Những tác hại khi ăn nhiều lúa mì
Trong lúa mì có chứa gluten – một loại protein tổng hợp từ gliadin và glutenin. Theo nghiên cứu năm 1970, khi protein gliadin được hấp thụ vào cơ thể, nó sẽ đi vào não và liên kết với các tế bào để tạo ra 1 chất giống như thuốc phiện mà có thể gây ra tình trạng tâm thần phân liệt. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu trên những bệnh nhân mắc chứng tâm thần phân liệt và đã thu được kết quả như mong đợi. Theo như nghiên cứu, nếu loại bỏ lúa mì ra khỏi chế độ ăn uống của bệnh nhân tâm thần phân liệt thì tình trạng của họ được cải thiện rõ rệt. Nhưng khi đưa lúa mì vào lại chế độ ăn uống của những bệnh nhân này thì tình trạng của họ lại trở nên tồi tệ hơn. Vì vây, các nhà nghiên cứu đã khuyến cáo những người bị tâm thần phân liệt, thậm chí cả những người mắc chứng khó tập trung (ADHD) hay những người ăn uống thất thường nên giảm tối đa những thực phẩm từ lúa mì trong chế độ ăn uống hàng ngày để tránh làm cho tình trạng của họ trở nên tồi tệ hơn.
Lúa mì gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Ảnh minh họa
Ngoài ra, lúa mì còn làm gia tăng lượng đường trong máu. Theo nghiên cứu, trong lúa mì có chứa các carbohydrate phức được gọi là amylopectin A (có trong dạ dày và khoang miệng của người tiêu dùng) thúc đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và dẫn đến gia tăng lượng đường trong máu. Nếu tiêu thụ lúa mì quá nhiều có thể gây ra một số bệnh như gan nhiễm mỡ, thận…
Các nhà nghiên cứu còn cho biết Lectin có trong lúa mì (Wheat Germ agglutinin) là một trong những loại protein gây tổn thương nghiêm trọng cho sức khỏe. Theo nghiên cứu, khi tách Lectin ra khỏi lúa mì và cấy vào chuột thí nghiệm thì kết quả thu được là hệ thống miễn dịch và ruột non của những con chuột này bị há hủy nghiêm trọng. Đây là lý do tại sao những người ăn lúa mì lại mắc phải những triệu chứng như khả năng tự miễn dịch kém, viêm nhiễm, viêm khớp, viêm ruột, trào ngược axit, viêm não, viêm đường hô hấp, …