Logo Bài Thuốc Quý

Tác dụng của quả vải

01/01/2020 · Sức khỏe
Vải là loại quả có vào mùa hè, đây là loại quả rất ngon và có nhiều hàm lượng dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Dưới đây là chi tiết các tác dụng của quả vải.

Quả vải, vải thiều

Vải là loại trái cây có họ hàng với chôm chôm và nhãn, vốn là loại cây sinh trưởng ở vùng nhiệt đới phổ biến nhất là Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Về thành phần, quả vải chứa tới 82% là nước và 16,5% Carbohydrate. Bên cạnh đó, vải còn là loại trái cây rất giàu chất xơ, Vitamin C, B, E và khoáng chất như Kẽm, Sắt, Magie, Canxi… Đặc biệt, theo nghiên cứu, vải còn có chứa hàm lượng các chất chống oxy hóa như Epigallocatechin Rutin, Oligonol… cao hơn nhiều so với những loại trái cây thông thường khác. Từ đó, có thể tìm ra các tác dụng của quả vải đối với sức khỏe, trí tuệ và vẻ đẹp của con người.

Quả vải, quả vải thiều
Quả vải.

Thành phần hóa học

Cùi vải chứa đường, acid ascorbic, acid citric, protein, caroten, acid nicotic riboflavin, calci, sắt phốtpho. Vỏ quả chứa cyanidin glycosid, chất anthoxanthin màu vàng. Hạt vải có tanin, saponoid, dẫn chất glycin và flavonoid (quercetin, quercitrin).

Theo Đông y, lệ chi nhục tính cam toan ôn; vào tỳ, vị, can. Tác dụng sinh tân dưỡng huyết, lý khí chỉ thống. Dùng cho các trường hợp sốt nóng, mất nước, khát nước (phiền khát), nôn ói, đau bụng, đau răng, lao hạch, sưng hạch, viêm tấy khoang bàn ngón tay (đinh nhọt), sang chấn đụng giập xuất huyết. Lệ chi hạch tính vị cam sáp ôn, tác dụng ôn trung lý khí chỉ thống. Dùng cho các trường hợp thoát vị, đau do viêm loét dạ dày, thống kinh…

Tác dụng của quả vải đối với sức khỏe

1. Vải giúp phòng bệnh tim mạch

Vải được các nhà khoa học xếp thứ hai trong danh mục những loại trái cây chứa nhiều polyphenol nhất. Đây là một hoạt chất giúp tăng sức đề kháng cho hệ tim mạch. Mặt khác, chất ôxy hoá trong loại quả này còn tăng cường hệ miễn dịch cho con người, làm chậm lại quá trình lão hoá các tế bào mắt.

Một ly nước ép vải mỗi ngày sẽ giúp bạn phòng tránh được rất nhiều bệnh, đặc biệt là liên quan đến hệ tim mạch.

2. Vải cung cấp vitamin B

Các vitamin nhóm B thường có nhiệm vụ chuyển hoá carbonhydrate, protein, và các chất béo. Trong vải, đặc biệt là vải thiều chứa nhiều các vitamin nhóm B như thiamin, niacin, folate và riboflavin. Ngoài ra, loại quả này còn chứa nhiều beta-carotene, rất tốt cho đôi mắt.

3. Vải cung cấp vitamin C

Vải chứa nhiều vitamin C nhưng đặc biệt, vải sấy khô chứa hàm lượng vitamin C í tai ngờ tới. Để tận dụng nguồn vitamin C, hãy sấy khô những trái vải. Đây là dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các bệnh như cảm, sốt, viêm họng. Ngoài ra, vitamin cũng tham gia vào các quá trình trao đổi chất của da, xương và các mô.

Tác dụng của quả vải

4. Vải giúp chống ung thư

Vải có đặc tính chống ung thư. Loại trái cây này có chứa flavones, quercitin và kaemferol là những hợp chất mạnh mẽ trong việc chống lại sự phát triển các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư vú.

5. Vải giúp xương chắc khoẻ

Vải rất giàu phốt pho, magiê và khoáng chất như đồng, mangan, giúp xương chắc khỏe. Các hoạt chất này giúp gia tăng hiệu quả hoạt động của vitamin D, thúc đẩy cơ chế đồng hóa canxi, từ đó duy trì sức khỏe của xương.

6. Vải hỗ trợ hệ tiêu hoá hiệu quả

Vải chứa các chất xơ hòa tan giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đào thải các chất độc trong dạ dày, cải thiện vị giác, làm sạch ruột kết, chữa trị chứng ợ nóng và cảm giác rát ở dạ dày. Tinh chất làm se có trong hạt vải còn được sử dụng trong việc chữa trị các vấn đề về đường ruột và tẩy giun ruột.

7. Tăng cường hệ miễn dịch

Công dụng của trái vải tiếp theo mà ít ai ngờ tới là khả năng tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin C có trong vải là chất chống oxy hóa cực hữu hiệu, giúp đẩy lùi các gốc tự do, vi khuẩn, virus có hại cho cơ thể. Từ đó tăng cường khả năng miễn dịch và phòng ngừa bệnh tật.

8. Ngăn ngừa đục thủy tinh thể

Nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, hoạt chất Phytochemical có trong vải thiều giúp ngăn ngừa sự phát triển bất thường của các tế bào gây ra bệnh ung thư và ức chế các tác nhân gây ra những khuyết tật về mắt như đục thủy tinh thể.

9. Giúp chống lại virus cúm

Tác dụng của quả vải còn được thể hiện qua khả năng chống lại chủng virus cúm, vốn được nhân lên và lây lan rất nhanh. Hiện nay, đã có một số quốc gia tiến hành chiết xuất tinh chất Oligonol có trong vải thiều để tạo ra các loại thuốc chữa bệnh.

10. Điều hòa lưu thông máu

Vải thiều giúp thúc đẩy sự tuần hoàn máu, từ đó đem oxi và các chất dinh dưỡng đến khắp các cơ quan để mọi hoạt động sống được diễn ra trơn tru và khỏe mạnh nhất. Điều này được tạo lên từ các hoạt chất như magiê, sắt, đồng, mangan, Folate và Vitamin C… có trong chính thành phần dinh dưỡng của vải.

11. Ngăn ngừa hiện tượng xơ vữa động mạch

Tác dụng của quả vải cuối cùng đối với hệ tim mạch là khả năng ngăn ngừa hiện tượng xơ vữa động mạch và phá vỡ các cục máu đông. Hợp chất polyphenol phong phú như Bioflavonoid hay còn gọi là Rutin giúp tăng tính bền vững của thành động mạch và hỗ trợ tích cực trong việc điều trị các bệnh mãn tính như giãn mạch hoặc trĩ.

12. Tăng khả năng chống viêm

Trước các tổn thương ngoài da hoặc bên trong cơ thể, hoạt chất Flavonoid (FRLFE) có trong mỗi trái vải chín sẽ giúp chống lại những tác nhân gây sưng, viêm một cách cực kỳ hữu hiệu. Bổ sung vải thiều trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ giúp tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch.

13. Cung cấp nguồn năng lượng tức thời

Như các bạn đã thấy, trong mỗi quả vải thiều chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là Vitamin, không chỉ giúp cơ thể phòng chống khỏi những loại bệnh tật nguy hiểm mà còn đem lại nguồn năng lượng tức thời, dồi dào nhưng vẫn rất khoa học.

14. Bảo vệ khỏi virus Herpes

Tác dụng của quả vải đối với việc phòng và chống các bệnh do virus hoặc vi khuẩn đã rõ. Tuy nhiên theo những nghiên cứu mới đây, thành phần dinh dưỡng của vải thiều còn có Proanthocyanidin - hợp chất với đặc tính chống vi rút rất mạnh. Đặc tính này làm tăng hiệu quả chống lại các loại virus hiếm gặp và nguy hiểm như Herpes hoặc Coxsackie.

15. Điều hòa huyết áp 

Thực tế, vải thiều vốn là loại quả khá nóng nhưng lại có hàm lượng Kali và Natri ở mức cân bằng, từ đó duy trì huyết áp ở mức ổn định, giảm áp lực lên các thành mạch.

16. Giúp xương chắc khỏe hơn

Giống như một loại thực phẩm chức năng tăng cường sức khỏe xương khớp tự nhiên có mặt trên thị trường. Vải thiều chứa đầy đủ các dưỡng chất như magiê, phốt pho, mangan, đồng, sắt… giúp xương luôn chắc khỏe và tăng chiều cao hiệu quả.

17. Ngăn ngừa thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng khá phổ biến ở nữ giới, đặc biệt là phụ nữ sau sinh. Theo đó, hàm lượng đồng và sắt có trong vải thiều sẽ giúp bạn liên tục bổ sung và tái tạo các tế bào hồng cầu, ngăn ngừa tình trạng suy nhược, mệt mỏi do thiếu máu. Đây là một trong những tác dụng kỳ diệu của quả vải đối với mẹ bầu trong suốt thai kỳ.

18. Tăng Libido sự ham muốn

Theo kết quả nghiên cứu, vải thiều còn có tác dụng tăng sự ham muốn tình dục ở người nhờ các thành phần tự nhiên như đồng, sắt và Vitamin C. Những hợp chất này góp phần hình thành lên các loại hormon giới tính như Testosterone hoặc Estrogen…

Tác dụng làm đẹp

1. Vải giảm nếp nhăn và tàn nhang

Oligonol là một polyphenol được tìm thấy nhiều trong quả vải. Oligonol có nhiều chất chống ôxy hóa và chống lại hoạt động của virus cúm. Chất này cũng giúp cải thiện lưu thông máu, giảm cân và bảo vệ da khỏi tia cực tím. Oligonol giúp giảm mỡ, tăng tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi khi tập thể dục, tăng khả năng chịu đựng và làm giảm nếp nhăn, tàn nhang.

2. Vải giúp cải thiện làn da

Vải có hàm lượng đường cao cho nên khi bạn ăn quá nhiều sẽ sinh ra mụn nhọt. Tuy nhiên, ăn một lượng vải vừa phải, vải giúp chúng ta giảm sự phát triển của mụn trứng cá trên diện rộng. Một số chất có trong vải giúp đem lại cho bạn một làn da sáng và khoẻ mạnh.

3. Vải chứa nhiều các chất dinh dưỡng thân thiện với da

Vải là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng thân thiện với da như thiamin, niacin và đồng. Thiamin giúp chuyển hóa chất béo và protein cho da khỏe mạnh. Niacin làm tăng độ ẩm cho da trong khi với một lượng nhỏ đồng sẽ giúp tăng tốc độ làm liền da.

4. Vải giúp giảm cân

Vải chứa ít calo, không có chất béo bão hòa hay cholesterol mà lại rất giàu chất xơ nên thích hợp với những người muốn giảm cân.

5. Vải giúp cho mái tóc khoẻ mạnh

Vitamin C, niacin và thiamin là những dưỡng chất thiết yếu trong việc nuôi dưỡng tóc. Vitamin C đóng vai trò tích cực, bảo đảm cung cấp đủ máu đến nang tóc của bạn.

6. Vải giúp chống lão hoá

Vải có hàm lượng cao vitamin C chống ôxy hóa và các vitamin nhóm B. Những chất này giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị lão hóa từ ô nhiễm môi trường và tia cực tím, bảo vệ da khỏi bị hư hại. Do đó, ăn một lượng vải vừa đủ có thể giúp chống lại ung thư da hay viêm da.

7. Hỗ trợ giảm cân

Nếu bạn đang tìm kiếm những thực phẩm chức năng giúp giảm cân an toàn hiệu quả thì không thể bỏ qua loại quả ngon như vải thiều. Với hàm lượng calo thấp, ít đường, giàu Vitamin và chất xơ, vải thiều trở thành loại hoa quả giúp giữ dáng, đẹp da vô cùng hoàn hảo cho chị em vào mỗi dịp hè về.

Bài thuốc từ quả vải

1. Chữa đau bụng, buồn nôn

Đem hạt vải nướng chín, bóc vỏ ngoài ăn với số lượng khoảng 6 - 8g/lần. Ngày 2 lần. 

2. Chữa đau dạ dày

Hạt vải 3g (chế như trên), mộc hương 2g. Tán bột mịn, uống với nước ấm. Ngày 2-3 lần. 

3. Đau bụng kinh hoặc đau bụng sau sinh

Hạt vải đốt tồn tính 20g, hương phụ 40g tán bột mịn, ngày 6-8g uống với nước muối loãng hoặc nước cơm. Ngày 2 lần.

4. Phụ nữ đau bụng dưới (đau phần phụ) như kim châm

Hạt vải thái phiến như trên, sao đen, đại hồi vi sao đồng lượng (4-8g) tán bột mịn, uống với rượu ấm, ngày 3 lần. Uống nhiều ngày cho tới khi hết các triệu chứng.

5. Sán khí ở nam giới (thoát vị bẹn, viêm đau tinh hoàn)

Hạt vải chế biến như trên, sao vàng, tiêu hồi (sao qua), quất hạch (hạt quýt) sao vàng. Cả 3 vị đồng lượng, tán bột mịn, uống với nước ấm, ngày 2-3 lần, mỗi lần 6-8g. Trẻ em theo tuổi giảm liều. Cũng có thể chỉ dùng riêng hạt vải đốt thành than, hòa vào rượu uống, với liều 4-6g. Hoặc lấy hạt vải đã chế biến theo cách trên, trần bì, đồng lượng 10g, sao vàng, lưu huỳnh 3g. Dùng dưới dạng bột mịn. Chia 2 lần uống trong ngày.

6. Tiêu chảy do tỳ hư

Quả vải 7 quả, đại táo 5 quả. Sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

7. Trị nấc

Quả vải 7 quả, gừng tươi 6g, đường đỏ 4g. Sắc uống.

8. Răng sưng đau

Quả vải xanh, thêm ít muối ăn hoặc đốt tồn tính, tán mịn, xát vào chân răng. Ngoài ra còn dùng hoa, vỏ thân, vỏ rễ vải, sắc lấy nước súc miệng chữa viêm họng, đau răng.

Một số món ăn, bài thuốc từ quả vải

1. Chân giò vải chín xào om

Cùi vải chín 100g, thịt nạc chân giò 300g, trứng gà 2 quả. Thịt chân giò cắt lát làm đôi, dùng sống dao chần cho mềm, mỗi lát lại cắt thành 12 miếng. Trứng bỏ lòng đỏ, lấy lòng trắng. Đặt chảo trên bếp nóng, cho dầu rán vào, khi dầu sôi cho thịt heo vào rán cho chín vàng, gạn bỏ hết dầu còn trong chảo, cho giấm, đường, muối, chút rượu, nước bột gạo và cùi vải vào xào nhỏ lửa, thêm ít dầu rán chín và đổ ra đĩa. Dùng cho người cao tuổi, sản phụ sau đẻ, sau thời kỳ nằm bệnh dài ngày.

2. Cháo cùi vải

Cùi vải chín 5 – 7 cái, gạo tẻ 40g. Đem nấu cháo. Dùng cho trường hợp nóng sốt, môi họng khô, khát nước (phiền khát).

3. Cháo củ mài, hạt sen, cùi vải

Vải khô 12g, gạo tẻ 60g, củ mài 15g, hạt sen 12g. Nấu cháo cho người cao tuổi thường bị tiêu chảy buổi sớm (ngũ canh tả).

4. Vải tươi dùng ngay

Vải chín tươi 5 – 10 quả, ngày ăn 2 – 3 lần. Dùng cho các trường hợp nôn khan, nấc cụt, nóng sốt khát nước, cơ thể suy nhược sau bị bệnh lâu ngày.

Một số lưu ý khi ăn vải

Vải là loại quả có tính nóng nên nếu ăn quá nhiều cùng một lúc sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Bởi trong thực tế đã có không ít người khi ăn quá nhiều quả vải đã nảy sinh những triệu chứng như nóng, nổi nhiều mụn, “say” vải gây đau đầu, choáng váng, buồn nôn, ra mồ hôi lạnh.

Theo kinh nghiệm dân gian, nếu ăn nhiều vải có thể gây nóng, làm rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể, dẫn đến chứng “say vải” rất khó chịu. Do trong cùi vải có nhiều đường glucoza nên nếu ăn một lúc quá nhiều vải (500g trở lên) sẽ có một lượng lớn đường glucoza vào máu vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan, khiến cơ thể tiết Insulin tăng lên để làm hạ nồng độ đường máu xuống, gây ra phản ứng đường máu thấp tức thời với các biểu hiện chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, tim đập nhanh, toát mồ hôi, miệng khô khát, mỏi mệt…

Vậy nên các chuyên gia khuyến cáo, khi ăn vải mỗi lần không nên ăn quá 10 quả, đặc biệt là trẻ nhỏ chỉ nên ăn 3-4 quả 1 lần vì ăn nhiều sẽ bị nhiệt. Những người có thể chất âm hư, táo, nhiệt càng không nên ăn nhiều quả vải, đồng thời những người bị bệnh đái tháo đường cũng cần cẩn trọng khi ăn vải. Riêng những người dễ nhiễm cảm, có đờm, lên thủy đậu thì không nên ăn vải vì vải sẽ làm bệnh nặng hơn và có thể gây nên những biến chứng.

Ngoài chứng “say vải”, có người bị ngộ độc sau khi ăn vải với triệu chứng nôn nao, nổi mề đay, đau bụng, có khi nôn mửa. Các triệu chứng này không phải do vải mà do loài nấm độc Candida trophicalis trú ngụ ở núm những quả vải bị giập nát, ủng thối gây ra. Hàm lượng đường cao và độ pH của vải là môi trường lý tưởng cho sự phát triển loại nấm này. 

Khi bị ngộ độc vải do nấm Candida thì người bệnh thấy nôn nao, đau bụng dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy, khó thở, huyết áp cao; một số người cảm thấy ớn lạnh, rùng mình, sau đó sốt từ 38,5oC-39oC, đau đầu, uể oải, đau nhức khớp vùng lưng và thắt lưng, đi cầu phân sệt, lỏng lẫn với nhầy máu sẫm như máu cá hoặc có khi đục như mủ, thỉnh thoảng bị đau quặn vùng hố chậu trái, đau vùng thượng vị. Khi bị ngộ độc vải, lấy 7-10 lát gừng và ít gạo rang cháy đem nấu với nước, pha thêm chút muối và đường, để nguội rồi uống nước (càng nhiều càng tốt), còn bã thì ăn từng tí một, hoặc có thể chống nhiễm trùng đường tiêu hóa bằng cách rửa sạch một nắm búp ổi non, nhai với ít muối.

Đặc biệt, người bị ngộ độc vải không tự ý dùng thuốc kháng sinh khi không có chỉ định của thầy thuốc. Người bệnh có thể dùng Sulfaguanidan, Smecta, uống thêm vitamin nhóm B nhưng không nên lạm dụng vitamin C. Quan trọng hơn, cần đưa người bị ngộ độc vải đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời đồng thời cho uống bù Oresol nếu người bệnh đi ngoài quá nhiều và có các triệu chứng nhầy máu mũi, vã mồ hôi trán, người khó chịu, niêm mạc miệng khô.

Thân Thiện
BÀI VIẾT LIÊN QUAN