này, bé sẽ có cơ hội phát huy tối đa tiềm năng của mình trong tương lai.
Cần chú ý bổ sung đủ sắt, Canxi, vitamin D, MK7, Omega 3 (DHA và EPA). Bên cạnh đó, cần ăn đủ trái cây, rau củ cùng với bữa ăn gia đình và thực đơn cần đủ như thịt, cá, trứng, ngũ cốc, sữa.
Não bộ của trẻ vào thời điểm này vẫn đang phát triển và thay đổi mỗi ngày. Khoảng một nửa năng lượng trẻ nạp vào từ thức ăn đi thẳng vào nuôi dưỡng não bộ, nhiều hơn gấp đôi năng lượng não người trưởng thành cần.
Trên đây là 4 giai đoạn vàng cho sự phát triển của bé, các bố mẹ cần đặc biệt quan tâm. Ngoài ra các bố mẹ có thể tham khảo thêm một số kiến thức khác bên dưới.
Để tốt hơn cho sự phát triển của trẻ các mẹ có thể chuẩn bị thêm
Bổ sung sinh dưỡng tiền thai kỳ
Mỗi một người mẹ khi bắt đầu mang thai thi đều hi vọng cho con cái mình được sinh ra khoẻ mạnh và phát triển tốt, mẹ tròn con vuông, chỉ cần con mình hoàn chỉnh không bị di tật là niềm hạnh phúc trọn vẹn cho các bậc cha mẹ. Vậy để chuẩn bị những điều tốt đẹp nhất cho con cái mình có thể phát triển hoàn thiện thì sự chuẩn bị nền tảng dinh dưỡng cho con rất quan trọng chính - giai đoạn tiền thai kỳ .
Vì sao dinh dưỡng tiền thai kỳ lại quan trọng?
Thứ nhất, đảm bảo cho bào thai tránh được dị tật, đặc biệt là với 1 loại dị tật rất hay gặp đó là dị tật ống thần kinh nếu người mẹ có dinh dưỡng tiền thai tốt có thể phòng tránh được 50% nguy cơ, nên bổ sung Acid Folic 400micro gram/ ngày, nên bổ sung trước từ 30-90 ngày (min-max).
Thứ hai, dinh dưỡng tiền thai kỳ ảnh hưởng đến sự tiết sữa của người mẹ sau này phụ thuộc vào cân nặng của người mẹ trước mang thai, được tính bằng chỉ số BMI, chỉ số tiêu chuẩn là từ 18,5-25, đẹp nhất là 20-22, điều chỉnh theo công thức tính tương đối nằm trong khoảng giữa Cân nặng Min và Max; Cân nặng Min = (chiều cao)^2 x 20; Cân nặng Max = (chiều cao)^2 x 22. Việc này giúp chúng ta quản lý được cân nặng, hạn chế việc mắc phải chứng đái tháo đường thai kỳ, giúp cho chị em dễ lấy lại vóc dáng sau khi có đẻ.
Thứ 3, việc tiêm phòng Rubela ít nhât là trước 1 tháng với dị định có thai.
Thứ 4, chú ý đến việc tẩy giun trước thai kỳ.
Phụ nữ có thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ, nữ tuổi vị thành niên cần uống viên sắt/acid folic hoặc viên đa vi chất phòng chống thiếu máu thiếu sắt. Với phụ nữ không có thai uống bổ sung viên sắt/acid folic (60 mg sắt nguyên tố, 2800 mcg acid folic), liều lượng 1 viên/tuần (vào 1 ngày nhất định) trong 3 tháng, nghỉ 3 tháng, sau đó tiếp tục uống bổ sung 3 tháng. Việc bổ sung viên sắt/acid folic có thể lặp lại chu kỳ này trong năm.
Với phụ nữ có thai uống bổ sung viên sắt/acid folic (60 mg sắt nguyên tố và 400 mcg acid folic), liều lượng 1 viên/ngày từ khi bắt đầu có thai cho tới 1 tháng sau đẻ.
Hậu quả của việc thiếu hụt dinh dưỡng
+ Thiếu sắt: Với mẹ thì thiếu máu, tai biến khi sinh ; với con thì sinh non, thiếu cân, thiếu sắt dự trữ.
+ Thiếu acid Folic: Dị tật không đóng ống thần kinh
+ Thiếu iode: Với con dễ sẩy thai,dị dạng,chậm phát triển
+ Thiếu B6: Mẹ hay bị ói, buồn nôn
+ Thiếu Calci: Với mẹ thì dễ bị loãng xương, sâu răng ; với con thì thiếu calci ,còi xương
Việc tăng cân của người mẹ như thế nào là tốt ? Theo Viện dinh dưỡng quốc gia số liệu 2010 , mức tăng cân bình thường nên giao động ở mức 10-12kg, nếu tăng trên 12kg thì dễ bị béo phì hoặc mắc các triệu chứng đái tháo đường thai kỳ. Theo từng giai đoạn : Quý đầu tăng khoảng 1kg, Quý 2 tăng 4-5kg, Quý 3 tăng 5-6kg.
Theo số liệu nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia năm 2012, nhu cầu Vitamin A tăng nhiều nhất( nhưng không được uống liều cao), Acid Folic, Sắt ,B6,Calci, Kẽm ( khoảng 80% phụ nữ mang thai đều thiếu hụt Kẽm)
Nhu cầu Năng lượng
Phụ nữ (trước thai): Khoảng 2200kcal/ngày
Quý 2: tăng 360kcal/ngày
Quý 3: tăng 475kcal/ngày
Nình quân tăng 300kcal/ngày ( 1 bát cơm đầy)
Nhu cầu Protein
Phụ nữ (trước thai): 75g/ngày
Phụ nữ có thai: 90g/ngày
bình quân tăng 15g/ngày ( 80g thịt )
Nhu cầu Calci
Phụ nữ trước thai: 800mg/ ngày
Phụ nữ có thai: 1200mg/ ngày
Nhu cầu Sắt và Acid Folic: 60mg sắt và 600 micro gram Acid Folic
Dinh dưỡng cho giai đoạn trẻ vị thành niên (từ 10-18 tuổi)
Vị thành niên là một giai đoạn chuyển tiếp của sự phát triển từ tuổi thơ sang người lớn: “Tuổi không còn là trẻ con nữa, nhưng cũng chưa phải là người lớn”. Để có chiều cao và tình trạng dinh dưỡng tốt khi trưởng thành, đồng thời có sức khỏe tốt giai đoạn tiền hôn nhân, thì những can thiệp dinh dưỡng sớm giúp trẻ phát triển tối ưu về chiều cao. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ vị thành niên rất quan trọng, vì lứa tuổi này tốc độ phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng.
Cân nặng trung bình giai đoạn này tăng từ 3-5 kg/năm, chiều cao có thể tăng từ 10-15 cm/năm và trẻ trai phát triển nhiều hơn trẻ gái. Vì vậy, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ đòi hỏi rất cao cho sự phát triển cũng như hoạt động, trẻ thường ăn không biết no. Nhu cầu dinh dưỡng cho lứa tuổi này, trước hết là vấn đề năng lượng, nhu cầu này tùy theo giới tính, độ tuổi. Nhưng một số trẻ nữ lại ăn ít để giữ thân hình, vóc dáng điều đó làm hạn chế sự phát triển.
Năng lượng: Nhu cầu năng lượng từ 1.900-2.300 kcal/ngày/nữ và 2.100-2.800 kcal/ngày/nam. Để đáp ứng được nhu cầu, trẻ cần ăn 3 bữa một ngày, ăn đủ no và đủ chất dinh dưỡng.
Đạm: Protein rất cần thiết để phát triển về chiều cao và cân nặng, vì chất đạm giúp tạo nên cấu trúc của tế bào, tạo nên các nội tiết tố (hoóc môn) và đáp ứng khả năng miễn dịch cơ thể.
Nhu cầu protein hàng ngày là 50-70 g/nam và 50-60 g/nữ, tỷ lệ protein động vật/protein tổng số là ≥ 35%, năng lượng từ chất protein cung cấp chiếm 13-20% năng lượng của khẩu phần.
Nguồn protein động vật cung cấp cho bữa ăn từ thịt, cá, trứng, sưa, tôm, cua... Nguồn protein thực vật từ đậu đỗ, vừng, lạc,..
Chất béo: Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng, giúp hòa tan và hấp thu các loại vitamin tan trong dầu: vitaminA, E, D, K. Nhu cầu về lipid từ 60-78 g/ngày/nam và 55-66 g/ngày/nữ, tỷ lệ cân đối giữa lipid động vật và lipid thực vật là 70% và 30%. Năng lượng do lipid cung cấp trong khẩu phần chiếm khoảng 20-30%.
Chất sắt: Nhu cầu sắt hàng ngày được đáp ứng thông qua chế độ ăn giàu sắt và sắt có giá trị sinh học cao. Tuy nhiên, ở nước ta khả năng tiếp cận các nguồn thức ăn động vật có lượng sắt gía trị sinh học cao từ khẩu phần là rất thấp. Vì vậy, ngay giai đoạn đầu vị thành niên, đặc biệt là trẻ gái cần uống bổ sung viên sắt hoặc viên đa vi chất hàng tuần.
Trẻ trai vị thành niên nhu cầu sắt 11-17 mg/ngày, trẻ nữ cần 11-29 mg/ngày. Thức ăn giàu sắt có nguồn gốc động vật như thịt bò, tiết bò, trứng gà, trứng vịt, tim lợn, gan gà,..
Vitamin A: Cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường, tăng cường khả năng miễn dịch giảm tỷ lệ nhiễm trùng và tử vong. VitaminA có nhiều trong thức ăn động vật như gan, trứng, sữa...; thức ăn thực vật cung cấp nguồn caroten như rau xanh, giấc, qủa màu vàng. Nhu cầu vitaminA hàng ngày lứa tuổi vị thành niên là 800 µg /ngày/nam và 650 µg/ngày/nữ.
Canxi: Rất cần cho lứa tuổi dậy thì vì tốc độ tăng trưởng chiều cao rất nhanh nhu cầu canxi nhiều, vì vậy nhu cầu can xi là 1000 mg/ngày. Canxi cùng với phospho để duy trì và hình thành bộ xương, răng vững chắc.
Nhu cầu vitamin D tuổi vị thành niên là 15 µg/ngày. Sữa là sản phẩm cung cấp nguồn chất đạm và can xi, với trẻ không uống thích uống sữa, có thể dùng các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai hoặc sử dụng các thực phẩm giàu can xi như tôm, cua, cá và hải sản.
Kẽm: Kẽm cần thiết cho sự tăng trưởng cả cân nặng và chiều cao của cơ thể. Thiếu kẽm, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn do rối loạn vị giác. Nhu cầu kẽm hàng ngày là 9-10 mg/nam và 7-8 mg/nữ. Thực phẩm nhiều kẽm là tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng..).
Vitamin C: VitaminC giúp hấp thu và sử dụng sắt, canxi và axit folic. Ngoài ra nó còn có chức năng chống dị ứng, tăng khả năng miễn dịch, kích thích tạo dịch mật, bảo vệ thành mạch. Vitamin C có nhiều trong các loại rau xanh, quả chín. Nhu cầu vitamin ở tuổi vị thành niên là 95 mg/ngày.