Nấm sữa chua kefir
Nấm sữa Kefir là gì?
Nấm sữa kefir, còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như nấm tuyết Tây Tạng, men kefir, hạt kefir, nấm Tuyết Liên,...
Nấm sữa kefir là một loại sinh vật sống, có hình dạng giống với bỏng mẻ của rượu nếp, màu trắng (thoạt nhìn trông giống bông súp lơ), mềm, thơm ngầy và có khả năng sinh trưởng rất nhanh. Loại nấm sữa này rất thích ăn sữa tươi và sản sinh ra một loại men có lợi cho sức khỏe người dùng, nhất là giúp cân bằng hệ tiêu hóa.
Nhờ có sự nghiên cứu và phân tích của các nhà khoa học, nấm sữa kefir không chỉ được nuôi và ứng dụng trong phạm vi vùng đất Tây Tạng, mà giờ được sử dụng rộng rãi trên nhiều quốc gia, trong đó có cả Việt Nam.
Nấm kefir hay còn gọi là nấm tuyết tây tạng.
Sữa Kefir khác với sữa chua như thế nào?
Với hương vị tươi mát và vị chua đặc trưng của những sản phẩm lên men từ sữa mang đến những vi khuẩn có lợi cho người sử dụng, tuy nhiên sữa Kefir và sữa chua vẫn có sự khác biệt nhất định. Trong kefir có chứa: Lactobacillus Caucasus, Leuconostoc, Acetobacter species, và Streptococcus species, đây là những vi khuẩn có lợi mà không có trong sữa chua.
Bên cạnh đó, kefir chứa nhiều men có lợi như Saccharomyces kefir và Torula kefir, 2 loại men này thâm nhập vào màng niêm mạc nơi chứa các vi khuẩn có hại chúng tạo thành một nhóm SWAT loại bỏ các vi khuẩn có hại và tăng cường cho đường ruột.
Nấm men và vi khuẩn có lợi trong kefir cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng, đồng thời kích thước hạt sữa của Kefir nhỏ hơn so với sữa chua nên loại nấm tuyết Tây Tạng này được đánh giá là mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hoá hơn. Đặc biệt nó rất bổ dưỡng và thích hợp cho trẻ sơ sinh, người già, người thường xuyên mệt mỏi và hay rối loạn tiêu hóa.
Dinh dưỡng có trong sữa chua kefir
Mỗi cốc kefir là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào mà bạn không ngờ đến. Chỉ với 175ml kefir, bạn đã có thể nạp vào cơ thể mình nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như:
- Protein: 6g;
- Canxi: 20% RDA*;
- Phốt pho: 20% RDA;
- Vitamin B12: 14% RDA;
- Riboflavin (vitamin B2): 19% RDA;
- Magie: 5% RDA;
- Một lượng lớn vitamin D.
Lượng chất dinh dưỡng này tương đương với 100 calo, 7–8g carbohydrate và 3–6g chất béo. Ngoài ra, kefir cũng chứa rất nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học, bao gồm các axit hữu cơ và peptide rất có ích cho sức khỏe.
Tuy nhiên, các loại kefir làm từ nước dừa, sữa dừa hoặc các loại nước có vị ngọt khác không có giá trị dinh dưỡng nhiều như kefir làm từ sữa.
Sữa chua kefir có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe.
Công dụng của nấm sữa kefir
1. Kefir là một nguồn tuyệt vời của nhiều chất dinh dưỡng
Kefir là một thức uống lên men truyền thống được làm bằng sữa bò hoặc sữa dê. Nó được thực hiện bằng cách thêm kefir "hạt" vào sữa. Trong khoảng thời gian 24 giờ hoặc lâu hơn, các vi sinh vật trong hạt kefir nhân ra và lên men các chất đường trong sữa, biến nó thành kefir. Sau đó, các loại ngũ cốc được loại bỏ khỏi chất lỏng, và có thể được sử dụng một lần nữa.
2. Kefir là một Probiotic mạnh hơn Yogurt
Kefir được biết đến như chế phẩm sinh học, vi sinh vật này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bằng nhiều cách, bao gồm tiêu hóa, kiểm soát cân nặng và sức khỏe tâm thần. Sữa chua là thực phẩm probiotic nổi tiếng nhất trong chế độ ăn uống phương Tây, nhưng kefir thực sự là một nguồn probiotic mạnh hơn. Kefir hạt chứa khoảng 30 chủng vi khuẩn và nấm men, làm cho nó một nguồn probiotic rất phong phú và đa dạng.
3. Kefir có tính kháng khuẩn
Một số chế phẩm sinh học trong kefir được cho là bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng. Nghiên cứu cho thấy rằng probiotic này có thể ức chế sự tăng trưởng của các loại vi khuẩn có hại khác nhau, bao gồm cả vi khuẩn Salmonella, Helicobacter Pylori và E. coli. Kefiran, một loại carbohydrate có trong kefir, cũng có đặc tính kháng khuẩn.
4. Giảm nguy cơ loãng xương
Loãng xương, còn gọi là "xốp" xương, điển hình bởi sự suy giảm của mô xương. Kefir làm từ sữa nguyên chất béo không chỉ là nguồn cung cấp tuyệt vời canxi, mà cả vitamin K2 nữa. Chất dinh dưỡng này đóng một vai trò trung tâm trong quá trình chuyển hóa canxi và đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ gãy xương. Nghiên cứu trên động vật gần đây đã chỉ ra rằng kefir có thể làm tăng sự hấp thụ canxi của các tế bào xương. Điều này dẫn đến cải thiện mật độ xương, giúp ngăn ngừa gãy xương.
5. Kefir bảo vệ cơ thể chống lại ung thư
Các chế phẩm sinh học trong các sản phẩm sữa lên men được cho là có khả năng ức chế sự phát triển khối u, cũng như tăng cường hệ thống miễn dịch. Một nghiên cứu cho thấy chiết xuất kefir làm giảm 56% số lượng các tế bào ung thư vú ở người với, trong khi đó chiết xuất sữa chua chỉ giúp giảm 14%.
6. Kefir giàu Probiotic hỗ trợ hệ tiêu hóa
Probiotic của kefir có thể giúp khôi phục lại sự cân bằng vi khuẩn có ích trong ruột. Ngoài ra, còn có rất nhiều bằng chứng cho thấy chế phẩm sinh học và thực phẩm probiotic có thể giúp ổn định tiêu hóa. Vì lý do này, kefir có thể hữu ích nếu bạn có vấn đề với hệ tiêu hóa.
7. Kefir được dung nạp tốt ở những người giảm dung nạp lactose
Thực phẩm từ sữa thường chứa một lượng đường tự nhiên được gọi là lactose. Nhiều người, đặc biệt là người lớn, không thể tiêu hóa lactose đúng. Tình trạng này được gọi là không dung nạp lactose. Các vi khuẩn lactic trong thực phẩm sữa lên men (như kefir và sữa chua) chuyển lactose thành axit lactic, dễ hấp thu hơn. Do vậy, kefir thường được dung nạp tốt ở người không dung nạp lactose, ít nhất là khi so sánh với sữa thông thường.
8. Cải thiện triệu chứng của dị ứng và hen suyễn
Những người có hệ miễn dịch quá mẫn cảm có thể bị dị ứng hoặc hen suyễn. Trong các nghiên cứu trên động vật, kefir đã được chứng minh có thể ngăn chặn phản ứng viêm liên quan đến dị ứng và hen suyễn.
9. Kefir - món tráng miệng ngon và bổ dưỡng
Chỉ cần pha hạt Kefir vào sữa tươi, rồi kết hợp với một số trái cây tươi, làm thành một trong những món tráng miệng lành mạnh và ngon.
Nấm sữa kefir dùng nhiều có tốt?
Nấm sữa kefir có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe. Nhưng theo ý kiến các chuyên gia, bạn cũng cần thận trọng vì sử dụng quá nhiều có thể gây bệnh.
Theo PGS.TS Nguyễn Kim Vũ, Phó chủ tịch Hội sinh học Việt Nam cho biết, hiện chưa có nghiên cứu nào về giống nấm này. Đây là loại nấm được truyền trong dân gian nên không rõ có phải đúng chủng kefir hay không, nên phải kiểm tra bằng sinh học phân tử, xác định AND và xem xét chủng tạp ở ngoài.
Nếu đúng chủng, thì sử dụng kefir có lợi cho sức khỏe, tạo ra sức đề kháng cho cơ thể. Thế nhưng, chủng kefir được lưu truyền trong dân gian, khi thực hiện lại qua các khâu lọc bỏ qua rổ, rá… quá trình lên men và xử lý đều là môi trường thuận lợi cho các chủng khác xâm nhập (trong không khí có rất nhiều chủng nấm, đặc biệt là nấm mốc). Do vậy, người dân cần phải rất cẩn thận khi chế biến, tránh để nhiễm khuẩn, gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là trẻ em.
Theo DS Bình, đối với giá trị trị bệnh của kefir theo một vài tài liệu cho thấy, ăn càng nhiều kefir càng tốt là cường điệu quá đáng. Tốt nhất, bạn chỉ nên ở giới hạn 200 – 400ml sữa/ ngày. Nếu ăn quá nửa lít sữa 1 ngày và ăn liên tục, có một số người sẽ không chịu nổi, nhất là người viêm loét dạ dày, nhạy cảm với chất chua.
Ngoài ra, một lít sữa kefir tương đương với 1 lít sữa bò tươi, như vậy sẽ chứa tới 36g chất đạm, 50g bột đường, 35g chất béo và 1.230mg calcium. Lượng chất bổ này tốt nhưng nếu cộng thêm các thức ăn hằng ngày sẽ bị dư, nhất là dư chất béo gây béo phì.
Kefir có thể tốt với người này nhưng không tốt cho người khác, nhất là sử dụng nhiều chưa phải là cách tốt nhất. Vì thế, khi sử dụng, bạn cần kiểm tra, theo dõi bản thân, nếu thấy các biểu hiện lạ như đau bụng, tiêu chảy… thì phải dừng ngay hoặc đến bác sĩ kiểm tra nhé.
Lưu ý khi dùng nấm sữa kefir:
- Nên uống sữa nấm sau khi ăn cơm khoảng 30 phút.
- Không dùng sữa nấm khi đang đói, vì lúc đó dạ dày sẽ tiết ra axit tiêu diệt các vi khuẩn có lợi từ nấm sữa.
- Chỉ nên dùng 200 - 400 ml sữa từ nấm kefir mỗi ngày, vì uống quá mức sẽ gây ra hệ quả khó lường, nhất là những ai bị mắc bệnh về đường tiêu hóa.
Mua nấm sữa kefir ở đâu?
Bạn có thể tìm mua men kefir tại một số hội nhóm nuôi nấm sữa kefir trên Facebook, các trang thương mại điện tử... Vì tốc độ sinh trưởng của loại nấm này khá nhanh, nếu gặp may, bạn có thể được người khác cho tặng mà không cần phải tốn phí.
Ngoài ra, bạn có thể tìm mua nấm kefir tại các cơ sở sản xuất sữa. Vì tại đó, chất lượng của nấm kefir sẽ được kiểm định tốt hơn và thường có giá dao động từ 100 nghìn - 200 nghìn đồng cho mỗi lít nấm sữa.
Vận chuyển nấm sữa kefir như thế nào?
Nhiều người băn khoăn liệu nấm sữa kefir có bị chết trong quá trình vận chuyển, nhất là khi mua chúng về? Lúc này, bạn có thể cho nấm vào hủ thủy tinh (nhựa) có nắp và đổ vào sữa tươi, cứ 1 muỗng cà phê nấm thì cho 200 ml sữa tươi, giúp men kefir có thể sống bên ngoài đến 24 tiếng.
Cách nuôi nấm sữa Kefir
Chuẩn bị:
– Sữa tươi không đường để ở nhiệt độ phòng
– Ly thủy tinh
– Một cái nồi
– Kéo
– Vải màn mỏng sạch
– Vài sợi thun
Cách làm:
Bước 1: Khử trùng tất cả các dụng cụ làm nấm sữa.
Bước 2: Bịch sữa phải khô ráo, nếu bịch sữa đọng nước phải dùng khăn khô lau sạch.
Bước 3: Lấy kéo đã khử trùng cắt xéo miệng bịch nhẹ nhàng rót vào ly từ từ. Sau đó lấy vải màn đậy ly lại, lấy thun cột vải màn với miệng ly cho cố định rồi kéo căng vải màn ra là xong. Để ly sữa vào nơi khô ráo thoáng mát sau từ 4-5 ngày, chậm nhất là một tuần sẽ thu được sản phẩm.
Bước 4: Sau thời gian ủ, bạn đổ phần sữa đấy qua một chiếc rây để lấy phần sữa chua tự nhiên chảy xuống hết, không dùng thìa để ép sữa qua rây. Phần sữa còn lại trong rây bạn chỉ cần dùng thìa khuấy nhẹ để lấy phần sữa còn lại. Sau đó, bạn dùng nước lọc rưới qua ray một lúc các bạn sẽ men nấm sữa. Tiếp tục cho phần men đấy vào một ly sữa tươi theo để nuôi tiếp.
Lưu ý khi nuôi nấm sữa kefir
1. Vệ sinh nấm đúng cách trước khi nuôi
Theo những người có kinh nghiệm nuôi nấm Kefir, để đảm bảo vệ sinh cũng như giúp nấm có tiền đề để phát triển tốt trong tương lai thì chắc chắn bạn phải vệ sinh nấm trước khi nuôi. Kinh nghiệm nuôi nấm Kefir này khá quan trọng nhưng không phải ai cũng biết đâu nhé.
Bạn đưa nấm vào một cái tô nhựa hay ca nhựa, sau đó đổ nước đun sôi để nguội vào, dùng môi nhựa khuấy nhẹ nhàng (không được khuấy mạnh nhé vì bạn có thể làm nấm chết). Tiếp tục đổ nấm vào rây nhựa, lắc hoặc đảo nhẹ để nước róc hết, thế là đã xong công việc “tắm rửa” cho nấm Kefir rồi. Cũng theo nhưng người có nhiều kinh nghiệm nuôi nấm Kefir thì nếu có điều kiện, bạn nên sử dụng sữa để rửa nấm, vì dù sao chúng cũng ưa nấm hơn mà.
Lưu ý: Bạn chỉ nên vệ sinh nấm tối đa hai lần như vậy, không nên rửa nấm đến khi nước trong vì rất có thể bạn đã vô tình “rửa” đi rất nhiều vi khuẩn có lợi của con nấm. Sau bước này là bạn có thể bắt đầu làm sữa chua được rồi đấy.
Hãy luôn giữ cho nấm kefir đủ thức ăn để tránh nấm bị chết.
2. Chọn loại sữa phù hợp theo kinh nghiệm nuôi nấm Kefir
Sữa là nguồn thức ăn không thể thiếu của nấm Kefir, chỉ cần bạn không cung cấp đủ sữa cho chúng trong vòng vài giờ là chúng có thể chết bất cứ lúc nào. Bởi vậy, một kinh nghiệm nuôi nấm Kefir không thể thiếu là bạn cần phải đảm bảo nấm luôn luôn trong tình trạng đủ “thức ăn” nhé.
Bạn nên sử dụng sữa tươi, sạch, không đường, ít béo, hạn sử dụng ngắn để nuôi nấm, không nên sử dụng sữa có thời gian sử dụng lâu dài vì có thể làm nấm chậm phát triển hơn. Theo kinh nghiệm nuôi nấm Kefir, trong toàn bộ thời gian nuôi nấm, chỉ nên sử dụng một loại sữa để nấm không mất thời gian thích nghi với môi trường mới làm chậm tiến độ phát triển của chúng.
Tuy nhiên, việc muốn đổi thành một loại sữa ngon hơn trong quá trình nuôi thì bạn hoàn toàn có thể đổi được mà không lo nấm bị chết nhé. Bởi những con nấm sẽ tự động thích nghi với môi trường mới.
3. Vệ sinh và cấy lại sữa ngay khi thấy nấm Kefir chuyển màu vàng
Trong quá trình nuôi nấm nếu thấy hiện tượng nấm bắt đầu chuyển sang màu vàng và xuất hiện mùi lạ thì tức lá nấm đang bị thiếu sữa. Lúc đó bạn phải ngay lập tức đem nấm đi vệ sinh, đổ sữa cấy lại. Nếu để hiện tượng này trong một thời gian dài thì sẽ không cứu nấm được nữa đâu. Đây là một điều quan trọng của kinh nghiệm nuôi nấm Kefir mà muốn thành công buộc bạn phải nhớ nha!
4. Lo lắng nấm Kefir nổi lên là nấm đã chết?
Một hiện tượng khác bạn có thể gặp trong quá trình nuôi nấm đó là nấm sẽ nổi lên rồi lặn xuống. Đừng lo, đối với kinh nghiệm nuôi nấm Kefir, đó là chuyện hoàn toàn bình thường, không phải cứ thấy nấm nổi lên là những con nấm đã chết đâu nhé, hãy cứ tiếp tục nuôi như bình thường.
5. Tốc độ phát triển phụ thuộc vào thời tiết
Điều kiện thời tiết bên ngoài cũng có thể tác động đến sự sinh sôi nảy nở của nấm, đôi khi nấm sẽ với tốc độ nhanh nhưng đôi khi lại phát triển chậm lại. Do đó, kinh nghiệm nuôi nấm Kefir ở đây là nên để lọ nấm ở nơi thoáng mát, nhiệt độ, độ ẩm ở mức ổn định nhất.
6. Nấm mới sinh ra có thể bé hơn nấm ban đầu
Trong quá trình nuôi, có thể bạn sẽ thấy hiện tượng nấm phát triển tốt, số lượng tăng lên trông thấy nhưng từng con nấm không to mà chỉ bé xíu, thậm chí bé hơn so với con nấm ban đầu. Có ba nguyên nhân gây ra điều này, một là có thể là do loại nấm, hai là do nấm tự tách nhỏ ra trong quá trình nuôi, ba là trong khi vệ sinh nấm bạn đảo mạnh tay làm nấm tách ra. Tuy nhiên con nấm to hay nhỏ cũng không ảnh hưởng gì đến quá trình sinh trưởng và phát triển của nấm nhé.