Logo Bài Thuốc Quý

Tại sao bị chảy máu khi đánh răng?

05/08/2020 · Sức khỏe
Khi bạn đánh răng và thường xuyên thấy mình bị chảy máu răng. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm như: Viêm nha chu, ung thư máu, máu khó đông...Hãy tìm hiểu nguyên nhân và có cách điều trị kịp thời.

Chảy máu chân răng là tình trạng tổn thương các mô mềm xung quanh răng như lợi, dây chằng, xương ổ răng khiến các mạch máu bị vỡ gây xuất huyết. Tuy ít đau đớn nhưng đây là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm nha chu, viêm nướu...

Chảy máu chân răng
Có rất nhiều nguyên nhân gây chảy máu chân răng.

Nguyên nhân chảy máu răng khi đánh răng

Có rất nhiều nguyên nhân gây chảy máu ở chân răng, cụ thể như:

  • Vệ sinh răng miệng kém.
  • Va đập, chải răng không đúng cách khiến lợi bị chảy máu khi đánh răng. Việc này lặp lại nhiều lần khiến các mô mềm ở chân răng rất khó phục hồi như ban đầu. Do đó, chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể khiến phần nướu răng bị chảy máu.
  • Viêm lợi chảy máu chân răng. Lợi bị viêm có màu đỏ sậm, sưng, mềm, dễ bị chảy máu và thường có mùi hôi.
  • Vôi răng quá dày, tích tụ nhiều vi khuẩn gây tổn thương mô nha chu.
  • Thiếu vitamin C, vitamin K và canxi.
  • Là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như bệnh tiểu đường, ung thư máu, xuất huyết giảm tiểu cầu, các bệnh về gan, thận.
  • Sự thay đổi của nội tiết tố (thường gặp ở phụ nữ mang thai).

Những tác hại của việc bị chảy máu chân răng khi đánh răng

Nếu viêm lợi, viêm nướu nhẹ, hiện tượng chảy máu chân răng có thể xuất hiện một vài ngày rồi tự hết, nhưng nó có xu hướng tái đi tái lại thường xuyên. Theo thời gian, tình trạng viêm lợi diễn tiến nặng hơn, trong những đợt viêm cấp, nướu bị sưng tấy, gây đau đớn và khó chịu.

Nếu không sớm được xử trí, có thể dẫn tới nhiều bệnh lý nghiêm trọng là viêm nha chu, làm phá hủy các tổ chức quanh răng và cuối cùng là rụng răng, mất răng.

Đặc biệt nguy hiểm ở những người có bệnh tiểu đường hay tim mạch, nó có thể gây tăng đường huyết, gây biến chứng viêm nội tâm mạc, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Ở phụ nữ mang thai, bệnh viêm lợi, chảy máu chân răng làm tăng gấp đôi nguy cơ bị biến chứng thai kỳ, gây đẻ non, thai nhẹ cân.

Chảy máu chân răng
Chảy máu chân răng nguy hiểm cho phụ nữ mang thai.

Cách xử trí chảy máu chân răng

Để chấm dứt hiện tượng chảy máu chân răng, cần có các biện pháp làm sạch kẽ răng và bảo vệ lợi. Tuy nhiên những biện pháp vệ sinh răng miệng thông thường như đánh răng, sử dụng nước muối sinh lý hay các loại nước súc miệng thường, chỉ có thể giúp làm sạch bề mặt răng, chứ khó loại bỏ được các chất bẩn ở kẽ răng (nguồn gốc gây viêm lợi, chảy máu chân răng) ra ngoài. Vì vậy, cần áp dụng thêm các giải pháp làm sạch và bảo vệ lợi bằng nước súc miệng dược liệu.

Các nghiên cứu cho thấy, nhiều dược liệu trong tự nhiên như cau, lá lấu, đại bi, đinh hương, bạc hà có chứa chất tanin, có khả năng tạo tủa với protein trong khoang miệng, nhờ đó chúng dễ dàng kéo sạch các chất bẩn khó lấy ở kẽ răng và khoang miệng ra ngoài. Đồng thời giúp tạo lớp màng bảo vệ lợi, sát khuẩn, chống viêm và nhanh lành các tổn thương răng miệng.

Sử dụng nước súc miệng dược liệu có chứa các thành phần này được xem là giải pháp tối ưu giúp khắc phục hiện tượng chảy máu chân răng, viêm lợi và chặn đứng các bệnh về răng miệng.

Chảy máu ở chân răng gây ra nhiều tác hại khôn lường đối với sức khỏe răng miệng. Khi các mô nướu bị tổn thương, việc ăn nhai thường rất khó khăn. Không chỉ vậy, tình trạng viêm sưng, chảy máu kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như răng lung lay, rụng răng. Chảy máu răng càng nặng thời gian phục hồi các mô mềm càng lâu và chi phí điều trị càng cao. Vì vậy, không nên chủ quan hay tự ý áp dụng các phương pháp dân gian điều trị tại nhà.

Để khắc phục tình trạng này và điều trị dứt điểm, cách tốt nhất bạn nên thăm khám tại các địa chỉ nha khoa, bệnh viện chuyên về răng hàm mặt. Tại đây, các Bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám, chuẩn đoán nguyên nhân, đưa ra cách điều trị phù hợp như cách chữa viêm lợi chảy máu chân răng, viêm nha chu, điều chỉnh chế độ ăn uống,... Cùng với đó sự tư vấn cho bạn cách chăm sóc răng miệng tốt nhất.

Cách phòng ngừa chảy máu ở chân răng

  • Nên uống nước tráng miệng sau bữa ăn.
  • Sử dụng nước muối sinh lý, dùng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám thức ăn dư thừa còn sót lại. Lưu ý không sử dụng tăm, các vật nhọn chạm vào nướu răng vì có thể gây chảy máu, tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Đánh răng ngày 2 lần, vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Đánh răng đúng cách: sử dụng bàn chải lông mềm, kích thước vừa vặn với khoang miệng. Khi đánh răng, cần nghiêng bàn chải 45 độ, chải theo chiều dọc hoặc xoay tròn. Không chải răng theo chiều ngang vì sẽ gây mòn men răng và khiến các mạch máu dưới nướu bị tổn thương.
  • Hạn chế các loại thực phẩm, thức ăn cứng, dẻo.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều các loại rau củ quả giàu vitamin và khoáng chất như cam, chanh, cà rốt, rau có màu xanh sẫm.
  • Lấy vôi răng theo định kỳ 3 – 6 tháng/lần để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám đã bị vôi hóa, các vi khuẩn gây hại nhằm tăng cường sức khỏe răng miệng.
  • Nếu tình trạng chảy máu ở chân răng thường xuyên, liên tục, cần thăm khám kịp thời để thăm khám, xác định nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.
  • Hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia.

Chảy máu chân răng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng đang suy giảm, gây nhiều ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như tạo tâm lý tự ti khi giao tiếp ở nơi đông người. Vì vậy, điều trị chảy máu ở chân răng càng sớm càng tốt là việc vô cùng cần thiết nhằm hạn chế các diễn biến trầm trọng của bệnh, phục hồi chức năng của các mô mềm và khả năng ăn nhai của răng. 

Lưu ý, khi điều trị, cần lựa chọn các địa chỉ nha khoa uy tín, có trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ Bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Bắc Hương