Những nguyên nhân khiến bụng bị đau quặn
Đau quặn bụng – Thiên hình vạn trạng
Mặc dù không gây nên những tổn thương thực thể đường tiêu hóa như viêm nhiễm, nhưng việc điều trị chứng đau quặn bụng không hề đơn giản vì có rất nhiều đối tượng có thể bị chứng này như: những người cao tuổi, người yếu bụng ăn phải những loại thức ăn khác lạ, người bị stress, tâm lý căng thẳng kéo dài…
Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, một số đối tượng sau cũng thường bị cơn đau quặn bụng hành hạ đến tái xanh mặt mày như:
– Người bị viêm nhiễm ở ruột như viêm đại tràng mạn: Người bệnh hay có cơn đau quặn bụng kèm theo có biểu hiện rối loạn tiêu hóa như đi phân lỏng, nhầy máu mũi, trướng bụng…
– Người bị hội chứng ruột kích thích (IBS): Thường gặp nhiều lứa tuổi 40-50 tuôi và khoảng 50% người bệnh đi khám tiêu hóa được chẩn đoán là bệnh này.
– Người mắc bệnh táo bón mạn tính: Đối tượng này thường xuyên có những đợt phân tích tụ lại trong ruột gây nên cảm giác khó chịu, kèm theo hay có những cơn đau quặn bụng hoặc đi ngoài ra máu tươi do nứt kẽ hậu môn
– Đau quặn bụng cũng có thể gặp ở những người bị viêm loét cấp tính do dùng thuốc không đúng chỉ định, đặc biệt là các thuốc chống viêm có nguồn gốc steroid hoặc asperin… kèm theo có thể có biểu hiện xuất huyết tiêu hóa, nôn, mệt mỏi…
Ngoài ra, đau quặn bụng có thể là triệu chứng khởi phát từ một số nguyên nhân như sỏi thận, sỏi mật, viêm đại tràng mạn… nhưng cũng có thể là biểu hiện đơn độc xảy ra đột ngột ở người khỏe mạnh mà trước đó chưa phát hiện bệnh gì.
Đau quặn bụng – chớ sai một ly để đi một dặm
Thông thường, trong một cơn đau quặn bụng, người bị đau còn được “kèm thêm chút khuyến mãi” không mong muốn như táo bón hoặc đi ngoài phân lỏng, chướng bụng hoặc nổi cuộn ở ổ bụng. Nên rất nhiều người lầm tưởng sự đau đớn đó là do táo bón, do đi ngoài gây ra. Và do có rất nhiều nguyên nhân tạo thành nên việc chẩn đoán các cơn đau quặn bụng thường phức tạp. Trong khi đó, thói quen của người Việt là tự mua thuốc tự chữa trị nên việc dùng sai, dùng không đúng liều thuốc… dẫn đến tình trạng “tiền mất tật mang” là chuyện thường xảy ra.
Vì vậy, khi bị đau quặn bụng, đặc biệt là khi bị tái phát đau quặn bụng nhiều lần, mọi người nhất thiết phải đi khám bác sỹ tư vấn để tìm nguyên nhân, không được tự động dùng thuốc giảm đau vì cơn đau quặn thường chỉ là triệu chứng của bệnh. Điều quan trọng là phải tìm nguyên nhân gây ra nó.
Ngoài ra cón có các nguyên nhân khác, có thể dùng các thuốc giảm đau, chống co thắt, điều hòa nhu động ruột hiện nay đang dùng như No-spa, Spasmaverin, Visceralgin, Debridat…
BS CKII. Trần Văn Quang
Giảng viên chính Trường Đại học Y Hà Nội