Dấu hiệu nhận biết bệnh bụi phổi
Các dấu hiệu điển hình của bệnh:
- Ho khạc đờm buổi sáng
· Khó thở khi gắng sức xuất hiện muộn.
· Đau ngực
- Bệnh bụi phổi Silic kết hợp với bệnh bụi phổi than, bệnh nhân khạc ra đờm đen.
- Người bệnh ho, khạc đờm nhiều, khó thở, giống như bệnh viêm phế quản mạn tính hoặc kết hợp với bệnh này.
- Bệnh nhân mắc thêm bệnh lao phổi trên một khối u Silic, lúc này bệnh nhân ho ra máu
- Người bệnh có thể bị xoắn phế quản.
- Viêm tắc nghẽn tiểu phế quản tận.
Ảnh minh họa – Internet
Dấu hiệu điện quang là điển hình:
- Chụp X-quang phổi chuẩn và chụp phổi cắt lớp vi tính thì thấy hình ảnh “bão tuyết”, thế nốt kích thước từ 1-10mm phân bố theo các nhánh phế quản, tập trung ở vùng trên, phân thùy sau của phổi phải, một số nốt bị vôi hoá. Ở giai đoạn muộn, các nốt hợp nhất lại, tạo nên khối xơ, dần dần hình thành hình giả u kích thước từ 1-10cm hoặc lớn hơn. Hạch rốn phổi và trung thất sưng to ở các giai đoạn. Hình ảnh khí phế thũng. Tổ chức xơ phát triển không dừng lại,có thể thấy hình ảnh tổ ong
· Chức năng thông khí của phổi bị giảm nặng
· Ngoài ra còn phải làm xét nghiệm máu, rửa phế nang, sinh thiết phổi.
Bệnh bụi phổi thường chia ra nhiều thể, nhưng tóm tắt có ba thể:
- Thể nhẹ: tiềm tàng, các triệu chứng nghèo nàn, khám phổi bình thường. Chỉ có X-quang phổi mới phát hiện ở giai đoạn sớm.
- Thể cấp tính: Với bệnh cảnh mô kẽ lan toả, đưa đến suy hô hấp và tử vong nhanh trong vài tháng, gặp ở công nhân đào đường hầm xuyên núi đá.
- Thể mạn tính: gặp ở đa số bệnh nhân bị bệnh bụi phổi Silic, ở thể này hình ảnh X-quang phổi rất rõ các nốt, các u hạt xơ phổi. Một số hạt u lớn dễ nhầm với u phổi.
- Có thể bệnh bụi phổi hỗn hợp, bệnh bụi phổi Silic và một số bệnh bụi phổi khác như bệnh phổi than - Silic, Abet-Silic…