Tác dụng của Vitamin C
Vitamin C
Vitamin C, sinh tố C hay acid ascorbic là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho các loài linh trưởng bậc cao, và cho một số nhỏ các loài khác. Sự hiện diện của ascorbic là cần thiết trong một loạt các phản ứng trao đổi chất trong tất cả các động vật và cây cối và được được tạo ra trong cơ thể bởi hầu như tất cả các cơ thể sinh vật, loại trừ loài người, khỉ, cá heo do thiếu enzyme đặc hiệu xúc tác chuyển hóa Glucose thành Vitamin C. Đây là một chất được mọi người biết đến rộng rãi là một vitamin mà thiếu nó thì sẽ gây ra bệnh scorbut cho con người.
Vitamin C có nhiều ở đâu?
Vitamin C có nhiều trong các loại rau quả tươi như cùi trắng cam, chanh, quýt, (Hàm lượng vitamin C trong rau quả phân phối không đều, có nhiều ở lớp vỏ hơn ở ruột, ở lá nhiều hơn ở cuống và thân rau) và có hàm lượng cao trong rau xanh, đặc biệt là bông cải xanh, tiêu, khoai tây, cải brussel,rau cải, cà chua, xoong cam, quýt, chanh, bưởi…
Trong thiên nhiên, vitamin C có trong hầu hết các loại rau quả tươi. Thông thường, các loại rau quả trồng ở nơi đầy đủ ánh sáng có hàm lượng vitamin C cao hơn. Nếu tính số mg vitamin C có trong 100g rau quả ăn được (mg%) theo "Bảng thành phần hóa học thức ăn Việt Nam" (Nhà xuất bản Y học - 1972) thì nó có nhiều nhất trong rau ngót (185 mg%), sau đó là cần tây (150 mg%), rau mùi (140 mg%), kinh giới (110 mg%), rau đay (77%mg), súp lơ, rau thơm, su hào, rau diếp, rau muống... Trong các loại quả thì nhiều nhất là thanh trà (177 mg%), sau đó là bưởi (95 mg%), thị (81 mg%), ổi (62 mg%), nhãn (58 mg%), đu đủ chín (54 mg%), quýt, cam, chanh, vải, dứa...
Nhu cầu và khả năng hấp thu Vitamin C của cơ thể con người
Với người trưởng thành và lao động, làm việc bình thường sẽ cần khoảng 35 – 60mg mỗi ngày. Nếu làm việc trong môi trường nhiệt độ cao sẽ tăng lên 150 – 180mg. Tuy nhiên, nhu cầu vitamin C tăng lên rất cao ở những người cao tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú, người bị nhiễm khuẩn, nhiễm virut, hút thuốc lá, nghiện rượu, suy dinh dưỡng, ung thư, đái tháo đường…
Với Vitamin C dược phẩm, khả năng hấp thụ phụ thuộc nhiều vào liều lượng, hấp thu đạt 100% với liều 30 – 60mg và giảm dần với liều cao hơn. Những người bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa hoặc đái tháo đường thì khả năng hấp thụ Vitamin C sẽ bị giảm.
Tác dụng của Vitamin C đối với cơ thể
Acid ascorbic bị oxy hóa cho acid dehydroascorbic; đây là phản ứng oxy hóa khử thuận nghịch, qua đó Vitamin C tác dụng như một đồng yếu tố (cofactor), tham gia vào nhiều phản ứng hóa sinh trong cơ thể, như:
- Hydroxyl hóa,
- Amid hóa;
- Làm dễ dàng sự chuyển prolin, lysin sang hydroxyprolin và hydroxylysin (trong tổng hợp collagen);
- Giúp chuyển acid folic thành acid folinic trong tổng hợp carnitin;
- Tham gia xúc tác oxy hóa thuốc qua microsom (cytochrom P450) gan;
- Giúp dopamin hydroxyl hoá thành nor-adrenalin;
- Giúp dễ hấp thu sắt do khử Fe3+ thành Fe2+ ở dạ dày, để rồi dễ hấp thụ ở ruột.
- Ở mô, Vitamin C giúp tổng hợp collagen, proteoglycan và các thành phần hữu cơ khác ở răng, xương, nội mô mao mạch.
- Trong thiên nhiên, Vitamin C có mặt cùng vitamin P (vitamin C2). Vitamin P lại có tính chống oxy hóa, nên bảo vệ được Vitamin C; hơn nữa Vitamin P còn hiệp đồng với Vitamin C để làm bền vững thành mạch, tăng tạo collagen, ức chế hyaluronidase và cùng Vitamin C, Vitamin E, β-caroten và selen, tham gia thanh thải gốc tự do có hại trong cơ thể.
Thông thường, vitamin C thực hiện quá trình thúc đẩy các phản ứng sinh hoá trong cơ thể, tồn tại hai dạng trong tự nhiên có tác dụng xúc tác men và chống ôxy hoá. Thiếu vitamin C làm ảnh hưởng đến quá trình tạo sợi collagen, đặc biệt trong các mao mạch, mô liên kết, mô xương. Dạng quay phải ức chế nhanh các gốc tự do, được sản sinh trong quá trình dị hoá của tế bào. Vitamin C can thiệp vào quá trình chuyển hoá carnitin, tham gia gắn kết acid béo chuỗi dài vào thể hạt sợi mitochindrie nên thiếu vitamin C sẽ làm cơ thể mệt mỏi. Ngoài ra, còn tham gia vào chuyển hoá sắt và acid folic, làm tăng hấp thu sắt.
Do dễ bị nhiễm trùng và trầm cảm, các vết thâm tím rộng trên da (mảng xuất huyết dưới da) cũng là những triệu chứng thiếu do thiếu vitamin C.
Thiếu vitamin C, người lớn bị viêm lợi, chảy máu chân răng, tụ máu dưới màng xương, đốm xuất huyết, tăng sừng hóa ở nang lông. Nếu không được bổ sung kịp thời có thể tử vong do chảy máu ồ ạt hoặc do thiếu máu cục bộ cơ tim. Trẻ còn bú thường do chế độ ăn nhân tạo, bị chảy máu dưới màng xương, nhất là chi dưới, dễ chảy máu dưới da, vết thương lâu lành. Thêm vào đó, do dễ bị nhiễm trùng và trầm cảm, các vết thâm tím rộng trên da (mảng xuất huyết dưới da) cũng là những triệu chứng thiếu do thiếu vitamin C.
Tác dụng của Vitamin C đối với sức khỏe
1. Thúc đẩy sự hình thành collagen
Khi thiếu vitamin C, quá trình tổng hợp collagen gặp trở ngại, khiến các vết thương lâu lành dẫn đến xuất huyết ở nhiều mức độ khác nhau (vỡ mao mạch, chảy máu dưới da, chảy máu lợi), thành mạch yếu… là các hiện tượng thường thấy ở bệnh scobat.
2. Chất kích hoạt enzyme
Vitamin C có thể bảo vệ vitamin A, vitamin E, và các axit béo thiết yếu khỏi bị tiêu huỷ; làm cho sắt có trong thức ăn được duy trì trong trạng thái hoàn nguyên, thúc đẩy sự hấp thụ và chuyển dịch tồn trữ sắt trong cơ thể. Làm cho can-xi trong thành ruột không bị kết tủa, giúp cải thiện tỷ lệ hấp thụ can-xi vào cơ thể. Tham gia phản ứng hydroxyt của cholesterol thành axit cholic, có hiệu quả nhất định trong điều trị thiếu hồng cầu.
3. Tham gia quá trình chuyển hóa cholesterol
Giúp 80% cholesterol chuyển hóa thành sulfat tan trong nước để bài tiết khỏi cơ thể, giảm hàm lượng cholesterol trong máu; loại bỏ cholesterol tích tụ trong động mạch; gia tăng các thành phần có ích của máu như lipoprotein, có ý nghĩa quan trọng trong phòng chống xơ vữa động mạch.
4. Tham gia quá trình bài tiết chất độc khỏi cơ thể
Tiếp tục ô-xy hóa thành glutathione (diketo golunat) cùng với chất độc trong cơ thể bị bài tiết ra ngoài.
5. Phòng chống ung thư
Việc giảm vitamin C trong đường tiêu hóa ngăn chặn sự hình thành nitrosamines, có hiệu quả ngăn ngừa sự xuất hiện của các khối u đường tiêu hóa; ngoài ra vitamin C còn tham gia trong tổng hợp collagen, giúp các tế bào kẽ duy trì cấu trúc bình thường, làm giảm quá trình phát triển của tế bào ung thư.
6. Chống cảm lạnh
Vitamin C có thể cải thiện khả năng kháng bệnh của các tế bào miễn dịch và tăng cường miễn dịch của cơ thể và miễn dịch humoral, loại bỏ các yếu tố gây bệnh, giữ hệ hô hấp được bảo toàn. Khi thiếu nó, biểu mô tế bào kháng bệnh ở khí quản và phế quản bị giảm xuống. Các thí nghiệm cho thấy, uống 1.000 mg vitamin C mỗi ngày có thể giảm 50% nguy cơ bị cảm lạnh và giảm 23% các triệu chứng cảm cúm.
7. Chống trầm cảm
Các tác nhân gây stress hóa học thường do thuốc lá, ô nhiễm môi trường, và các dị ứng nguyên. Vitamin C giúp quá trình chuyển hóa dopamin hydroxyl hoá thành nor-adrenalin. Do đó nên sử dụng vitamin C để điều trị và phòng bệnh trầm cảm, mất trí nhớ, thể chất và tinh thần căng thẳng, cơ thể mệt mỏi, tính hiếu động thái quá, thiếu tập trung.
8. Tăng cường hệ miễn dịch
Vitamin C có vai trò ảnh hưởng lên nhiều chức năng miễn dịch bằng cách tăng cường chức năng và hoạt động của các bạch cầu, đồng thời làm tăng nồng độ interferon, tăng nồng độ và đáp ứng kháng thể, tăng tiết hormone tuyến ức và bảo đảm sự toàn vẹn của chất nền. Nhờ vậy, khả năng kháng bệnh của các tế bào miễn dịch được cải thiện và tăng cường miễn dịch của cơ thể, loại bỏ các yếu tố gây bệnh, giữ hệ hô hấp được bảo toàn.
9. Rối loạn Lipid máu, huyết áp, xơ vữa động mạch
Vitamin C đóng vai trò chính trong quá trình chống oxy hóa, hình thành collagen củng cố vững chắc thành động mạch, giảm nồng độ cholesterol toàn phần trong máu, tăng nồng độ HDL-cholesterol từ đó phòng bệnh mỡ trong máu. Vitamin C làm giảm huyết áp nên phòng ngừa được cho những người bệnh tăng huyết áp, ngừa được thiếu máu cơ tim. Ngoài ra, vi chất này còn có tác dụng ức chế sự kết tập tiểu cầu ngăn ngừa các mảng xơ vữa trên các thành mạch máu, giúp phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch.
10. Hen suyễn và các trường hợp dị ứng khác
Hen suyễn thường phát triển nhiều ở trẻ em và người trẻ trên 20 tuổi. Tỷ lệ bệnh ngày càng gia tăng do nhiều nguyên nhân như tăng stress đối với hệ miễn dịch (do tăng các chất hóa học độc hại trong không khí, nước, thực phẩm…), trẻ nhũ nhi dứt sữa sớm và ăn dặm sớm bằng thức ăn rắn, dùng nhiều gia vị trong thức ăn. Thêm vào đó là các kỹ thuật lai tạo di truyền các giống cây trồng hình thành nên những loại thực phẩm có nhiều khả năng gây dị ứng.
Vitamin C đóng vai trò là chất chống oxy hóa chủ chốt trên bề mặt khí đạo, thực hiện vai trò chống đỡ và ngăn chặn các tổn thương do các chất oxy hóa nội sinh lẫn ngoại sinh, đặc biệt là Oxide Nitric gây ra. Do đó, nó ngăn ngừa được bệnh hen suyễn và các bệnh dị ứng khác như viêm mũi dị ứng, nổi mề đay.
11. Phòng ngừa đục thủy tinh thể
Vitamin C tham gia vào chất chống oxy hóa do đó ngăn cản thoái hóa võng mạc, làm chậm tiến trình đục thủy tinh thể và cải thiện thị lực. Vì vậy bổ sung vitamin C mỗi ngày sẽ giúp phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể cho những người lớn tuổi.
12. Chống oxy hóa
Vitamin C là một trong nhiều chất tham gia hệ thống phòng thủ chống oxy hóa của cơ thể. Các chất chống oxy hóa (vitamin E, beta-caroten, Vitamin C) có thể chuyển các tác nhân gây oxy hóa thành những chất vô hại và thải ra nước tiểu.
Vitamin C kết hợp với nhiều dạng gốc tự do và “quét dọn” chúng ra khỏi cơ thể, giúp phục hồi Vitamin E trở lại dạng có khả năng chống oxy hóa.
13. Thải độc
Cần thiết cho hệ thống chuyển hóa thải độc của nhiều loại thuốc trong cơ thể, là giảm độc tính của thuốc và chuyển các phần từ độc thành dạng có thể đào thải qua nước tiểu.
Thải độc nhiều hóa chất gây ung thư. Có khả năng kết hợp với các kim loại nặng và làm chúng trở nên vô hại.
14. Phối hợp tốt trong sử dụng sắt, canxi và acid folic
Vitamin C giúp hấp thu tốt chất sắt nguồn gốc thực vật. Hỗ trợ chuyển sắt từ huyết thanh vào ferritin để dự trữ ở gan và phóng thích sắt từ ferritin vào huyết thanh khi có nhu cầu. Giúp hấp thu tốt canxi bằng cách ngăn caxi chuyển thành dạng khó hòa tan. Chuyển acid folic từ dạng không hoạt động thành dạng hoạt động và giữ ổn định ở dạng hoạt động, ngăn ngừa mất qua nước tiểu.
Tác dụng của Vitamin C trong làm đẹp
- Chữa lành các vết sẹo trên da
- Tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng và độc tố; khi độc tố không được thải ra ngoài cơ thể một cách hiệu quả thì bạn sẽ bị nổi mụn nghiêm trọng.
- Điều trị các ổ nhiễm trùng
- Làm giảm tình trạng tấy đỏ hoặc nhiễm trùng trên vùng da bị mụn.
- Giúp tẩy sạch tế bào chết trên da
- Giữ ẩm cho da thô ráp, khô và tróc vảy
- Cải thiện kết cấu da và gia tăng độ sáng cho làn da
- Làm sạch từ sâu bên trong để loại trừ các chất bẩn có thể gây mụn trứng cá, mụn đầu đen và mụn đầu trắng
- Đem lại sức sống mới cho làn da bằng cách giúp da khỏe mạnh hơn và tươi tắn hơn
- Các bác sĩ da liễu kê toa kem thoa mặt có chứa vitamin C và các dưỡng chất bổ sung khác để kích thích sự sản sinh collagen của làn da, giúp tăng tính đàn hồi và sự săn chắc cho da
- Giúp kiểm soát các dấu hiệu sớm của tiến trình lão hóa như nếp nhăn, dấu chân chim và những vết thâm nám.
Tác hại khi thiếu Vitamin C
Mệt mỏi
Người thiếu vitamin C rất dễ bị mệt mỏi ngay cả khi đã ngủ ngon giấc hoặc giảm mức tiêu thụ năng lượng tổng thể. Khó chẩn đoán rằng cơ thể thiếu vitamin C nếu chỉ dựa trên dấu hiệu mệt mỏi.
Thay đổi tâm trạng
Sự thiếu hụt này ảnh hưởng đến trạng thái cảm xúc của một người. Người thiếu vitamin C sẽ thường xuyên nóng nảy và dễ bị kích động, ngay cả khi đây không phải là tính cách của họ.
Giảm cân
Thiếu hụt vitamin C có thể dẫn đến giảm cân không giải thích được và thậm chí khiến một người nào đó trở nên gầy gò. Đây là hiện tượng phổ biến ở những người bị suy dinh dưỡng.
Đau người
Cơ bắp, khớp mỏi và đau báo hiệu sự thiếu hụt chất dinh dưỡng như vitamin C. Đôi khi triệu chứng này không được chú ý hoặc bị nhầm lẫn với các bệnh khác như viêm khớp.
Bầm tím
Một dấu hiệu chỉ ra rằng bạn gặp vấn đề với lượng vitamin C là khi xuất hiện vết bầm tím dễ dàng. Nếu bạn thấy mình bị bầm tím khi chỉ va chạm rất nhẹ, hoặc bầm tím không giải thích được và không nhớ vì sao nó xuất hiện, hãy nói chuyện với bác sĩ.
Vấn đề răng miệng
Vitamin C rất cần thiết cho sức khỏe răng miệng, thiếu nó có thể gây tụt lợi. Đây một dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu hụt vitamin C nghiêm trọng.
Tóc và da khô
Tóc khô, ngay cả khi đã dưỡng ẩm, và da khô, bị kích ứng hoặc mẩn đỏ mặc dù đã sử dụng các loại kem hoặc kem dưỡng ẩm, cũng là một dấu hiệu cho thấy lượng vitamin C chưa đủ.
Nhiễm trùng
Vitamin C cần thiết cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Thiếu chất dinh dưỡng này có thể dẫn đến hệ thống miễn dịch bị tổn thương, khiến bạn dễ mắc bệnh cảm lạnh và nhiễm trùng khác thường xuyên hơn.
Tác hại khi thừa Vitamin C
Đau lưng
Bạn sẽ cảm thấy một cơn đau nhẹ ở lưng và hai bên hông. Lúc đầu, chúng sẽ là những cơn đau nhẹ và âm ỉ sau sẽ càng trầm trọng hơn theo thời gian.
Đi tiểu ra máu
Một trong những tác dụng phụ nặng nhất của lượng vitamin C dư thừa là đi tiểu ra máu. Điều này có thể được đi kèm với chứng đau dạ dày.
Khuẩn đường tiết niệu
Bạn đã bao giờ bị đau trong khi đi tiểu? Có lẽ, đây là một tác dụng phụ của việc tiêu thụ Vitamin C quá liều. Điều này có thể xảy ra thường xuyên và bạn cần phải đi kiểm tra sức khỏe trước khi quá muộn.
Tiêu chảy
Trong rất nhiều trường hợp, tiêu chảy là một trong những tác dụng phụ chủ yếu do việc tiêu thụ vitamin C quá liều gây ra.
Chóng mặt
Vitamin C được sử dụng để chữa bệnh chóng mặt, nhưng vào một số thời điểm bạn có thể thấy rằng Vitamin C lại gây tác dụng ngược lại cho sức khỏe và muốn giảm bớt lượng Vitamin C dư thừa ra ngoài cơ thể.
Các vấn đề dạ dày
Co thắt ở dạ dày là một trong những tác dụng phụ cơ bản của vitamin C. Trong trường hợp bạn đã bị đau dạ dày co thắt, bạn nên kiểm tra lại các vấn đề liên quan đến Vitamin C trong quá trình tiêu thụ thực phẩm.
Buồn nôn
Bạn đã từng thức dậy mệt mỏi với một cảm giác buồn nôn? Bạn cảm thấy muốn ói tất cả mọi thức ăn trong dạ dày ra ngoài? Có lẽ, bạn đang là nạn nhân của một trong những tác dụng phụ gây ra bởi dư thừa lượng Vitamin C.
Nhức đầu liên tục
Rất nhiều bạn đã than phiền vì chứng đau đầu. Một số bạn lý giải là do thời tiết, trong khi ở một số trường hợp khác thì lại cho rằng là do quá căng thẳng. Bạn có biết rằng một nguyên nhân chính gây đau đầu là do đối mặt với tác dụng phụ của Vitamin C?
Mẩn ngứa, nổi nốt
Trên da của bạn xuất hiện những nốt đỏ? Hay bạn đang phải đối mặt với những cơn ngứa ran dưới da? Đó có thể là do bạn bị dị ứng hoặc đó cũng có thể là một tác dụng phụ của việc tiêu thụ vitamin C.
Ợ nóng
Cảm giác nóng rát ở dạ dày là một số tác dụng phụ chủ yếu của việc dư thừa lượng Vitamin C. Trong trường hợp này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Lưu ý khi dùng vitamin C
- Nếu dùng vitamin C liều cao liên tục sẽ mắc các bệnh như loét dạ dày, tá tràng; viêm bàng quang, tiêu chảy, tăng tạo sỏi thận và gây bệnh gút, có thể gây ra hiện tượng ức chế ngược nếu ngừng đột ngột.
- Thời điểm tốt nhất để bổ sung Vitamin C trong ngày là ngay sau ăn và chia làm nhiều lần, không uống vào buổi tối vì dễ gây mất ngủ.
- Nhiều loại vitamin C viên sủi ngoài hàm lượng 1.000mg vitamin C, còn có 243mg muối ăn được hình thành sau phản ứng sủi bọt. Không nên dùng nó cho người suy thận, người kiêng ăn muối (tăng huyết áp).
- Một số loại viên sủi C còn chứa thêm thành phần muối khoáng calci 500mg, không được dùng cho người bị bệnh sỏi thận.
- Việc dùng thuốc vitamin C thường xuyên có thể làm cơ thể quen, khi không dùng sẽ cảm thấy mệt mỏi.
Bổ sung vitamin C đối với trẻ em và bà mẹ đang cho con bú
Đối với trẻ em: Cơ thể trẻ em chỉ cần một lượng Vitamin C rất nhỏ nhưng nếu thiếu chúng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là sự phát triển của trẻ nhỏ. Cung cấp Vitamin C cho trẻ em tốt nhất là thông qua con đường ăn uống vì có nhiều trong rau và các loại quả như cam, chanh, cà chua, cà rốt…lưu ý nên ăn khi còn tươi và cho trẻ ăn đa dạng các loại rau quả.
Đối với bà mẹ đang cho con bú: Cần ăn nhiều rau quả hơn để tăng lượng vitamin C qua sữa, nếu người mẹ không đủ sữa hoặc nuôi con bằng sữa ngoài cần phải bổ sung nguồn vitamin C bằng hoa quả tươi, nếu trẻ không chịu ăn nhiều thì có thể cân nhắc sử dụng viên vitamin C, nhưng khi sử dụng các thuốc này nhất thiết cần có ý kiến của các chuyên gia y tế.