Cách bảo vệ và chăm sóc cột sống
Tìm hiểu cấu trúc của cột sống
Cột sống là một tập hợp gồm 33 – 34 đốt sống được xếp chồng lên nhau và kết nối với nhau bởi một hệ thống dây chằng và cơ.
Cột sống gồm 33 – 34 đốt sống và hệ thống dây chằng, cơ…
Cột sống bao gồm 5 đoạn:
+ 7 đốt sống cổ từ C1 đến C7.
+ 12 đốt sống ngực từ D1 đến D12.
+ 5 đốt sống thắt lưng từ L1 đến L5.
+ 5 đốt xương cùng từ S1 đến S5.
+ Các đốt xương cụt (xương cụt)
Tác dụng của cột sống
+ Là trụ cột duy nhất của cơ thể
+ Là cơ quan chứa đựng thần kinh, nối liền và điều khiển các khớp xương thông qua hệ thống cơ bắp, dây chằng, thần kinh…
+ Hoạt động như một cây trụ cột giữ cho cơ thể con người có thể đứng thẳng.
+ Nhờ cột sống con người có thể vận động, lao động, sinh hoạt, hoạt động thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí…
Khi cột sống bị suy yếu sẽ gây trở ngại cho toàn bộ hệ thống thần kinh, dẫn đến một loạt các vấn đề về sức khỏe như đau lưng, đau cơ, tê liệt toàn thân…
Phương pháp bảo vệ cột sống
Giữ cơ thể ở tư thế thẳng và phù hợp với độ cong sinh lý
Khi chúng ta thường xuyên đi, đứng, ngồi ở tư thế sai lệch sẽ gây tê mỏi các hệ cơ xung quanh cột sống, dẫn đến tình trạng đau lưng, giãn dây chằng, đau cột sống kéo dài. Lâu dần sẽ dẫn đến tổn thương mặt khớp, gây thoái hóa cột sống, tổn thương các đĩa đệm, yếu cơ, vẹo cột sống…
Vì vậy, hãy giữ tư thế đúng là giữ cho cột sống thẳng nhưng vẫn duy trì được độ cong sinh lý của cột sống ở vùng cổ và vùng thắt lưng.
Giữ cơ thể ở tư thế thẳng để bảo vệ cột sống
Đối với người làm việc văn phòng, cần thả lỏng chân chạm đất, lưng tựa vào ghế để phần thân trên hơi ngả về sau.Máy tính nên đặt ngang tầm mắt để đầu không phải cúi xuống hay ngước lên.
Tư thế đi, đứng đúng là đầu, vai và hông phải được giữ thăng bằng tự nhiên theo cơ thể trên trục thẳng. Lưu ý, khi muốn nhặt đồ vật dưới đất thì nên ngồi xuống để nhặt, tránh khom cúi quá mức, đặc biệt là những người già.
Thở bụng sâu giúp tăng tính đàn hồi dây thần kinh cột sống
Nếu một người hít thở bình thường thì chỉ sử dụng một phần cơ hoành và cơ ở lồng ngực còn thở bụng có thể vận dụng cả cơ bụng, cơ đáy chậu và hệ thống dây thần kinh cột sống.
Vì vậy cần tập cách hít sâu, thở ra thật chậm và từ từ ép sát bụng dưới vừa có tác dụng xoa bóp nội tạng, thúc đẩy khí huyết đến tất cả các cơ quan trong cơ thể. Khi thường xuyên thực hiện các động tác trên, hệ thống cơ hoành, cơ ngực, cơ hông và các cơ vùng đáy chậu đều hoạt động tích cực khi thở bụng.
Ngoài ra, thở bụng nhiều lần trong ngày có thể cải thiện sức khỏe cột sống, tăng độ nhanh nhạy và đàn hồi của dây thần kinh cột sống. Qua đó giúp giảm đau và tạo cảm giác thư giãn, thoải mái…
Bổ sung thực phẩm tốt cho cột sống
Ai cũng nghĩ rằng muốn giữ cho cột sống khỏe mạnh cần luyện tập thể thao thường xuyên. Tuy nhiên ít ai nghĩ rằng chế độ ăn uống hàng ngày lại ảnh hưởng đến cột sống.
Thực phẩm giàu chất béo, omega-3 rất tốt cho cột sống
Vì vậy, để bảo vệ cột sống khỏe mạnh chúng ta cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, protein, chất béo và trái cây tươi để giữ cơ thể không bị thừa cân và bổ sung cơ bắp cho cột sống là điều kiện hàng đầu.
Khi cột sống bị suy yếu như mỏi, đau lưng do giãn dây thần kinh cột sống, chúng ta cần phải bổ sung đa dạng các loại vitamin như B-complex (7 vitamin nhóm B cần thiết cho quá trình chuyển hóa carbohydrate) và chất béo Omega-3. Các chất này có nhiều trong cá hồi, cá trích, cá thu và một số loại cây, quả như rau tía tô, trái kiwi…
Tiếp xúc với ánh nắng ban mai mỗi ngày
Ánh sáng mặt trời có tác dụng tốt lên các cơ quan trong cơ thể, nhất là hệ miễn dịch, mắt và cột sống.
Ánh sáng mặt trời cung cấp năng lượng, giúp xua tan cảm giác mệt mỏi, tăng sự hào hứng trong công việc và sinh hoạt thường ngày.Ngoài ra nó còn cung cấp vitamin D và rất tốt cho cột sống.
Vì vậy, chúng ta nên dànhtừ 10 đến 20 phútmỗi ngày để tiếp xúc với ánh mặt trời. Đặc biệt là ánh bình minh buổi sáng rất tốt cho sức khỏe và bộ xương khỏe mạnh.
Luyện tập thiền giúp kéo thẳng gai cột sống
Tập thiền rất tốt cho các bộ phận của cơ thể, giúp khôi phục sự tỉnh táo, cải thiện tâm trạng, tăng năng suất hoạt động thể chất và tinh thần, giúp kéo dài tuổi thọ.
Ngoài ra, thiền còn rất tốt cho hệ xương khớp vì người luyện tập thiền thường xuyên có xu hướng tập trung vào bên trong tâm trí và cơ thể, điều đó giúp kéo thẳng gai cột sống một cách tự nhiên.Vì vậy, chúng ta nên dành ra từ 10 đến 30 phút mỗi ngày để thực hiện các bài thiền. Có thể sử dụng thời gian buổi tối hoặc giữa giờ nghỉ.
Ngủ đủ giấc và ngủ đúng tư thế
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng những người thiếu ngủ ngoài việc ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ thần kinh còn khiến cho lưng và các bệnh về cột sống cổ phát triển. Vì vậy, chúng ta cố gắng dành từ 6 đến 8 tiếng cho giấc ngủ mỗi đêm.
Bên cạnh đó cần ngủ đúng tư thế thẳng, gối đầu thấp (tư thế này ít tạo áp lực lên cột sống nhất). Đặc biệt cần tránh xa các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ như vô tuyến, điện thoại di động, ipad…
Lời kết
Cơ thể con người là một kiệt tác của tạo hóa. Ngoài trí thông minh, các cử động của con người được điều khiển bởi não bộ với các hoạt động từ nhẹ nhàng, uyển chuyển, tinh tế đến mạnh mẽ, dẻo dai và quyết liệt – trong đó phải kể đến vai trò của cột sống.
Vì vậy, để tránh các bệnh như thoái hoá cột sống, tổn thương đĩa đệm, vẹo cột sống…Chúng ta cần giữ cơ thể ở tư thế thẳng và phù hợp với độ cong sinh lý, bổ sung những thực phẩm tốt cho cuộc sống như các loại vitamin, chất béo, Omega-3, ngủ đúng tư thế, luyện tập thiền…