Chân tay lạnh: Nguyên nhân và cách điều trị
Chân tay lạnh là bệnh gì?
Dù không ở trong môi trường lạnh, chúng ta vẫn có khả năng bị lạnh tay chân. Thông thường, lạnh tay chân là một phần của phản ứng tự nhiên khi cơ thể điều chỉnh nhiệt độ để thích nghi với điều kiện và không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, nếu bạn bị lạnh tay chân liên tục, đặc biệt là sắc da bị thay đổi, thì đó có thể là một dấu hiệu bệnh lạnh tay chân. Nếu tay bị lạnh thì có nghĩa là bạn có vấn đề về các dây thần kinh hoặc lưu thông máu hoặc tổn thương mô ở bàn tay và các ngón tay. Nếu bạn đang ở bên ngoài trong thời tiết lạnh khắc nghiệt và bị lạnh tay chân thì nên lưu ý những dấu hiệu bỏng lạnh.
Dấu hiệu của bệnh chân tay lạnh
- Da ngứa và thô ráp.
- Da chân tay nhợt nhạt, xanh xao, thậm chí chuyển sang màu hơi trắng.
- Vùng da chân tay trở nên đen và dày hơn.
- Bị phù tay chân hoặc xuất hiện mụn nước.
- Lòng bàn chân, bàn tay kèm theo hiện tượng rụng tóc nhiều và mất trí nhớ.
- Cảm giác tê buốt và như bị kim châm ở lòng bàn chân, bàn tay.
Vì chân tay lạnh là triệu chứng báo nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt liên quan tới thận nên người bệnh không nên chủ quan mà nên thăm khám bác sỹ hoặc có biện pháp cải thiện sớm.
Nguyên nhân gây chân tay lạnh
Do khí huyết không lưu thông
Khí huyết không được lưu thông dễ dàng có thể dẫn tới tình trạng tắc nghẽn mạch. Khả năng hoạt động của gan và thận cũng bị ảnh hưởng.
Các hoocmôn có sự thay đổi, đặc biệt là các hoocmôn sinh sản
Vào kỳ kinh nguyệt, cơ thể nữ bị mất một lượng máu khá lớn khiến nhiệt độ cơ thể có thể giảm đi đôi chút. Đây cũng chính là nguyên gây ra hiện tượng chân tay lạnh.
Thiếu máu
Những người bị thiếu máu, thiếu sắt nên lượng hồng cầu trong máu hạ thấp.
Thiếu máu nguyên nhân khiến chân tay lạnh Do nhiệt độ môi trường: Khi nhiệt độ quá lạnh và cơ thể tiếp xúc quá lâu trong môi trường lạnh làm cho chân tay trở nên lạnh cóng.
Ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng
Chất dinh dưỡng không đảm bảo do chế độ ăn kiêng quá khắt khe. Bị đói. Thiếu i ốt, thiếu vitamin B12 cũng làm cho chân tay lạnh và có cảm giác tê buốt như bị kim châm.
Stress, lo âu và căng thẳng
Làm cơ thể chúng ta bị suy nhược, chân tay và cơ thể cảm thấy lạnh. Do đó cơ thể không đủ năng lượng để thực hiện các chu trình chuyển hóa, không đủ tỏa đủ nhiệt lượng để làm ấm cơ thể.
Do bị rối loạn nội tiết
Hệ thống nội tiết đóng vai trò quan trọng trong chức năng trao đổi chất. Do vậy, khi cơ thể bị rối loạn nội tiết sẽ ảnh trực tiếp ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể.
Hiện tượng Raynaud
Làm chân tay lạnh và tái. Chứng Raynauld khiến phản xạ tự điều tiết của cơ thể trở nên quá nhạy cảm, quá mẫn với những thay đổi nhỏ của nhiệt độ bên ngoài làm cho ngón tay, ngón chân dễ trở nên tái và tím ngắt, khi bớt lạnh thì trở nên đỏ và sưng. Hiện tượng Raynaud thường xảy ra ở phụ nữ và có thể đi kèm theo bệnh thứ phát là phong thấp.
Tai biến mạch máu
Thường xuất hiện ở nam giới ở tuổi trung niên. Giai đoạn đầu, bệnh nhân cảm thấy bị đau bắp chân, da gan bàn chân lạnh, da trắng và tím bầm, đau khi di chuyển và hết đau khi nghỉ ngơi. Ở gia đoạn nặng hơn, da bên tay hoặc chân bị tai biến kèm theo hiện tượng rụng tóc và giảm trí nhớ.
Thận yếu
Triệu chứng bệnh thận yếu thường xảy ra đột ngột khiến cho bệnh nhân có cảm giác ớn lạnh như bị gió thổi. Ngay cả khi không phải mùa đông nhưng lúc nào người bệnh cũng cảm thấy chân tay lạnh buốt có khi lan tới đầu gối và khủy tay khiến người bệnh rùng mình. Kèm theo đó là các triệu chứng như tiểu đêm, tiểu nhiều hơn 8 lần vào ban ngày, đau ngang thắt lưng, nhức mỏi đầu gối, tinh thần mệt mỏi, mất ngủ…
Bệnh suy giảm tuyến giáp
Cảm giác chân tay thường xuyên lạnh ngắt, lạnh run, tóc rụng nhiều, trí nhớ giảm sút.
Huyết áp thấp
Những người bị huyết áp thấp nhưng khỏe mạnh thường tập trung dòng máu vào phần thân mình nên các đầu ngón tay, chân thường bị lạnh hoặc do các bệnh suy tuyến yên, tiểu đường, Adison,…gây ra.
Những người nguy cơ bị chân tay lạnh
Những người hay hoạt động ngoài trời lạnh
Người vô gia cư, làm việc ngoài trời, đam mê các môn thể thao mùa đông và leo núi là những những người có nguy cơ mắc phải bệnh lạnh tay chân cao nhất. Nhiều hoạt động mới lạ có thể khiến cho tê cóng chân tay bao gồm môn dù lượn ở trên cao và trượt tuyết bằng diều. Đồng thời, sử dụng rượu ở vùng khí hậu lạnh cũng là một tác nhân gây ra chứng bệnh này.
Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chân tay lạnh
Các yếu tố có nguy cơ khiến bạn bị lạnh tay chân là:
- Sống trong điều kiện có gió lạnh.
- Mặc quần áo bó sát.
- Tay, chân ướt.
- Hút thuốc (giảm lưu thông máu đến tay và bàn chân).
Phòng ngừa và điều trị bệnh chân tay lạnh
Những biện pháp khắc phục có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc phải tình trạng bị lạnh tay chân, bao gồm:
- Giữ chỗ ở sạch sẽ và khô ráo.
- Chuyển lên khu vực cao ráo hơn.
- Tránh bị tê cứng đóng băng.
- Bảo vệ phần cơ thể từ các áp lực hoặc chà xát.
- Không nên chạm vào bên cạnh hoặc phần cuối của bồn rửa hoặc bồn tắm.
Tăng cường vận động
Đứng dậy và di chuyển, vận động có thể là một trong những cách dễ dàng nhất để làm ấm cơ thể và giúp máu lưu thông đến chân tay. Những người làm việc văn phòng, thường xuyên ngồi cảm thấy bàn chân lạnh cóng nên định kỳ đứng dậy và đi bộ xung quanh văn phòng sẽ giảm bớt triệu chứng này. Việc thúc đẩy lưu thông máu thông qua vận động, tập thể dục giúp giữ chân tay ấm áp trong suốt cả ngày.
Đi tất và giày ấm
Tất và giày ấm rất quan trọng đối với những người bị chân lạnh. Ngay cả khi ở trong nhà, mang tất và dép lông, thậm chí trải thảm trên sàn là giải pháp tốt cho đôi chân lạnh lẽo.
Túi sưởi
Túi sưởi rất hữu ích đối với người thường xuyên tay chân lạnh, tiện sử dụng bất cứ lúc nào, bất cứ đâu.
Ngâm tay chân nước ấm
Ngâm tay và chân trong nước ấm (40oC) trong khoảng 20 phút, có thể cho thêm vài lát gừng. Điều này giúp làm giãn các mạch máu, giúp máu và khí huyết dễ dàng lưu thông khắp cơ thể. Ngâm chân tay trong nước ấm cũng là cách khiến cho bạn có 1 giấc ngủ sâu hơn. Trong khi ngâm, bạn nên mát-xa bàn chân và tay để tăng cường tuần hoàn máu.
Sử dụng chất liệu co-tong, len
Những đôi tất tay và tất chân làm làm từ cotong và len không chỉ đem lại cảm giác mềm mại dễ chịu mà còn hấp thụ mồ hôi chân, giữ được khô ráo, thoải mái cho chân và tay của chúng ta.
Chế độ dinh dưỡng giàu calo
Thời tiết lạnh giá để tăng thêm nhiệt lượng, cải thiện chứng chân tay lạnh thì cần phải chú ý bổ sung thực phẩm ấm nóng, hạn chế ăn uống có tính lạnh. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều đồ nóng vì chúng có thể gây viêm loét nhiệt miệng.
Nên bổ sung nhiều vitamin B1, B12, ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin F và chất sắt.
Thư giãn và nghỉ ngơi
Stress và thiếu ngủ luôn là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh. Nghỉ ngơi, thư giản và giấc ngủ đầy đủ sẽ giúp giữ ấm cơ thể tốt hơn. Đối với những trường làm việc tại chỗ, thường xuyên căng thẳng thì cần tăng cường hoạt động thể chất, thể dục giữa giờ làm việc, tập một số động tác tay chân và lưng để tăng cường tuần hoàn máu.
Cọ xát tay chân
Nếu tay chân bạn bị lạnh cóng, hãy chà xát chúng với nhau để thúc đẩy tuần hoàn máu, làm ấm.
Bài thuốc chữa chân tay lạnh
Ngâm chân tay với nước ấm gừng tươi và muối
Cách làm: Lấy 20-30g gừng tươi đem đập dập rồi cho vào đun trong 10 phút với 1/2 nồi nước. Chú ý, để tránh bay hơi một số chất trong gừng nên đậy nắp kín. Sau đó pha thêm nước lạnh và muối vào gừng để cho nhiệt độ còn khoảng 40°C thì ngâm chân tay. Làm theo cách này mỗi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp máu lưu thông tốt, từ đó giúp giảm chứng tay chân lạnh hiệu quả.
Ngâm chân tay bằng nước ấm và ngải cứu
Cách làm: Đem khoảng 30-50g ngải cứu tươi đun sôi với 1/2 nồi nước. Đun trong khoảng 10 phút thì ngừng bếp rồi pha thêm nước lạnh vào cho nhiệt độ giảm xuống còn khoảng 40°C. Sau đó cho thêm muối vào khuấy đều rồi ngâm chân tay khoảng 15 -20 phút. Bài thuốc này có tác dụng trừ lạnh, tăng cường khí không chỉ dùng cho người bị chân tay lạnh mà còn hỗ trợ chữa bệnh hô hấp rất tốt.
Bài thuốc cho những người bị chân tay lạnh do thận dương suy yếu
Chuẩn bị: 16g Cẩu Tích, 16g Tơ Hồng Xanh, 16g Sơn Thù, 12g Phòng Sâm, 12g Liên Nhục, 12g Tất Bát, 12g Đương Quy, 12g Ngải Diệp (khô), 12g Tần Giao, 12g Chích Thảo, 12g Trạch Tả, 10g Thục Địa, 10g Lương Khương, 10g Hoàng Kỳ, 10g Dâm Dương Hoắc, 6g Phụ Tử, 4g Sinh Khương.
Cách làm: Sắc lấy nước uống 3 lần/ngày. Uống liệu trình đủ 13 ngày để có hiệu quả.
Lời khuyên của thầy thuốc
Nên gặp bác sĩ nếu:
- Tay chân lạnh kèm theo các triệu chứng khác, bao gồm: mệt mỏi, giảm cân hoặc tăng cân, sốt, đau khớp, có vết loét trên ngón tay hoặc ngón chân lâu lành, thay đổi bất thường trên da như phát ban, da dày, thay đổi màu sắc.
- Nếu bàn chân, bàn tay lạnh buốt bên trong, nhưng sờ vào da không cảm thấy lạnh, đây có thể là dấu hiệu tổn thương thần kinh hoặc các tình trạng rối loạn thần kinh nào đó.