Phân biệt các loại, giống cà phê phổ biến
Chúng ta có những giống cà phê ngon, hàng năm nước ta xuất khẩu trên một triệu tấn cà phê, phục vụ cho việc thưởng thức cà phê của nhiều người trên thế giới. Trong đó, MoKa là một giống cà phê thơm ngon tuyệt vời, được xếp hạng hàng đầu. Ở nước ta MoKa chất lượng cao trồng được ở vùng Đà Lạt, Lâm Đồng với độ cao từ 1300-1500m. Yếu tố thổ nhưỡng và khí hậu cao nguyên như vậy tạo nên hương vị và danh tiếng của giống cà phê MoKa độc đáo này.
Trước hết cà phê có hai giống chính khác nhau là Robusta và Arabica. Rubusta, như cái tên nó thể hiện, rất là robust, tức là mạnh, là nhiều cafeine, là mất ngủ nhiều. Arabica thì trái lại, ít độc hại hơn, nhưng có nhiều hương thơm (aroma). Nghệ thuật sản xuất cà phê bắt đầu từ việc lựa chọn hạt cà phê, và pha một tỷ lệ thích hợp giữa hai giống cà phê này.
Dưới đây là các loại cà phê phổ biến chiếm tỉ lệ % sử dụng lớn trên thế giới, hãy tìm hiểu về hương vị và nguồn gốc của các loại cà phê này nhé.
Phân loại các giống cà phê
1. Cà phê Arabica
Là loại cà phê hạt hơi dài, được trồng ở độ cao trên 600m, khí hậu mát mẻ, được trồng chủ yếu ở Braxin, và chiếm tới 2/3 lượng cà phê hiện nay trên thế giới.
Cách chế biến mới là điểm tạo ra sự khác biệt giữa Arabica va Robusta. Quả Arabica được thu hoạch, rồi lên men (ngâm nước cho nở…) rồi rửa sạch rồi sấy. Chính vì thế, vị của Arabica hơi chua, và đây cũng được coi là 1 đặc điểm cảm quan của loại cà phê này. Vì thế, nói đến “hậu vị” của cà phê là có thật, nhưng không phải là vị chua, mà phải chuyển từ chua sang đắng (kiểu socola ý, sau khi nuốt mới là cà phê ngon). Người ta thường ví vị chua đó giống như khi mình ăn chanh, sẽ thấy rất chua, nhưng lập tức thấy được vị đắng của vỏ. Cách cảm nhận vị chua của cà phê cũng như vậy.
2. Cà phê Robusta
Hạt nhỏ hơn arabica, và được sấy trực tiếp, chứ không phải lên men, vị đắng chiếm chủ yếu, loại này uống phê hơn. Được trồng ở độ cao dưới 600m, khí hậu nhiệt đới, vì thế có mặt ở nhiều nước hơn. Hầu hết Việt Nam chrir trồng loại cà phê này. Việt Nam là cường quốc xuất khẩu cà phê đứng hàng thứ hai trên thế giới (sau Brazin) và phần lớn là Robusta, tổng lượng chiếm 1/3 lượng cà phê tiêu thụ trên toàn thế giới.
3. Cà phê Culi
Cà phê culi được gọi là Peaberry (và Caracol là tên gọi theo tiếng Tây Ban Nha). Cà phê culi là một loại hạt cà phê khác đặc biệt vì hình dáng tron trịa như hạt đậu của nó.
Thực tế, Culi không phải là một giống cây cà phê nào riêng biệt nào cả, mà thực ra chúng được thu hoạch và sàng lọc từ các giống Cà phê Robusta, Cà phê Arabica hay Cà phê Liberia, Cà phê Moka.
Thông thường một trái cà phê đều có 2 nhân (2 hạt cà phê) và hạt cà phê có hình dạng dẹp, nhưng do đột biến mà cây cà phê cho quả cà phê chỉ có 1 nhân (1 hạt) Có thể dễ hiểu là một cặp sinh đôi thì cân nặng của trẻ sẽ yếu ký hơn là trẻ sinh một. Cà phê cũng vậy, vì chỉ có một nhân nên chúng phát triển thành hình dạng tròn đầy đặn.
Vị đắng gắt, hương thơm say đắm, hàm lượng cafein cao, nuớc màu đen sánh đó là những gì mà cà phê Culi mang đến. Đó là quá trình kết hợp tinh túy của sự duy nhất.
4. Cà phê Cherry
Cherry hay còn gọi là cà phê mít gồm có 2 giống chính là Liberica và Exelsa. Loại này không được phổ biến lắm, nhưng đây là loại có khả năng chống chịu sâu bệnh rất tốt và năng suất rất cao. Được trồng ở những vùng đất khô đầy gió và nắng của vùng cao nguyên.
Cherry mang một đặc điểm và hương vị rất khác lạ của một loài cây trưởng thành dưới nắng và gió của Cao Nguyên. Hạt cà phê vàng, sáng bóng rất đẹp. Khi pha tạo ra mùi thơm thoang thoảng, đặc biệt là vị chua của cherry tạo ra một cảm giác thật sảng khoái. Cherry rất thích hợp với sở thích của phái nữ với sự hòa quyện giữa mùi và vị tạo ra một cảm giác dân dã, cao sang quý phái hòa quyện nhau thât sâu sắc.
5. Cà phê Moka
Moka là một loài cà phê thuộc chi Arabica, được người Pháp di thực từ những năm 30 của thế kỉ trước, trồng ở Đà Lạt, Lâm đồng.
Trong các họ, giống cà phê này khó trồng nhất, đòi hỏi công chăm sóc rất kỹ, dể bị sâu bệnh, cần có điều kiện môi trường lẫn kỹ thuận chăm bón đặc thù, nhưng năng xuất lại rất ít. Cây cà phê Moka chỉ có thể sinh truởng và phát triển ở độ cao từ 1500m nên không trồng được ở Buôn mê Thuộc là thủ phủ của cà phê Việt nam.
Hàng năm nước ta xuất khẩu trên một triệu tấn cà phê hầu như phần lớn là cà phê Robusta trồng ở Buôn Mê thuộc và một số tỉnh khác. Cho nên, ở Việt nam Moka là cà phê quí hiếm, luôn có giá cao hơn các loại cà phê khác.
Có thể thấy, không có nhiều người giữa chúng ta có dịp thưởng Moka nguyên chất, dù trên thế giới tiêu thụ đến 80% cà phê Arabica, Moka. Càng lên cao, cộng thêm với điều kiện thổ nhưỡng, canh tác phù hợp thì hương vị và chất lượng của Moka càng tuyệt vời.
Ở Việt Nam cà phê Moka trồng ở Tỉnh Lâm Đồng với độ cao từ trên 1000m, nhưng chỉ ở vùng Cầu Đất thuộc Thành phố Đà Lạt với độ cao 1600m là cà phê Moka Cầu Đất thơm ngon nhất.
Có thể nói Moka là hoàng hậu trong vương quốc cà phê, hạt moka lớn và đẹp hơn nhiều so với giống khác, hương thơm của nó rất đặc biệt, rất sang trọng, ngây ngất, vị hơi chua một cách thanh thoát, dành cho người sành điệu.
Một khi đã vui hưởng được hương vị đích thực của Moka rồi, người ta sẽ luôn nhớ đến nó hơn bất kỳ loại cà phê nào. Moka thơm quí phái và có vị đặc trưng là khẩu vị lựa chọn hàng đầu của các nước Châu Âu và Mỹ.
Cách phân biệt cà phê thật và cà phê giả (pha trộn bột đậu, bột ngô)
Cà phê sạch
- Nước cà phê nguyên chất khi pha xong không sánh mà chỉ hơi đậm màu nâu đỏ.
- Mùi hương của cà phê sạch sau khi pha sẽ lưu giữ trong suốt thời gian uống.
- Vị cà phê nguyên chất sẽ đắng và chua nhẹ
- Sau khi uống xong sẽ có hậu vị (tức là có lưu lại vị ngọt trong họng)
Cà phê trộn tạp chất
- Nước cà phê tẩm thì màu nâu đen, nước sánh.
- Cà phê chưa thật mùi hương chỉ sộc lên lúc đầu khi mới pha.
- Vị đắng gắt và không chua.
- Không có hậu vị, tức không lưu lại vị gì ở trong họng.