Logo Bài Thuốc Quý

Thoái hóa cột sống và cách phòng bệnh hiệu quả

01/01/2020 · SỨC KHỎE
Thoái hóa cột sống không chỉ gặp ở người già mà còn rất nhiều lứa tuổi khác. Cùng tìm hiểu các triệu chứng của thoái hóa cột sống và các cách phòng chống thoái hóa cột sống hiệu quả.

Triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống

Bệnh thoái hóa cột sống

Triệu chứng rõ nhất của bệnh thoái hóa cột sống là những cơn đau lưng xuất hiện thường xuyên, âm ỉ ngày này qua ngày khác, đau chủ yếu ở vùng thắt lưng và cổ gáy.

Cảm giác khó chịu kèm theo mất ăn, mất ngủ, gầy rộc đi, sức làm việc giảm sút và ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của cả mọi người xung quanh.

Đôi khi có những cơn đau cấp tính khiến bạn cảm thấy nhói buốt, đau cả sang những vùng khác như vai, thần kinh toạ, đau hông và đùi đến mức không thể đi lại lâu được.

Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.

Khám chỉ thấy các cử động ở cổ bị hạn chế (nặng), có thể cảm giác cứng gáy, có điểm đau khi ấn vào các gai xương và các mỏm ngang của cột sống cổ, chụp X-quang cột sống cổ thấy mất đường cong sinh lý, hẹp đĩa liên đốt, biến dạng ở thân đốt, có các gai xương.

Với chứng thoái hóa đốt sống cổ ở cao, người bệnh còn có triệu chứng nấc, ngáp, chóng mặt.

Một số trường hợp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tủy sống và dây thần kinh liên chi, gây tê bì bàn tay, bàn chân. Nếu để lâu không chữa trị có thể dẫn đến teo cơ, bại liệt.

Cách phòng bệnh thoái hóa

Vươn vai nếu ngồi lâu

Đối với người làm công tác văn phòng, làm việc với máy vi tính, cần tạo lập thói quen bảo vệ sức khỏe ngay tại nơi làm việc, với những động tác luyện tập hay vươn vai đơn giản, không ngồi ỳ bên máy tính trong thời gian quá dài.

Chú ý tư thế ngủ

Khi ngủ hãy thường xuyên chuyển mình, tránh nằm chỉ một hoặc 2 tư thế sẽ rất dễ bị vẹo cổ. Không nằm sấp, bởi tư thế này sẽ khiến cho cổ bị gập xuống rất dễ gây nên chứng thoái hóa đốt sống cổ, không nên nằm gối đầu quá cao. Để đề phòng hiện tượng “gãy”, trật khớp mỏm nha gây liệt tứ chi hoặc tử vong, người bệnh tuyệt đối không được “vặn”, “ấn cổ”. Khi nằm, cần có gối đầu với độ dày vừa phải, tránh tư thế quá ưỡn cổ hoặc cúi gấp cổ.

Cân bằng dinh dưỡng

Tăng cường ăn những thực phẩm chứa nhiều chất xơ và đặc biệt phải hạn chế những thực phẩm chứa nhiều chất béo để có thể giảm được trọng lượng của cơ thể. Từ đó giúp cho xương sống không phải chịu áp lực quá lớn do cơ thể đè lên, mà chỉ phải nâng đỡ trọng lượng phù hợp với sức nó.

Khuyến khích ăn các thực phẩm như cá, các loại hạt hay các loại rau xanh vì trong đó có chứa rất nhiều axit beo omega và chất chống oxy hóa. Những loại chất này đều có tác dụng rất tốt cho sức khỏe của khớp và đĩa đệm.

Ngoài ra bạn nên hạn chế sử dụng thuốc lá và trong đó có chứa chất nicotine khiến cho đĩa của bạn bị ngăn chặn không thể hấp thụ được các vitamin, dưỡng chất thiết yếu cho xương và cơ thể. Hơn thể nữa thuốc lá còn là nguyên nhân hàng đầu gây lên ung thư phổi cho bạn, ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe. Chính vì thế bạn nên hạn chế sử dụng thuốc lá để bảo vệ sức khỏe của chính mình bạn nhé.

Theo Vân Anh/Phunutoday.vn