Cách phòng bệnh viêm họng cho mẹ bầu
Cách phòng bệnh viêm họng cho mẹ bầu
Để không có virut, vi khuẩn có nơi trú ẩn phát tán gây bệnh lây nhiễm thì việc đầu tiên là giữ cho nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, các vật dụng gia đình phải vệ sinh hàng ngày.
Để tránh viêm họng, thai phụ cần giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, hàng ngày cần chải răng tối thiểu 2 lần/ngày và chăm súc miệng bằng nước muối loãng để sát trùng răng, miệng. Bàn chải đánh răng bị nhiễm khuẩn cũng có thể trở thành thủ phạm gây viêm họng. Bạn nên pha một cốc nước muối nóng hàng sáng để vệ sinh bàn chải trước khi đánh răng.
Để không lây nhiễm các vi khuẩn, virut thai phụ cần hạn chế tối đa việc đến thăm hoặc tiếp xúc với những người bị cảm cúm, viêm họng để không lây nhiễm mầm bệnh. Ra ngoài, cần đeo khẩu trang bất cứ lúc nào bạn muốn ra ngoài, ngay cả khi đi bộ để chống bụi, chống nhiễm khuẩn qua đường hô hấp.
Gừng hấp mật ong giúp trị viêm họng.
Lưu ý, không nên sử dụng quá nhiều muối trong khẩu phần ăn hay dùng quá nhiều đồ ăn rán, nướng, xào, khô, cay, đồ ăn chứa nhiều chất béo… mà nên ăn nhiều đồ luộc, hấp, ăn nhiều rau xanh không uống nước lạnh. Uống nước ép, ăn các loại hoa quả tươi giàu vitamin thay vì uống nước lạnh, nước có ga… Nước lạnh làm nhiệt độ ở họng giảm đột ngột sẽ gây viêm họng, mùa lạnh cần uống nước ấm và uống từ từ, từng ngụm nhỏ.
Hàng ngày, thai phụ cần tăng cường bổ sung dưỡng chất, chú ý ăn nhiều loại thực phẩm có chứa sắt, kẽm, vitamin A, B, C… nhằm giúp hệ miễn dịch hồi phục khả năng kháng bệnh, chiến đấu với bệnh tật.
Ngoài ra, các thai phụ nên tránh xa môi trường có khói thuốc lá để không hít khỏi những chất độc hại khiến cổ họng bạn bị viêm nhiễm nặng nề hơn.
Biểu hiện
Với viêm họng cấp, thời điểm mới mắc, họng khó chịu và đau họng, sốt, ho, tắc/nghẹt mũi…
Đối với viêm họng mạn tái phát, triệu chứng khô, ngứa, ho húng hắng, họng tăng tiết dịch nhày, hơi thở hôi…
Bác sĩ Nguyễn Thị Hạnh