Thở đúng cách, đúng phương pháp
Do đó, thở đúng phương pháp sẽ giúp cho bạn thu nạp được nhiều dưỡng khí hơn và tán khí cũng đào thải được nhiều hơn, theo đó cơ thể sẽ khoẻ mạnh hơn rất nhiều.
Các cách thở
Chú ý đến cử động của ngực, vai và bụng trong khi thở.
Nhắm mắt lại và hướng sự chú ý vào bên trong cơ thể.
Bạn thấy mình thở từ đâu? Ngực? Bụng? Vai?
Thở rộng
-Thẳng lưng, ưỡn vai ra sau, thả lỏng cánh tay và bàn tay, lưỡi đặt ở sàn miệng.
- Nếu đang ngồi, hãy nâng hoặc hạ cằm sao cho nó song song với sàn nhà.
Thở sâu
Thở ra thật chậm trong vài giây bằng cách thót bụng về phía xương sống.
Nhận xét về sự kéo của cơ hoành giữa ổ bụng và lồng ngực khi bạn thở lại đầy hơn và sâu hơn.
Nhớ thả lỏng vai.
Thở chậm
Hết mỗi lần thở ra và hít vào, tạm nghỉ một lát và bắt đầu lại, để giúp bạn thở càng chậm và sâu hơn.
Bạn không có thời gian để tập luyện?
Cứ mỗi một giờ, lại dành một lát để kiểm tra xem bạn đang thở thế nào. Bạn chỉ cần ngồi yên và hít vào trong khi đếm đến 4 hoặc 5 và thở ra trong khi đếm đến 4 hoặc 5.
Chúng ta thường có xu hướng thở gấp, nhưng bằng cách đếm khi thở sẽ giúp bạn thở chậm hơn và sâu hơn.
Tác dụng của việc thở đúng cách
Từ trước công nguyên, sách Nội kinh tố vấn đã viết "hô hấp là sống, hô hấp kém là sống kém. Cần phải thở sâu, cần phải rèn luyện thân thể và tinh thần để đạt được chân khí. Dưỡng thần tốt, dự phòng tốt thì ít khi dùng đến thuốc".
Con người không thể điều chỉnh được nhịp đập của tim cũng như nhịp co bóp của dạ dày nhưng lại rất dễ điều chỉnh nhịp thở của mình.
Nếu mỗi ngày bạn tập luyện từ 20-30 phút thì sau 2-3 tháng, lượng serotonin- một chất được não sản xuất ra quyết định tâm trạng và khả năng tập trung của con người, sẽ tăng lên rất nhiều khiến bạn không cảm thấy mệt, khả năng tập trung cao, tính cách vững vàng và chịu áp lực tốt.
Hơi thở làm trí óc của bạn hoạt động, nó được duy trì sâu, đều, thường xuyên thì cơ thể bạn phát triển tốt, vui vẻ, khoẻ mạnh. Nó có thể đẩy lùi những ảnh hưởng không tốt đã ăn sâu vào tiềm thức, hơi thở sẽ giúp cho bạn nảy sinh những tư tưởng chân, thiện, mỹ tiềm ẩn trong bản chất con người.
Ngoài ra, khi bạn giận, nhịp thở sâu và dài; khi gặp người yêu thì nhịp thở ngắn, dồn dập; cảm xúc của bạn bình tĩnh thì hơi thở trở nên điều hoà, sâu và chậm hơn, vậy nên hãy tập thở đồng thời với việc kiểm soát tư tưởng. Khi đó, bạn cũng có thể đưa luôn cả những suy nghĩ không tốt, tư tưởng đau khổ... ra ngoài theo hơi thở.
Phương pháp thở
Khi con người thở đúng cách, hơi thở sẽ làm trong sạch cơ thể bạn. Khi thở ra, nín thở đồng nghĩa với việc đưa các độc tố ra ngoài cơ thể và trong cơ thể bạn có một khoảng trống. Độc tố N2, CO2 tích tụ ở tim, do đó khi bạn hít vào và nín thở, khí độc trong người hoà trộn vào hơi thở sau đó máu thải khí độc và đẩy chúng ta ngoài qua hơi thở.
Muốn tập thở trước hết phải tập động tác cơ bản là: thóp bụng thở vào - phình bụng thở ra. Lúc cơ hoành hạ xuống, các nội tạng trong bụng bị dồn xuống, bụng phình lên, lúc ấy không khí bị hút vào vì vậy có động tác “phình bụng thở vào”. Lúc cơ hoành nâng lên, không khí bị đẩy ra, các nội tạng trong bụng bị kéo theo, bụng thóp lại vì vậy có động tác “thóp bụng thở ra”
Bạn có thể ngồi ghế, thả lỏng hai tay, không nhúc nhích hai vai. Nghĩ rằng mình đang cầm một bát cháo nóng thổi nhè nhẹ qua miệng cho cháo nguội dần, thổi rất chậm, thót bụng để thổi ra. Khi bụng thót hết, ngừng thổi, cho bụng phình lại nhẹ nhàng để thở vào. Bụng phình lên hết, ngừng một tí rồi thổi ra. Làm 4-5 phút như vậy rồi nghỉ.
Động tác thóp bụng, phình bụng làm quen rồi, không cần cho không khí qua miệng nữa. Sau đó chỉ cho qua mũi, ra vào đều qua mũi. Thót bụng thở ra hết sức, lúc thở vào cứ để bụng tự nhiên phình ra là đủ. Nếu chỉ tập được chừng ấy, cũng đã giúp cho sức khỏe tốt lên nhiều.
Vẫn với phương pháp thở bụng như trên, bạn có thể tập với nhiều tư thế khác nhau như nằm ngửa (2 chân gấp), nằm sấp, nằm nghiêng một bên, bò bốn chi, quỳ gấp lưng, đứng thõng tay phía trước.
Bạn cũng có thể vừa đi bộ vừa thở. Đi nhanh hay chậm, ngắn hay dài tùy khả năng sức khỏe từng người. Trong khi đi, thỉnh thoảng lại kết hợp với thở bụng êm dịu và sâu theo công thức: 4 bước thở vào (phình bụng), 2 bước ngừng thở, rồi 8 bước thở ra.
Hoặc tập thở theo phương pháp 4 thì: Thì 1 hít vào sâu, từ từ và nhẹ nhàng bằng mũi, êm dịu kéo dài đến mức có thể chịu được; đồng thời bụng phình ra. Thì 2 nín thở giữ hơi, thời gian tùy sức mỗi người. Thì 3 thở ra từ từ, êm nhẹ và kéo dài, đồng thời bụng thót vào hết cỡ, thời gian bằng thì 1. Thì 4 nín thở, thời gian giống thì 2.
Thở đúng không chỉ nhằm lấy được nhiều oxygen, mà điều quan trọng hơn là bảo đảm cho cơ thể sử dụng oxygen hợp lý nhất cũng như lập lại cân bằng Âm Dương, chống rối loạn tiến trình ôxy hóa khử, chống lão hóa.
4 bước thở đơn giản để luyện tập
1. Tư thế chuẩn bị có thể là đứng, ngồi hoặc nằm, tuy nhiên, hãy nhớ để toàn thân thư giãn tối đa và xương sống ngay thẳng.
2. Đặt nhẹ tay lên bụng để sao cho bàn tay có thể cảm nhận được sự thóp, phình của vùng bụng.
3. Hít vào bằng mũi thật chậm rãi. Hãy tập trung và cảm nhận đường đi của luồng khí từ mũi xuống khí quản. Thả lỏng cơ hoành dưới bụng, để bụng phình to, hút vào nhiều không khí hơn. Tập trung cao độ và tránh bị phân tâm bởi ngoại cảnh.
4. Nín thở trong vài giây sau đó thở nhẹ nhàng ra bằng mũi. Khi không khí đã ra gần hết thì có thể thư giãn vài giây sau đó tiếp tục luyện tập hít thở như trên nhiều lần.
Mỗi ngày, nên dành ra khoảng vài phút để tập thở, cũng là vừa nghỉ ngơi, bạn sẽ thấy sự cải thiện rõ rệt trong sức khoẻ.
Nguyên nhân là việc thở bằng mũi tạo ra nitric oxid ở khoang mặt. Chất này có khả năng làm giãn huyết quản, máu sẽ lưu thông mạnh hơn, nhiều hơn, kích thích sự trao đổi khí, cũng như trao đổi chất dưỡng chất.
Các dấu hiệu chứng tỏ bạn đang thở sai cách
Một hoặc nhiều triệu chứng dưới đây có thể cho thấy bạn thở không đúng:
Thở dài nhiều hơn bình thường
Nguyên nhân: Thói quen nín thở
Bằng cách thỉnh thoảng thở dài, cơ thể đang cố gắng theo bản năng để bù lại sự thiếu hụt ô xi do nín thở gây ra.
Thường xuyên ngáp
Nguyên nhân: Thở nông.
Khi thư giãn chúng ta thường thở 5 – 8 lần/phút. Thở nông là từ 10 – 20 lần/phút, chủ yếu là từ ngực.
Nếu mọi người nhận xét là bạn thường xuyên thở dài hoặc ngáp, hoặc bạn thở dài và ngáp khi mà đáng lẽ sẽ không làm vậy, thì thở không đúng cách có thể là nguyên nhân.
Nghiến răng ban đêm
Nguyên nhân: Stress và thở nông
Thở không đúng thường đi kèm với nghiến răng đều là những triệu chứng của stress.
Ở khoảng 40% số người bị stress mạn tính hoặc có bệnh tâm lý, nghiến răng và hô hấp không hiệu quả luôn song hành với nhau.