Ngồi nhiều, ít vận động dễ bị mắc đột quỵ
Ảnh minh họa – Internet
Thông thường, ở những người ngồi lâu và ít vận động hệ tuần hoàn máu trong cơ thể sẽ bị suy giảm một cách đáng kể. Khi đó, độ nhớt trong máu của họ sẽ tăng cao, cơ tim bị co lại và yếu đi… Nếu những triệu chứng đó tái diễn thường xuyên trong thời gian dài sẽ khiến động mạch của họ bị xơ cứng dễ phát sinh bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Do đặc tính nghề nghiệp, Anh Trương Huy Lâm nhân viên kế toán tại một công ty xuất nhập khẩu trên đường Nguyễn Trãi, Q.5, Tp.HCM thường xuyên phải ngồi một chỗ để nhập và xử lý số liệu. Khi hết giờ làm việc, về đến nhà anh lại chọn cách ngồi (hoặc nằm ườn) trước màn hình tivi để giải trí.
Một sáng nọ, khi đang ngồi làm việc tại công ty, anh Lâm đột nhiên thấy đau và khó thở. Tình hình tệ đến mức đồng nghiệp phải gọi xe đưa anh đi cấp cứu. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, sau khi qua phút nguy kịch và dựa vào hồ sơ bệnh án, anh được các bác sĩ chuẩn đoán bị nhồi máu cơ tim cấp tính.
Khi được thông báo bệnh tình, anh Trương Huy Lâm tỏ vẻ hoài nghi vì cho rằng: “Tôi không nhiều tuổi, ăn uống cũng kiêng khem thì làm sao có thể bị nhồi máu cơ tim được?”. Bác sĩ Lý Ích Trung – Khoa Tim mạch học Can thiệp, Bệnh viện Chợ Rẫy phải giải thích: “Anh bị nhồi máu cơ tim là do ngồi quá nhiều”.
Để ngồi lâu không thành thói quen
Thứ nhất | Trong đầu bạn phải luôn xác định quan điểm “ngồi lâu, ít vận động rất có hại”. Chỉ khi bạn nhận thức được “nó” bạn mới coi trọng “nó”. |
Thứ hai | Mỗi khi ngồi 1 tiếng, bạn cần nhấc người hoạt động một chút như: vươn vai, lắc đầu, ưỡn ngực, quay trước quay sau, duỗi chân, đi lại, hay có thể đi vệ sinh. |
Thứ ba | Khi ngồi, bạn hãy động đậy hai chân, thay đổi tư thế để ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu. Những người ngồi trên ghế mềm thì vùng chịu áp lực nhất là tuyến tiền liệt, cho nên cách thay đổi dễ nhất là ngồi sang ghế cứng hoặc ngồi một bên để cho hông trái và hông phải thay nhau xoay một chút, như thế sẽ làm giảm áp lực lên tuyến tiền liệt. |