Những yếu tố nguy cơ tăng khả năng bị ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng thường được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”. Mặc dù các chuyên gia chưa xác định rõ ràng các triệu chứng ung thư buồng trứng nhưng các dấu hiệu được coi là cảnh báo sớm có thể là đau mơ hồ vùng bụng và vùng chậu, đầy bụng, tiểu rắt, cảm giác chóng no khi ăn, mệt mỏi, dạ dày khó chịu và khó để phân biệt với các phản ứng bình thường của cơ thể.
Hơn nữa, trong nhiều trường hợp, lúc chúng ta có các triệu chứng nhận biết, bệnh ung thư có thể đã tiến đến giai đoạn sau, giai đoạn khó điều trị hơn. Đó chính là lý do tại sao nhận biết được các yếu tố là nguy cơ gây ung thư có thể ảnh hưởng đến bạn là vô cùng quan trọng.
Hãy đọc để biết đâu là yếu tố tiềm ẩn gây bệnh để biết cách phòng bệnh kịp thời.
1. Nếu bạn qua tuổi 60
Ông Nimesh Nagarsheth – giáo sư về Sản khoa tại trường Y Icahn cho hay: Hơn một nửa trường hợp ung thư buồng trứng được phát hiện là ở phụ nữ qua tuổi 60. Tuổi càng lớn, lượng estrogen tiết ra càng nhiều, và nguy cơ mắc bệnh càng cao. Rất hiếm phụ nữ dưới 50 mắc bệnh này, tuy nhiên không phải là không có.
2. Mẹ bạn từng bị ung thư buồng trứng
Nếu mẹ, bà hay chị em của mẹ bạn em gái bạn mắc ung thư buồng trứng, bạn cũng nên chú ý kiểm tra. Phụ nữ có quan hệ họ hàng ở đời thứ nhất bị chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng thì nguy cơ phát triển bệnh này cao gấp 3 lần so với người khác.
Đôi khi nguyên nhân là do các gen đột biến đã được di truyền lại cho bạn từ mẹ hoặc cha của mình.Các gen tác nhân không chỉ là BRCA-1, BRCA-2 nữa mà các đột biến gen còn bao gồm PALB2, MLH1, TP53, PTEN, STK11, CDH1, CHEK2, và ATM.
Nếu ai đó trong gia đình bạn mắc ung thư, bạn hãy đến gặp bác sỹ làm xét nghiệm gen và nhờ tư vấn nhé.
3. Có đột biên ở các gen sau
Những đột biến BRCA – 1 và BRCA – 2 làm nguy cơ ung thư buồng trứng tự phát tăng đáng kể. Hiện nay chúng thường được gọi dưới cái tên “ung thư vú 1” và “ung thư vú 2”. Những gen này thường ngăn các tế bào ung thư vú và buồng trứng phân chia nhanh chóng. Xuất hiện các sai sót trong bản sao các gen này có thể tăng nguy cơ ung thư buồng trứng lên 39% nếu bạn có các đột biến BRCA -1, từ 11-17% nếu bạn có đột biến gen BRCA-2.
Một lần nữa, bạn cần quan tâm đến việc tư vấn di truyền vì nó có thể giúp bạn có thêm thông tin về các lựa chọn làm giảm nguy cơ ung thư và tăng cường sàng lọc trước phẫu thuật hoặc phòng ngừa.
4. Không sinh con
Theo ông Nagarsheth thì việc từng mang thai làm giảm tỉ lệ mắc ung thư buồng trứng. Với các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy progesterone có thể có khả năng bảo vệ chống lại ung thư. Hormone này do buồng trứng tiết ra để duy trì chức năng bình thường của tử cung, điều tiết chu kỳ kinh nguyệt, đậu thai và mang thai. Bạn cũng có thể dùng biện pháp ngăn trứng rụng để giảm nguy cơ mắc bệnh.
5. Không bao giờ cho con bú sữa mẹ
Quyết định không ưu tiên sữa công thức và cho con bú của bạn cũng có thể rất hữu ích trong việc phòng ngừa ung thư buồng trứng. “Cho con bú từ 1 đến 2 năm làm giảm ung thư cho cả vú và buồng trứng, việc này không nhất thiết phải diễn ra liên tục. Giống như trong thời kỳ mang thai, bạn ít có khả năng rụng trứng trong khi bạn đang cho con bú, do đó làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng”, bà Avner cho hay.
6. Thiếu vitamin D
Sự thiếu hụt vitamin D đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng. Ánh nắng tự nhiên là nguồn cung cấp vitamin D tốt nhất, nhưng loại vitamin này cũng có trong các loại thực phẩm nhất định như trứng, cá nhiều chất béo như cá hồi. Bạn có thể xét nghiệm máu nhanh chóng để kiểm tra lượng thiếu hụt vitamin D và hãy bổ sung nếu cần thiết.
7. Hút thuốc lá
Theo một Báo cáo ung thư phụ khoa hút thuốc dẫn đến nguy cơ cao gấp 2 lần mắc loại một ung thư buồng trứng gọi là Ung thư buồng trứng dịch nhầy. Đã đến lúc bạn bỏ thuốc lá rồi đấy!
8. Thừa cân
Bạn có nhớ những gì chúng tôi đã nói về tăng estrogen là một yếu tố nguy cơ ung thư buồng trứng? Các tế bào chất béo sản sinh estrogen, khiến bạn có nguy cơ cao bị ung thư buồng trứng. Bạn đã sẵng sàng giảm cân vì sức khỏe của mình?