Cách phòng và điều trị bệnh chân tay lạnh
Nếu tứ chi thường xuyên trong tình trạng lạnh run, tóc rụng nhiều đi cùng với chứng hay quên bạn hãy nghĩ đến khả năng bị suy giảm hoạt động tuyến giáp.
Chân tay lạnh, các đầu ngón tay chân tê buốt như bị kim châm? Đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu vitamin B.
Trường hợp dù trời nóng bức, chân tay vẫn lạnh đó là biểu hiện của tình trạng thiếu máu.
Nếu chân tay lạnh và các đầu ngón có màu trắng nhợt nhạt có thể bạn đã bị viêm tĩnh mạch hoặc tắc nghẽn mạch máu.
Chân tay lạnh (Ảnh minh họa)
Cách phòng và điều trị bệnh chân tay lạnh
Bệnh nhân cần xét nghiệm máu và thực hiện các kểm tra lâm sàng khác để xác định đúng nguyên nhân. Tùy theo nguyên nhân bác sĩ áp dụng biện pháp điều trị thích hợp.
Bên cạnh điều trị, người bệnh có thể áp dụng các cách sau để giữ ấm chân, tay:
1. Buổi tối trước khi đi ngủ, hãy ngâm chân và tay trong nước ấm pha chút muối từ 10 - 15 phút. Có thể cho thêm chút tinh dầu hoa cúc, oải hương vào nước ngâm chân tay để giúp khí huyết lưu thông dễ dàng hơn. Sau đó, lau khô thật nhanh bằng khăn mềm, xoa kem dưỡng da thì đảm bảo sẽ ngủ ngon qua đêm đông giá lạnh.
Nên lưu ý không nên đi tất chân, tay hoặc mặc quần áo quá chật vì như vậy sẽ không tốt cho việc lưu thông máu trong cơ thể.
2. Nên uống 2 lít nước mỗi ngày để giúp khí huyết lưu thông tuần hoàn tốt hơn.
3. Bên cạnh giữ ấm cho cơ thể là chế độ vận động hợp lý. Vận động nhiều sẽ làm cơ thể nóng lên, tăng cường và điều tiết tuần hoàn máu. .Mỗi buổi sáng, nên tập thể dục như chạy bộ
Vào mùa đông, nên chú ý tăng cường các loại chất béo dinh dưỡng từ thực phẩm để bổ sung năng lượng như sau:
1. Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin E: Chân tay lạnh là do thiếu tuần hoàn máu đến những bộ phận xa trong cơ thể. Vitamin E giúp nở rộng các mạch máu ngoại biên và thúc đẩy tuần hoàn máu. Thực phẩm giàu vitamin E gồm dầu của các loại hạt, bí đỏ, các loại hạt, mầm lúa mì, lòng đỏ trứng, rau lá xanh, thịt và các sản phẩm sữa.
2. Ăn nhiều thực phẩm chứa niacin
Niacin có ích trong việc ổn định hệ thần kinh và hệ tuần hoàn. Nó giúp điều trị các chứng tiêu chảy kích thích, viêm da, và nở rộng các mạch máu ngoại biên, cải thiện chứng lạnh chân tay.
Bạn có thể tìm thấy niacin ở trong gan động vật, trứng, sữa, pho mát, các sản phẩm từ bột mì chưa tẩy trắng, nấm, lạc, đậu, cà phê. Một bí quyết nữa là vitamin nhóm B giúp tổng hợp niacin. Do vậy, bạn có thể bổ sung 30-60 mg vitamin B mỗi ngày.
3. Dùng gia vị cay vừa phải trong nấu nướng
Các gia vị cay nóng như ớt, tiêu, tỏi, mù tạc… giúp gia tăng thân nhiệt, do đó thúc đẩy tuần hoàn máu, làm giảm bớt chứng lạnh chân tay. Vì thế, hãy tập bổ sung các gia vị này trong bữa ăn hàng ngày.
4. Ăn thêm nhiều thực phẩm nóng
Nhiều loại thức ăn có tính nóng trong tự nhiên có thể giúp giảm bớt chứng lạnh chân tay. Chúng gồm thịt bò, thịt cừu, hải sản, gạo nếp, đậu hành, đậu phụ, đường đỏ, vừng, cải bắp, cà rốt, cải bó xôi, lê, quả mơ…
5. Dùng các loại thảo dược cải thiện chứng chân tay lạnh
Bạn có thể dùng các loại thảo dược có tính nóng như quế, tiêu, sâm, nhục đậu khấu…Bạn có thể tham khào trang mạng dưới đây