Tác dụng của củ riềng
Củ riềng
Riềng là một loại gia vị phổ biến cũng như gừng, tỏi, nghệ… Có 2 loại riêng: riềng thuốc hay cao hương khương, co khá (Thái), kim sung (Dao), cho thân rễ và quả chuyên dùng làm thuốc; riềng nếp hay là loại riềng thường, được bán ngoài chợ làm gia vị, hay riềng ấm, hậu khá (Thái), chi bộ (Mông) chỉ cho thân rễ làm gia vị và đôi khi dùng làm thuốc.
Cây riềng
Riềng mọc hoang hoặc được trồng ở khắp nơi trên nước ta, và một số nhiệt đới ở châu Á. Riềng ưa ẩm, râm, song không chịu được úng.
Riềng có tác dụng gây giãn mạch trên mạch máu cô lập và chống co thắt cơ trên ruột, có thể làm lành các vết loét, thay đổi một số thành phần trong thải lọc máu.
Theo y học cổ truyền, riềng có vị cay, mùi thơm, tính ẩm vào hai kinh tỳ và vị , có tác dụng ôn trung, tán hân, giảm đau, tiêu thức ăn.
Trong Tây y: Riềng thường được dùng để làm thuốc kích thích tiêu hóa, chữa đầy hơi, đau bụng đi lỏng, nôn mửa, ợ hơi, đau dạ dày, cảm sốt, sốt rét, có thể nhai dập chữa đau răng. Riềng bánh tẻ ngậm chữa viêm thanh quản (khàn tiếng) rất tốt.
Tác dụng của củ riềng
1. Kháng viêm
Nghiên cứu cho thấy củ riềng chứa các đặc tính kháng viêm giúp nó trở thành một phương thuốc trị bệnh viêm khớp dạng thấp hiệu quả.
Bên cạnh đó, củ riềng còn giúp giảm nhẹ sự khó chịu do các vết loét và viêm đau vùng bụng gây ra.
2. Tăng cường tuần hoàn máu
Củ riềng có khả năng loại bỏ chất độc và cải thiện sự tuần hoàn máu. Kết quả là có thêm dưỡng chất cung cấp cho mô da. Những đặc tính chống ô xy hóa của củ riềng giúp ngăn các gốc tự do gây thương tổn cho da, qua đó duy trì độ mềm của da. Củ riềng cũng có thể được dùng cho da đầu để thúc đẩy tăng trưởng tóc do nó có khả năng tăng cường sự tuần hoàn máu. Với tóc mỏng, nước củ riềng kết hợp với dầu jojoba làm thành một phương thuốc hiệu quả.
3. Hỗ trợ tiêu hóa
Công dụng phổ biến và lâu đời nhất của củ riềng là chữa đau bụng. Ngoài ra, nó cũng có thể được dùng để giảm ói mửa, tiêu chảy và nấc cụt.
4. Cải thiện chức năng nhận thức
Một thành phần hiện hữu trong củ riềng, có tên gọi ACA, có tác dụng hỗ trợ chức năng nhận thức. Một số nghiên cứu cho thấy nó cũng có thể giúp giảm một số dạng thoái hóa não liên quan đến nhận thức.
5. Đối phó trầm cảm
Trong củ riềng có một loại dưỡng chất thực vật giúp ngăn chặn hoạt động TNF-alpha, qua đó giúp đối phó bệnh trầm cảm.
6. Làm lành bỏng da
Nước củ riềng có tác dụng tuyệt vời với những vết bỏng trên da. Khi được bôi lên khu vực bị ảnh hưởng, nó lập tức giảm nhẹ sự khó chịu và hỗ trợ việc làm lành.
7. Ngăn ngừa ung thư
Đây có lẽ là lợi ích ấn tượng nhất của củ riềng. Một cuộc nghiên cứu ở Anh thực hiện với những người bị khối u ở phổi và vú cho thấy củ riềng có những đặc tính chống ung thư. Chất galanin trong củ riềng góp phần hình thành đặc tính trên ở củ riềng.
8. Củng cố hệ miễn dịch
Nhiều nghiên cứu cho thấy chiết xuất polysaccharide từ củ riềng có tác động kích thích hệ lưới nội mô và làm tăng số lượng tế bào lá lách và tế bào rỉ viêm phúc mạc vốn đóng vai trò then chốt trong hệ miễn dịch.
9. Tăng số lượng tinh binh
Củ riềng được cho là có tác dụng kích thích khả năng sinh sản ở nam giới. Một cuộc nghiên cứu được công bố hồi năm 2014 trên chuyên san Iranian Journal of Reproductive Medicine cho thấy củ riềng làm tăng sự di động, số lượng và sức khỏe tinh trùng. Một nghiên cứu được tương tự được công bố sau đó cho thấy số lượng tinh trùng di động gia tăng gấp 3 lần khi 34 đàn ông khỏe mạnh hấp thu chiết xuất quả lựu và củ riềng.
Bài thuốc từ củ riềng
1. Chữa đầy bụng, lạnh bụng, nôn mửa
Riềng thuốc, củ gấu, gừng khô, với lượng bằng nhau, phơi khô, thái nhỏ, tán bột và rây mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g.
2. Chữa tiêu chảy
Riềng thuốc: 6g, vỏ quế: 4g, vỏ vối: 3g. Sắc với 200ml nước, uống làm một lần trong ngày. Hoặc riềng thuốc: 20g, nụ sim: 80g, vỏ rộp ổi: 60g, tán bột, rây mịn. Uống mỗi lần 5g ngày 3 lần.
3. Chữa nhiễm lạnh, ăn không tiêu, buồn nôn, đau bụng
Quả riềng thuốc (hồng đậu khấu) tách vỏ, lấy hạt, 2 – 6g tán nhỏ dùng uống trong ngày.
4. Chữa hắc lào
Củ riềng thật già, thái lát, ngâm với rượu 90 độ, càng lâu càng tốt, bôi ngày vài lần. Hoặc: Củ riềng già, chuối xanh và một chút vôi bột, bôi trị hắc lào cũng hay.
Củ riềng
5. Riềng nếp
Được chế biến thành riềng muối chống khát nước, chữa ho, viêm họng, đau răng, đầy bụng. Củ riềng tươi (loại to và già) đem cạo sạch vỏ ngoài, ướp vào dung dịch nước muối 10% (10g muối ăn pha trong 100ml nước đun sôi để nguội) trong vài ngày rồi vớt ra, giã nhỏ, phơi khô hoặc sấy khô, rồi cho riềng vào nước quả chanh tươi, ngâm khoảng 10 – 15 phút, lại đem phơi hoặc sấy. Làm như vậy chừng 3 – 4 lần là được. Riềng muối có vị chua, mặn và cay dịu. Khi dùng, lấy một dúm cắn nhẹ dưới răng, ngậm và nuốt nước dần dần. Ngày ngậm 2 – 3 lần.
Cây và củ riềng nếp
Lấy củ riềng nếp giã (100g) tán nhỏ, ngâm với cồn 90 độ (200 ml), càng lâu càng tốt. Ngày bôi vài lần để chữ hắc lào.