Tác dụng của tỏi đã mọc mầm
Những nhánh tỏi cũ đã mọc mầm xanh – vốn thường bị xem là đã hỏng và bị vứt vào thùng rác, hóa ra lại có hoạt tính chống ô xi hóa tốt hơn cả tỏi tươi non.
Tỏi là loại gia vị được sử dụng phổ biến cho mục đích chữa bệnh từ hàng nghìn năm nay. Hiện nay, con người vẫn rất hoan nghênh những lợi ích đối với sức khỏe của loại gia vị này.
Ăn tỏi hoặc dùng chế phẩm bổ dung từ tỏi là một cách tự nhiên để giảm cholesterol, huyết áp và nguy cơ bệnh tim. Tuy nhiên những lợi ích này thường được nghiên cứu trên tỏi tươi, sống. Tỏi đã mọc mầm ít được chú ý hơn nhiều.
Các nghiên cứu khác cũng đã thấy rằng đậu xanh và ngũ cốc nảy mầm có hoạt tính chống ô xi hóa cao hơn, vì thế nhóm nghiên cứu quyết định tìm hiểu xem liệu điều này có đúng với tỏi hay không.
Kết quả cho thấy những củ tỏi đã mọc mầm 5 ngày có hoạt tính chống ô xi hóa tốt cho tim cao hơn tỏi tươi và cũng có chuyển hóa khác hơn, cho thấy nó còn tạo ra những chất khác nữa. Chất chiết từ loại tỏi này thậm chí còn bảo vệ được các tế bào trong ống nghiệm tránh khỏi một số loại tổn thương.
Khi nảy mầm, cây cối thường tạo ra nhiều hợp chất mới, bao gồm những chất sẽ bảo vệ cây non chống lại tác nhân gây bệnh. Nhóm nghiên cứu lý giải rằng điều này có lẽ cũng xảy ra khi mầm xanh nhú lên từ những nhánh tỏi cũ.
Do đó, để mọc mầm có thể là cách hữu dụng để cải thiện khả năng chống ô xi hóa của tỏi.
Những củ tỏi đã mọc mầm 5 ngày có hoạt tính chống oxy hóa tốt cho tim cao hơn tỏi tươi và cũng có chuyển hóa cho thấy nó còn tạo ra những chất hữu ích khác nữa. Chất chiết từ loại tỏi này thậm chí còn bảo vệ được các tế bào trong ống nghiệm tránh khỏi một số tổn thương.
Ăn tỏi hoặc dùng chế phẩm bổ dung từ tỏi là một cách tự nhiên để giảm cholesterol, huyết áp và nguy cơ bệnh tim. Tuy nhiên những lợi ích này thường được nghiên cứu trên tỏi tươi, sống. Tỏi đã mọc mầm ít được chú ý hơn nhiều.
Các nghiên cứu khác cũng đã thấy rằng đậu xanh và ngũ cốc nảy mầm có hoạt tính chống ô xi hóa cao hơn, vì thế nhóm nghiên cứu quyết định tìm hiểu xem liệu điều này có đúng với tỏi hay không.
Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học & Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho rằng, thực chất hàm lượng chất chống oxy hóa trong các loại củ này cũng không lớn. Trong các bữa ăn hằng ngày thì việc sử dụng các loại hành, tỏi để làm gia vị chứ không phải là nguồn chất chống oxy hóa đáng kể cung cấp cho cơ thể. Vì vậy, không nên cố tình để tỏi mọc mầm mới ăn, vừa không ngon mà chất chống oxy hóa lại chả được là bao.
Khi nảy mầm, cây cối thường tạo ra nhiều hợp chất mới, bao gồm những chất sẽ bảo vệ cây non chống lại tác nhân gây bệnh. Nhóm nghiên cứu lý giải rằng điều này có lẽ cũng xảy ra khi mầm xanh nhú lên từ những nhánh tỏi cũ.
Tác dụng của tỏi đã lên mầm
Tỏi mọc mầm giúp điều trị ngộ độc thực phẩm
Trong tỏi mọc mầm cũng có những hoạt chất rất tốt cho việc loại bỏ các triệu chứng như tiêu chảy hay đau bụng khi ngộ độc thực phẩm.
Tỏi mọc mầm – “thần dược” có tác dụng ngăn ngừa ung thư.
Các nhà khoa học cho biết, thành phần của tỏi mọc mầm có rất nhiều chất chống lại các virus xâm nhập cơ thể. Đặc biệt, trong tỏi mọc mầm có chứa các chất chống oxy hóa cực mạnh (được chuyển hóa từ khi chưa mọc mầm sang mọc mầm) giúp ngăn chặn các bệnh do vi khuẩn, virus.
Chống ung thư
Không chỉ tốt cho sức khỏe, tỏi mọc mầm còn là khắc tinh của bệnh ung thư, là vị thuốc tự nhiên phòng chống căn bệnh nguy hiểm này. Quá trình nảy mầm trong tỏi kích thích sản sinh chất phytochemical, có khả năng chặn sự lây lan của các tế bào ung thư ác tính và ức chế hoạt động của các chất gây ung thư trên cơ thể. Ngoài ra, tỏi cũng sản xuất một lượng lớn các chất chống gốc oxy tự do – một trong những lý do chính cho sự hình thành của ung thư.
Tại sao tỏi mọc mầm lại có thể giúp phòng chống ung thư?
Theo các nhà nghiên cứu khoa học, thực vật rất nhạy cảm với việc bị vi khuẩn, virus và côn trùng tấn công trong quá trình nảy mầm. Vì thế, chúng sẽ sản sinh ra một hợp chất được gọi là phytoalexin để bảo vệ mình khỏi sự tấn công. Hợp chất này tuy có hại đối với các vi sinh vật, côn trùng - nhưng lại rất có lợi cho sức khỏe con người.
Hợp chất phytoalexin tăng rất mạnh khi tỏi bắt đầu này mầm. Khi ăn tỏi nảy mầm, hợp chất này sẽ giúp hỗ trợ sức đề kháng, tăng khả năng ức chế các loại vi rút, vi khuẩn và các tế bào gốc tự do có hại cho cơ thể.Chính vì vậy, nếu bạn đang có ý định vứt bỏ những tép tỏi cũ đã mọc mầm để thay bằng những tép tỏi tươi mới hơn thì hãy suy nghĩ lại nhé, bởi rất có thể chúng sẽ cứu sống bạn đấy!
Bảo vệ tim mạch
Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí ACS’ Journal of Agricultural and Food Chemistry mới đây cũng cho biết, những củ tỏi đã mọc mầm 5 ngày có hoạt tính chống oxy hóa tốt cho tim cao hơn tỏi tươi. Cũng giống như cách phytochemicals ngăn hoạt động của các chất gây ung thư, tỏi mọc mầm cũng đẩy mạnh hoạt động của enzym và ngăn chặn các hoạt động dẫn đến sự hình thành mảng bám – tác nhân quan trọng dẫn đến bệnh tắc nghẽn tim, bảo vệ cơ thể khỏi các cơn đau tim.
Ngăn ngừa đột quỵ
Tỏi mọc mầm cung cấp lượng phong phú chất anjoene – chất ngăn ngừa sự hình thành của các cục máu đông. Ngoài ra, chất nitrit trong tỏi giúp làm giãn nở động mạch. Cả hai chất hoạt động song song giúp chống lại sự hình thành của các cơn đột quỵ.
Chống lão hóa
Chúng ta đều biết rằng chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa lão hóa sớm bằng cách loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể. Nhưng theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Agricultural and Food Chemistry, tỏi mọc mầm không chỉ ngăn chặn sự xuất hiện của các nếp nhăn mà còn có khả năng giảm thiểu sự suy thoái của các cơ quan trong cơ thể.
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Nếu bạn thường xuyên bị cảm lạnh và ho hoặc nhiễm trùng thì tỏi là một phương thuốc hữu hiệu. Đó là bởi vì mầm tỏi, đặc biệt là loại đã mọc mầm 5 ngày, cung cấp cho cơ thể chất chống oxy hóa, tiêu diệt sự nhiễm trùng cho các tế bào trong cơ thể. Những chất chống oxy hóa lần lượt tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn bằng cách bảo vệ các tế bào rất có tác dụng diệt nhiễm trùng. Việc ăn tỏi đã mọc mầm sẽ giúp “ngừng ngay lập tức” các triệu chứng về ngộ độc thức ăn như tiêu chảy hay đau bụng khi ăn phải thực phẩm không rõ nguồn gốc.