Tác dụng của cây sả chanh
Cây sả
Tên gọi: Sả, Sả chanh.
Tên khoa học: Cymbopogon citratus;
Họ: Thuộc họ Hòa thảo (Poaceae).
Mô tả
Cây sả là một loại cây thân thảo, có hình dáng như cỏ. Cây sả mọc thành bụi, cao từ 0,8 – 1 mét. Lá cây có màu xanh lục, lá hẹp và dài giống lá lúa, lá cỏ tranh.
Hai mặt lá sả giáp nhám. Cây sả có mùi hương đặc trưng, nhiều người cho rằng sả có mùi hương tựa như mùi chanh.
Phần thân rễ của sả có màu trắng hoặc tím nhạt. Sả là một loại cây sống lâu năm, có rễ chùm.
Phân bố
Cây sả là loại thực vật sinh sôi ở vùng nhiệt đới. Cây sả có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á.
Tại Việt Nam, sả có thể được tìm thấy ở các bãi đất hoang, ẩm ướt. Cây sả cũng được trồng và phân bố ở khắp ba miền.
Cây sả.
Tác dụng của cây sả
1. Trị rối loạn kinh nguyệt
Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng khi hành kinh có thể lấy vài giọt tinh dầu sả trộn với một ít bột tiêu đen thành một hỗn hợp lỏng rồi uống, cũng có thể ép sả tươi lấy dịch hoặc sắc lấy nước rồi uống sẽ thấy bớt đau bụng khi hành kinh và điều hòa kinh nguyệt.
2. Giảm đau
Tinh chất sả có thể làm giảm các cơn đau nhức như đau răng, đau cơ, đau khớp hay đau ở các bộ phận khác như đau lưng, đau nhức dây thần kinh, đau đầu. Lấy tinh dầu sả trộn với gấp đôi lượng dầu dừa rồi bôi vào các chỗ đau hoặc sưng sẽ thấy giảm đau rất hiệu quả. Trong trường hợp đau cấp tính thì có thể uống thêm nước sắc của sả tươi.
3. Giảm huyết áp
Tinh chất có trong sả sẽ giúp giảm huyết áp một cách có hiệu quả. Nó làm tăng tuần hoàn máu và giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Các chuyên gia khuyên rằng, khi huyết áp tăng, bạn uống một cốc nước sả sẽ giúp huyết áp tụt xuống đáng kể.
4. Tốt cho hệ thần kinh
Sả rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị một số rối loạn của hệ thần kinh như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, co giật, căng thẳng, chóng mặt, run rẩy chân tay, động kinh… Tinh dầu có trong sả giúp tăng cường và cải thiện các chức năng của hệ thần kinh.
Sả hoạt động như một loại chất thư giãn. Nó có thể chữa mất ngủ, tăng sự tập trung và trí nhớ. Hàm lượng tinh dầu trong sả có thể có tác dụng giữ bình tĩnh.
Bên cạnh đó, các chất magie, photpho, folate trong sả có tác dụng ổn định hệ thần kinh.
5. Giải độc hiệu quả
Sả giúp tăng cường số lượng và tần suất việc đi tiểu, giúp gan, đường tiêu hóa, thận, tuyến tụy và bàng quang luôn sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách loại bỏ những những độc tố không mong muốn và axit uric. Chính vì thế, sả được sử dụng như một loại thuốc để giải độc trong cơ thể.
6. Chống sốt
Bạn có thể sử dụng sả để điều trị các cơn sốt rét, cúm và cảm lạnh. Bạn có thể ăn sống sả hoặc giã sả lấy nước để uống. Đây là một phương pháp đơn giản mà bạn không cần phải đến bác sỹ hoặc đi mua thuốc.
7. Giúp diệt nấm
Tinh dầu được chiết xuất từ sả có thể tiêu diệt được nấm và ngăn chặn sự phát triển của chúng. Chính vì thế, sả rất có ích trong việc chống lại các bệnh nhiễm nấm ở tai, mũi và khu vực họng.
8. Chống khuẩn
Trong sả có chứa các thành phần như methylisoeugenol và một số chất khác có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn sự phát triển của chúng. Do đó, sử dụng sả trong việc ngăn chặn sự nhiễm trùng ở vết thương, ruột kết, niệu đạo, bàng quang, dạ dày, thành ruột, tuyến tiền liệt và thận rất hiệu quả.
9. Giảm sưng viêm và đau
Có lẽ một trong những lợi ích ít được biết tới của sả chính là làm giảm và chống lại các cơn đau cơ và khớp.
Chất myrcene trong sả có tác dụng chống viêm, giảm các cơn đau nhức liên quan tới các bệnh viêm khớp, thấp khớp, gút, đau răng và viêm đường tiết niệu.
Nước sả thơm, có thể uống thay trà, giúp ngăn ngừa ung thư.
10. Ngăn ngừa ung thư
Theo kết quả của một số nghiên cứu thì hợp chất citral có trong sả giúp tiêu diệt các tế bào ung thư và không làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh khác. Các chuyên gia khuyến cáo nên cho sả vào thức ăn hoặc giã sả vắt làm nước uống thay trà. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác cho thấy sả có chứa beta-carotene – chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp ngăn ngừa ung thư.
11. Hỗ trợ tiêu hóa
Dùng trà từ sả hoặc tinh dầu sả sẽ hạn chế bệnh đau dạ dày, ợ khí chua, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy, nó cũng giúp làm giảm các vấn đề về đầy hơi vì nó có khả năng làm dịu các cơ dạ dày.
12. Ăn sả giúp thanh lọc, giải độc cơ thể
Sả giúp tống mọi chất độc và cholesterol xấu ra khỏi cơ thể, thúc đẩy quá trình lọc thận, bàng quang và tăng cường sự lưu thông máu đến mọi cơ quan khác của cơ thể. Vì vậy, hãy thêm sả vào chế độ dinh dưỡng để có tác dụng detox cơ thể.
13. Tinh dầu sả giúp giảm căng thẳng
Bạn có thể tự chế tinh dầu sả để dùng, nó không quá khó mà lại mang lại nhiều tác dụng như: giảm bớt trầm cảm, lo lắng và cải thiện tâm trạng. Nó cũng đem lại một giấc ngủ ngon.
14. Ăn sả cải thiện chức năng tiêu hóa cho bà bầu
Các hợp chất có trong sả có thể tiêu diệt vi khuẩn trong đường tiêu hóa và tăng cường tiêu hóa. Vì vậy, ăn sả trong thời gian thai kỳ sẽ cải thiện chức năng tiêu hóa tốt cho bàn bầu.kỳ.
15. Ăn sả giúp giảm cholesterol trong máu
Sả chứa hợp chất terpenoid, có tác dụng ức chế cơ thể sản sinh ra axit melavonic – thành phần góp phần vào giai đoạn đầu trong việc tổng hợp cholesterol.
Giảm cholesterol trong cơ thể giúp ngăn chặn sự phát triển các mảng bám trong động mạch và tĩnh mạch gây tắc nghẽn mạch máu, có thể gây ra đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Sả cũng chứa nhiều kali, có tác dụng điều chỉnh nhịp tim, chuyển oxy lên não, cân bằng lượng nước trong cơ thể, làm gia tăng sự lưu thông máu, ổn định huyết áp và giảm nguy cơ đứt hoặc tắt nghẽn mạch máu não.
Bài thuốc từ cây sả
1. Bài thuốc chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa
Đun sôi 30 – 50g sả tươi với nước. Hòa thêm một ít đường vừa đủ ngọt. Uống thuốc khi còn ấm nóng. Uống từ 2 – 3 lần/ngày. Bài thuốc này giúp ấm bụng trị được các chứng nôn ọe, ngộ độc rượu, đau bụng đi tả, bội thực.
2. Bài thuốc chữa đau bụng tiêu chảy
Sắc thang thuốc với các nguyên liệu sau: 12g củ sả, 12g vỏ quýt phơi khô, 20g củ gấu, 12g búp ổi, 3 lát gừng. Sắc thuốc với 2 bát nước, đun còn 1 bát. Uống thuốc khi còn nóng. Trẻ nhỏ nên chia thang thuốc uống từ 2 – 3 lần trong ngày.
3. Bài thuốc giải cảm
Đun sôi lá sả với kinh giới, lá ổi, lá tre, ngải cứu, chanh, bạc hà, tía tô. Dùng nồi nước sôi để xông hơi, giải cảm.
4. Bài thuốc trị mụn nhọt
Nấu nước sả để tắm hàng ngày.
5. Bài thuốc chữa cảm cúm trúng hàn
Lấy 15 – 30g củ sả hoặc lá sả tươi. Nấu nước củ sả hoặc lá sả, xông hơi để chữa cảm cúm.
6. Trà chanh sả giải khát, giải nhiệt
Giã nát củ sả tươi, nửa củ gừng, sau đó cho vào nồi nước sôi. Cho thêm vào nước sôi những nguyên liệu như đinh hương, 2 hạt bạch đậu khấu, miếng quế nhỏ. Nấu các nguyên liệu với lửa nhỏ. Sau khi đã sôi, người dùng lọc lấy nước, bỏ cái. Cho vào nước nóng một ít nước cốt chanh, một thìa mật ong. Trà chanh sả không chỉ giải nhiệt mà còn giúp lọc gan thận, phòng chống ung thư, đẹp da, kiểm soát cholesterol, giảm đau đầu, giảm đau khớp, giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, ngủ ngon, an thần,…
Một số lưu ý khi sử dụng sả
- Trước khi sử dụng, người dùng cần rửa sả sạch sẽ, có thể sử dụng thuốc tím để loại bỏ mầm mống sâu bệnh, vi trùng, thuốc trừ sâu,…
- Trước khi áp dụng các bài thuốc từ sả, người bệnh nên tham khảo ý kiến, xin lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Công hiệu của bài thuốc còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Nếu cơ địa người bệnh không hợp với bài thuốc, người bệnh có thể sẽ gặp phải những tác dụng không mong muốn, thậm chí phản tác dụng.
- Cây sả có tính ấm, giúp người bệnh tiết mồ hôi, nên thích hợp cho việc chữa các bệnh do hàn (lạnh) gây ra. Vì vậy, những trường hợp như cảm lạnh, rét run, không ra mồ hôi, ho, hắt hơi,… có thể áp dụng các bài thuốc từ cây sả.
- Người bị cảm nhiệt, cảm nắng không nên dùng các bài thuốc từ sả để xông hoặc uống. Người bệnh có thể sẽ bị hao khí và tân dịch.