Thực phẩm càng để lâu trong tủ lạnh càng gây hại sức khỏe
Khi để trong tủ lạnh lâu, dưa sẽ mất đi các chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể
Khoai tây
Khi nhiệt độ xuống dưới 7 độ C, tinh bột trong khoai tây sẽ bị phá vỡ và chuyển hóa thành đường. Điều này đồng nghĩa bạn sẽ không nhận được bất kì chất dinh dưỡng nào từ khoai tây, ngược lại càng ăn càng béo và có nguy cơ tăng đường huyết. Hiện tượng này xảy ra với cả khoai tây chín và sống, do đó bạn vẫn nên bảo quản chúng ở nhiệt độ thường, nơi khô thoáng là được.
Chocolate
Nhiều người thường có thói quen đẻ sôcola trong ngăn mát tủ lạnh tuy nhiên điều này hoàn toàn sai lầm vì khi bảo quản trong tủ lạnh bề mặt cả sôcôla dễ kết thành sương trắng làm mất vị ngon đặc trưng ban đầu, đồng thời đây cũng chính là điều kiện hơi ẩm thuận lợi cho vi khuẩn sản sinh. Muốn bảo quản sôcôla tốt nhất nên cho vào túi hút chân không, rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh.
Mật ong
Nếu như bạn cho rằng tất cả các loại thực phẩm đều có thể được bảo quản trong tủ lạnh thì bạn đã sai lầm rồi nhé! Mật ong là một chất bảo quản tự nhiên, là thực phẩm thiên nhiên chứa hàm lượng fructozơ và glucozơ khá cao nên nếu như bạn bảo quản mật ong trong tủ lạnh sẽ làm kết tinh lượng đường có trong mật ong. Và điều này sẽ gây khó khăn cho bạn trong việc sử dụng mật ong những lúc cần thiết.
Dưa hấu, dưa gang
Chúng ta thường có thói quen ướp lạnh dưa hấu trong tủ rồi lấy ra ăn cho mát vào mùa hè. Nhưng các loại dưa lại “kị” nhiệt độ thấp hơn bất kì loại hoa quả nào. Khi để trong tủ lạnh lâu, dưa sẽ mất đi các chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể, làm giá trị dinh dưỡng giảm hẳn. Vì thế, bạn nên cắt dưa ra và ăn luôn. Nếu muốn ăn dưa lạnh, hãy để cả quả trong tủ khoảng 10’ rồi mới cắt ra ăn.
Bánh mì
Bánh mì dễ bị khô cứng khi để trong tủ lạnh. Ngoài ra nó cũng là loại thực phẩm dễ nhiễm khuẩn, trong điều kiện tủ lạnh để đủ loại thực phẩm, lâu ngày không lau dọn… bánh mì sẽ rất dễ bị mốc. Vì thế, bạn nên bảo quản bánh mì ở nhiệt độ thường và sử dụng trong vòng 4 ngày là tối đa.