Củ cải trắng - thuốc quý cho sức khỏe
Củ cải trắng
Củ cải trắng được ví như “nhân sâm mùa đông” do có nhiều tác dụng trong hỗ trợ tăng cường sức khỏe, chữa bệnh của con người.
Theo Y học hiện đại cứ mỗi 100g củ cải trắng có 1.4g protid, 3.7g glucid, 1.5g xenluloza, 40 mg canxi, 41 mg photpho; 1,1 mg sắt; 0,06 mg vitamin B1, 0.06 mg vitamin B2, 0.5 mg vitamin PP, 30 mg; vitamin C…
Theo Đông Y, củ cải có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc, có tác dụng chữa ho, long đờm, lợi tiểu kích thích tiêu hoá, bảo vệ dạ dày,…Củ cải được dùng làm thuốc dưới dạng khô hoặc tươi đều được.
Ở Pháp, đã có nhiều thí nghiệm về việc sử dụng số lượng lớn nước củ cải trắng nhằm hỗ trợ phục hồi cho những bệnh nhân có các bệnh ác tính.
Tác dụng của củ cải trắng
Có tác dụng làm giảm cholesterol
Củ cải đã được chứng minh là có khả năng làm giảm cholesterol trong cơ thể. Trong một nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống nhiều củ cải sẽ làm giảm mức cholesterol huyết thanh và nồng độ chất béo trung tính, tăng đáng kể HDL cholesterol (cholesterol tốt).
Có tác dụng giảm đau hiệu quả
Chất cay có trong củ cải giúp kháng khuẩn, hoạt lạc gân cốt, có hiệu quả giảm đau. Mùa đông nếu đau mỏi cơ bắp hoặc đau khớp, có thể trực tiếp lấy củ cải gọt vỏ, lấy vỏ đắp lên chỗ đau, cũng có thể bỏ vỏ củ cải vào trong một cái túi vải để chườm nóng.
Hỗ trợ chức năng gan hoạt động tốt, ngăn ngừa bệnh tim mạch
Củ cải có chứa các hoạt tính sinh học betain, hỗ trợ chức năng gan khỏe mạnh. Khi gan hoạt động tốt, chất béo được chia nhỏ một cách hiệu quả, giúp giảm cân và ngăn ngừa mệt mỏi và buồn nôn. Betaine, một dưỡng chất được tìm thấy trong củ cải đường giúp làm giảm homocysteine huyết tương. Đây là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.
Tốt cho não bộ
Một nghiên cứu tại Đại học Wake Forest đã chỉ ra lượng nitrat cao trong củ cải có thể làm tăng lượng máu đến não, do đó làm cải thiện chức năng tâm thần, tăng cường sức khỏe não bộ, thậm chí bảo vệ tế bào não trong nhiều năm.
Khả năng chống ung thư
Củ cải là một trong số thực phẩm tốt nhất, thành phần dinh dưỡng phong phú vitamin B và nhiều loại khoáng chất, trong đó hàm lượng vitamin C rất cao giúp cơ thể chống lại tác động xấu của virut.
Trong củ cải chứa dầu cải và glycosid, có thể phát huy tác dụng đối với nhiều loại chất xúc tác, hình thành nên thành phần chống ung thư có vị cay cay. Vì vậy, củ cải càng cay thành phần này càng nhiều, khả năng chống ung thư càng cao.
Phòng tránh thiếu máu
Vitamin B12 tự nhiên trong củ cải giúp thúc đẩy sự hấp thu sắt, tham gia vào việc tổng hợp hemoglobin, do đó lượng ôxy hemoglobin tăng cao giúp bồi bổ thể lực, phòng ngừa thiếu máu.
Ngăn ngừa nhiễm virut
Trong củ cải hàm lượng vitamin C cao nên có tác dụng làm sạch cơ thể một cách tự nhiên, tăng cường sức đề kháng. Do vậy, ăn củ cải thường xuyên gips ngăn ngừa tình trạng cơ thể nhiễm virut.
Chống lão hóa cho da
Trong lá củ cải giàu vitamin A, C, đặc biệt là hàm lượng vitamin C nhiều hơn các loại rau củ khác nên giúp cơ thể phòng chống lão hóa da, ngăn chặn hình thành các vết thâm nám, giữ cho da được trắng mềm.
Giảm béo
Uống nước ép củ cải trước bữa ăn cũng được phụ nữ Nhật Bản thường xuyên sử dụng để có vóc dáng thon gọn.
Theo Lương Y Hoàng Duy Tân – Phó Chủ tịch Hội Đông Y Đồng Nai
Củ cải trắng được coi là khắc tinh của các bệnh đường hô hấp, kích thích tiêu hoá,… Bạn có thể dùng củ cải trắng thái lát mỏng ngâm với mật ong để qua đêm để ngậm rồi nhai nuốt từ từ trị chứng ho khan, tiêu đờm, bảo vệ thanh quản rất tốt.
Một số kiêng kỵ khi sử dụng củ cải trắng
Củ cải trắng với lê, táo nho
Khi bạn có ý định thực hiện một loại nước ép kết hợp giữa củ cải trắng với lê táo nho thì xin hãy dừng lại.
Hàm lượng cetan đồng có trong các loại trái cây này sẽ phản ứng với axit cianogen từ củ cải gây ra triệu chứng bướu cổ, suy tuyến giáp nặng nếu uống thường xuyên loại nước ép này.
Củ cải trắng kết hợp với táo gây bướu cổ.
Nhân sâm kỵ củ cải trắng
Không chỉ có củ cải, sau khi bạn uống nhân sâm hãy nói không với các loại hải sản hay uống trà. Điều này là cấm kỵ, nếu bạn không muốn nhân sâm của mình bị giảm công dụng với sức khỏe hãy tuân thủ nguyên tắc này.
Theo đông y, hải sản, củ cải tính hàn, hạ khí, trong khi đó, nhân sâm bổ khí, kết hợp sẽ triệt tiêu với nhau. Do đó, bạn sẽ chẳng nhận được bất kỳ lợi ích nào từ nhân sâm khi sử dụng chúng với nhau.
Cà rốt kỵ với củ cải
Chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên vì trước đây có rất nhiều món ăn ngon miệng có sự góp mặt củ cải trắng với cà rốt, tuy nhiên, sau khi đọc được bài viết này, ngay lập tức, hãy dừng lại cách kết hợp không khoa học này lại nhé.
Củ cải giàu vitamin C nhưng trong cà rốt lại chứa nhiều enzym phân hủy loại vitamin này, do đó, khi sử dụng chúng với nhau, chẳng khác nào bạn đang tiêu hủy lượng vitamin C đưa vào trong cơ thể.
Củ cải trắng và cà rốt triệt tiêu vitamin C khi kết hợp với nhau.
Uống thuốc không nên ăn củ cải
Nếu bạn đang trong quá trình điều trị căn bệnh nào đó, trước hoặc sau khi uống thuốc, không nên ăn tất cả các món ăn có nguồn gốc từ củ cải trắng.
Tương tự như nhân sâm, công dụng của thuốc sẽ bị giảm phần “công lực” khi bạn ăn củ cải. Do đó, hãy loại bỏ củ cải trắng trong thực đơn dinh dưỡng dưỡng bệnh nhé.
Củ cải kỵ nấm mèo đen
Bạn tuyệt đối không nên chế biến bất kỳ một món ăn nào mà có sự góp mặt của hai nguyên liệu này. Một là chỉ có củ cải trắng hai là chỉ có mộc nhĩ, nếu cố tình bạn kết hợp sẽ gặp phải tình trạng viêm da.
Được biết, enzym trong củ cải sẽ phản ứng hóa học với các chất sinh học có trong nấm mèo mang lại sự rắc rối cho làn da của bạn.