Những dấu hiệu nhận biết cơ thể đang bị stress, thiếu chất
Nứt môi
Những vết nứt nhỏ khô rát khó chịu ở môi, đặc biệt khoé môi là dấu hiệu chứng tỏ bạn đang thiếu Vitamin B, đặc biệt là B6. Vitamin B6 rất quan trọng đối với hệ thần kinh và cần thiết để giải phóng năng lượng từ carbohydrate, chất béo và protein. Vì vậy, cơ thể sử dụng nhiều Vitamin B hơn khi trong trạng thái căng thẳng.
Vitamin B6 còn tham gia sản xuất các chất dẫn truyền serotonin, dopamine – các chất điều chỉnh tâm trạng và melatonin có liên quan đến giấc ngủ. Cơ thể cần nhiều Vitamin B6 hơn trong thời kỳ mang thai ở phụ nữ hoặc những người đang điều trị trầm cảm.
Những nguồn thực phẩm cung cấp nhiều Vitamin B6 như cà rốt, thịt gà, trứng, đậu Hà Lan, rau chân vịt, hạt hướng dương, quả óc chó, trái bơ, chuối, đậu, bông cải xanh, ngũ cốc nguyên hạt, bắp và khoai tây.
Nghiến răng
Nghiến răng là dấu hiệu cơ thể bạn đang căng thẳng và cụ thể là thiếu vitamin B, đăc biệt B5. Vitamin B5 thường được gọi là vitamin chống stress vì nó tăng cường sản xuất hormone tuyến thượng thận, cholesterol và các kháng thể miễn dịch.
Lưu ý ở đây rằng việc sản xuất cholesterol này không phải là xấu, chúng ta cần cholesterol để sản xuất tế bào mới, các hormone steroid như cortisol và DHEA để chống lại stress.
Nghiến răng hình thành do căng thẳng kéo dài, hoặc căng cơ bắp xung quanh cơ hàm, làm tăng sự tỉnh táo của não, khi đó cơ thể luôn rơi vào cảm giác đối phó với nguy hiểm, dẫn đến hiện tượng nghiến răng .
Những nguồn thực phẩm giàu Vitamin B5 gồm thịt bò, trứng, rau tươi, các loại đậu, gan, nấm, các loại hạt, cá nước mặn, lúa mạch đen.
Đốm trắng (nổ) trên móng tay
Mặc dù nhiều người vẫn nghĩ rằng đốm trắng trên móng tay là do thiếu canxi nhưng thực chất đó là dấu hiệu cơ thể bạn đang thiếu khoáng chất.
Khoáng chất kẽm rất quan trọng đối với hệ thống enzyme trong cơ thể, khả năng miễn dịch và việc sản xuất hormone, bao gồm cả insulin và hormone tình dục.
Kẽm là khoáng chất mà cơ thể sử dụng nhiều, dùng để giải phóng năng lượng. Khoáng chất này đặc biệt bị tiêu hao nhiều khi cơ thể bị căng thẳng. Kẽm dễ hấp thụ trong thực phẩm có nguồn gốc động vật hơn là thực vật, vì vậy những người ăn chay nên bổ sung khoảng 15-20 mg kẽm mỗi ngày.
Nguồn thực phẩm giàu kẽm như cá, thịt, hạt hướng dương, hạt bí, hạt thông, hàu, sò, cua,…
Táo bón xen kẽ tiêu chảy
Nếu đang trong tình trạng táo báo và tiêu chảy xen kẽ, rất có thể bạn đang thiếu khoáng chất magie. Magie là khoáng chất được tiêu hao nhiều ở các phản ứng căng thẳng và khi chúng ta ăn đường. Magie có khả năng làm dịu cơ bắp và não sau khi căng thẳng. Thiếu magie kiến cơ thể rơi vào tình trạng mất ngủ, lo âu, khó chịu, trầm cảm và đau cơ bắp. Đồng thời, thiếu magie gây căng các cơ ở dạ dày làm chúng co rút lại gây táo bón và co thắt liên tục gây hiện tượng tiêu chảy.
Những nguồn thực phẩm giàu magie như kiều mạch, đậu nành, rau màu xanh đậm, cà rốt, đậu Hà Lan, khoai lang.
Chảy máu nướu răng
Khi bạn bị chảy máu nướu thường xuyên, hãy nghĩ ngay đến Vitamin C. Vitamin C là chất chống ôxy hoá và đảm nhiệm ít nhất 300 chức năng trao đổi chất trong cơ thể. Vitamin C hỗ trợ sản xuất hormone chống stress, interferon (protein hệ miễn dịch) và cần thiết cho việc sản xuất collagen từ đó tạo mô cơ thể. Đây là lý do tại sao thiếu Vitamin C thường gây ra xuất huyết vì các mô không có khả năng tái tạo lại.
Cơ thể khi bị căng thẳng sẽ sử dụng rất nhiều Vitamin C, gây thiếu hụt từ đó dẫn đến dễ chảy máu nướu. Để bổ sung Vitamin C, đầu tiên cần tránh xa thuốc lá, rượu, thuốc giảm đau, tránh thai, trầm cảm,..
Cháy máu nướu răng là dấu hiệu bạn thiếu Vitamin C
Nguồn thực phẩm giàu Vitamin C gồm: Rau quả, trái cây, măng tây, trái bơ, bông cải xanh, xoài, cà chua, dâu tây.
Nổi mụn ở cánh tay và đùi
Nếu bạn là nạn nhân thường xuyên của các mảng mụn trên cánh tay và đùi thì có thể cơ thể đang báo động thiếu Vitamin E. Thiếu Vitamin E sẽ làm lớp keratin ở da dày lên, sản sinh ra nhiều mụn, sừng. Vitamin E giúp cải thiện lưu thông, thúc đẩy quá trình liền sẹo, tăng cường sản xuất tinh trùng.
Các nguồn thực phẩm bổ sung Vitamin E như các loại rau màu xanh đậm, gạo nâu, trứng, tảo bẹ, sữa, bột yến mạch, nội tạng, đậu tương, khoai lang và cải xoong.