Những điều cấm kỵ khi sắp sinh con
Sự lo lắng, căng thẳng của sản phụ khi sắp sinh nở là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên theo các chuyên gia khoa sản, khi mẹ bầu sợ hãi sẽ thông qua hệ thần kinh trung ương ức chế tử cung co thắt, dẫn đến quá trình sinh bị kéo dài ra, thậm chí còn dẫn đến khó sinh và sau khi sinh xong, tử cung còn khó co lại.
Ngoài ra, còn rất nhiều điều cấm kỵ trong khi mang thai mẹ bầu cần biết và tránh:
Nằm nhiều
Nhiều mẹ bầu đến tháng cuối chuẩn bị sinh do cơ thể nặng nề mà lười vận động, suốt ngày nằm trên giường nghỉ ngơi. Tuy nhiên, thực tế việc vận động nhẹ nhàng trước khi sinh giúp mẹ bầu lâm bồn dễ dàng hơn. Bạn chỉ cần tránh những vận động mạnh gây tổn hại đến thai nhi là được. Một số động tác thể dục nhẹ nhàng, đi bộ… hoàn toàn tốt cho mẹ bầu.
Chán nản, mệt mỏi
Tâm trạng chán nản, mệt mỏi thật không tốt cho mẹ bầu và thai nhi một chút nào, có khi nó còn ảnh hưởng tới quá trình chào đời của các bé, sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Trước khi sinh nếu tinh thần hoặc thể chất ở vào trạng thái mệt mỏi thì cũng ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé. Do đó, hơn 10 ngày trước khi sinh bạn cần phải sinh hoạt có quy tắc, ăn uống, ngủ nghỉ điều độ để có thể dự trữ đủ lượng nước ối chờ ngày bé chào đời.
Tâm trạng chán nản, mệt mỏi thật không tốt cho mẹ bầu và thai nhi một chút nào, có khi nó còn ảnh hưởng tới quá trình chào đời của các bé, sức khỏe và sự phát triển của trẻ. (ảnh minh họa)
Tâm lý căng thẳng
Phần lớn mẹ bầu lần đầu sinh đẻ do thiếu những kiến thức về sinh đẻ, nên có tâm lý sợ hãi ở những mức độ khác nhau. Sự lo lắng sợ hãi của thai phụ sẽ thông qua hệ thần kinh trung ương ức chế tử cung co thắt, dẫn đến quá trình sinh bị kéo dài ra, thậm chí còn dẫn đến khó sinh và sau khi sinh xong tử cung co lại không toàn vẹn, chảy máu liên tục.
Tâm trạng căng thẳng còn kích thích hưng phấn thần kinh giao cảm, huyết áp tăng lên làm cho thai nhi có thể bị thiếu ôxy. Tốt nhất mẹ bầu nên giữ cho mình một tâm trạng thật thoải mái, tươi vui trước “giờ G” để quá trình vượt cạn được an toàn và khỏe mạnh.
Tự kích thích đầu ti
Tháng cuối của thai kì, bạn đã tăng khả nhiều cân, lưng cong ra, gánh nặng đè lên đôi chân và sống lưng, “núi đôi” căng phồng sẵn sàng tiết sữa, gây căng tức. Tuy nhiên bạn có thể xoa nhẹ bầu ngực cho đỡ căng tức chứ không nên kích thích đầu ti vì có thể dẫn đến co bóp tử cung gây sinh non.
Thụt rửa âm đạo
Nên tránh bơm rửa sâu trong âm đạo vì có thể gây thuyên tắc hơi trong động mạch, hay gây tổn thương xuất huyết cho cổ tử cung, âm đạo đang trong tình trạng sung huyết.
Làm “chuyện ấy”
Những tháng cuối cùng của thai kì, đặc biệt những ngày gần ngày sinh nở là những ngày nhạy cảm với mẹ bầu, những hoạt động massage núm ti có thể khiến các mẹ bầu bị chuyển dạ sớm và có thể sinh non, những hoạt động tình dục vào lúc này cũng khiến ảnh hưởng tới thai nhi và dễ khiến chuyển dạ sinh non.
Tự kích thích đầu ti, làm “chuyện ấy” vào tháng cuối có thể khiến mẹ sinh non. (ảnh minh họa)
Ăn uống không vệ sinh
Việc không được ăn đồ tái sống cần thực hiện suốt trong thời gian mang thai nhưng ở tháng cuối của thai kì mẹ vẫn cần thực hiện nghiêm ngặt điều này. Trong giai đoạn này thai nhi đã hình thành đầy đủ các bộ phận nên việc ăn uống cũng dễ dãi hơn. Nếu mẹ ăn đồ tái sống rất dễ nhiễm khuẩn vì chúng có thể chứa ký sinh trùng toxoplasmosis hoặc khuẩn E. Coli hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
Không chú tâm đến sức khỏe
Có những bà bầu nghĩ rằng sắp tới ngày sinh nở nên không cần phải quá chú tâm tới việc ăn uống sinh hoạt, có khi ăn uống ít đi để giảm cân sau sinh dễ dàng, nhưng điều đó thật sai lầm. Nếu như bạn ăn uống không đủ chất, ngủ không đủ giấc thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé, thậm chí cả khi sinh cũng trở nên khó khăn hơn. Vì thế bạn cần luôn chú ý đến chế độ dinh dưỡng, thường xuyên ăn thêm những bữa phụ, uống thêm nhiều nước, ngủ đủ giấc để có đủ năng lượng hoàn thành nghĩa vụ của một người mẹ.
Tránh đi xa
Từ tuần 37 thai kỳ, em bé sẽ chào đời bất cứ lúc nào. Để tránh những tình huống không mong đợi như sinh con trên đường đến bệnh viện, đẻ rơi… mẹ bầu nên hạn chế những chuyến đi xa và làm việc nặng nhọc. Những cuộc hành trình dài còn có thể khiến mẹ mệt mỏi, ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Còn công việc nặng nhọc sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn con.