Cách chống lại cơn buồn ngủ
Nguyên nhân của cảm giác buồn ngủ có thể là do tâm trạng chán nản mệt mỏi, tác dụng phụ của thuốc, thói quen sống không lành mạnh hoặc chứng rối loạn giấc ngủ. Đặc biệt, những người làm việc nhiều giờ liên tục hay làm ca đêm lại càng dễ bị buồn ngủ.
1. Hãy thư giãn
Đây là cách hết buồn ngủ đầu tiên mà bạn có thể áp dụng ngay tại chỗ ngồi. Cường độ làm việc liên tục với máy tính có thể gây ra tình trạng mỏi mắt và cảm giác buồn ngủ. Vì thế, bạn nên rời mắt ra khỏi màn hình và thư giãn bằng cách:
- Đưa mắt nhìn ra xung quanh
- Thực hiện các bài tập giúp cải thiện thị lực
- Dùng dung dịch nhỏ mắt để giảm mỏi mắt
2. Rời khỏi chiếc ghế của bạn
Tiến sĩ Robert Thayer (Giáo sư trường Đại học Bang California, Mỹ) đã khảo sát về mức năng lượng khi ăn một thanh kẹo và đi bộ 10 phút. Mặc dù thanh kẹo giúp người tham gia tỉnh táo khá nhanh chóng, nhưng lại cảm thấy mệt mỏi 1 giờ sau đó. Tuy nhiên, những người đi bộ 10 phút có thể tỉnh táo trong khoảng 2 giờ nhờ hoạt động bơm oxy qua tĩnh mạch, não và cơ bắp.
Cách hết buồn ngủ đơn giản nhất khi làm công việc văn phòng là bạn hãy đứng dậy và rời khỏi chiếc ghế. Bạn có thể đi bộ mua đồ ăn trưa, đồ ăn vặt hay thức uống.
3. Ăn vặt để tăng năng lượng
Những món ăn vặt có đường sẽ giúp bạn tăng cường năng lượng vì mức đường hạ thấp sẽ khiến bạn uể oải và mệt mỏi dẫn đến cảm giác buồn ngủ.
Khi áp dụng cách hết buồn ngủ với thức ăn vặt giúp tăng cường năng lượng, bạn có thể chọn các món lành mạnh như trái cây, sữa chua, các loại hạt…
4. Uống thêm nước để tỉnh táo
Tình trạng thiếu nước có thể khiến cơ thể bạn mệt mỏi và buồn ngủ. Hãy đảm bảo bạn uống đủ nước lọc hoặc ăn các loại rau củ quả nhiều nước như: dưa hấu, dâu tây, bưởi, dưa gang, đào, dứa, cam, mơ, mận, táo… Cách hết buồn ngủ này không những giúp bạn tỉnh táo hơn mà còn bổ sung nhiều loại vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe.
Để tăng thêm hương vị cho nước uống, bạn có thể làm nước detox hoặc nước ép với nhiều loại rau củ quả như rau cần tây, cải bó xôi, dưa leo, cà rốt, cam, dứa…
5. Hãy trò chuyện với đồng nghiệp
Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ, hãy tìm một ai đó để trò chuyện. Bạn có thể nói về những ý tưởng về công việc hoặc câu chuyện ngoài lề mang tính chất giải trí. Sự hài hước luôn là cách hết buồn ngủ hiệu quả và kiểm soát stress rất tốt.
6. Điều chỉnh ánh sáng mạnh hơn
Môi trường xung quanh với ánh sáng mờ nhạt có thể khiến bạn thêm mệt mỏi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự tiếp xúc với ánh sáng mạnh có thể làm giảm cơn buồn ngủ và tăng sự tỉnh táo. Hãy thử tăng cường độ của nguồn sáng hoặc mở cửa sổ ra, bạn sẽ thấy đây là một cách hết buồn ngủ cực kỳ đơn giản mà lại hiệu quả đấy!
7. Chợp mắt khi quá buồn ngủ
Đôi lúc, bạn không thể nào cưỡng lại được nhu cầu cần được nghỉ ngơi của cơ thể nên cách hết buồn ngủ tốt nhất là… hãy đi ngủ! Bạn có thể chỉ chợp mắt hoặc làm một giấc ngủ ngắn như giấc ngủ trưa.
Theo bác sĩ Barry Krakow(Mỹ), bạn nên có giấc ngủ ngắn tầm 5 – 25 phút. Tốt nhất bạn nên chợp mắt tầm 6 – 7 giờ trước khi bạn đi ngủ.
Bạn có thể cảm thấy khó khăn khi áp dụng cách hết buồn ngủ này ở nơi làm việc vì không phải công ty nào cũng có phòng nghỉ ngơi cho nhân viên. Nếu công ty có văn hóa ngủ trưa, hãy nhớ canh đồng hồ báo thức để không ngủ quên qua giờ làm việc nhé.
Tiến sĩ Allison T. Siebern (Trung tâm Y khoa Giấc ngủ, Đại học Stanford, Mỹ) cho biết: “Nếu bạn không thể có giấc ngủ ngắn, chỉ cần nhắm mắt và nghỉ ngơi trong 10 phút cũng hữu ích”.
8. Chuyển hoạt động khác để kích thích tâm trí
Năm 2004, các nhà nghiên cứu Phần Lan đã nghiên cứu những người làm việc ca đêm 12 giờ đã phát hiện ra rằng công việc đơn điệu cũng có tác hại như mất ngủ. Tại nơi làm việc hoặc ở nhà, hãy thử thay đổi nhiều nhiệm vụ kích thích hơn khi bạn có cảm giác mắt díp lại và đầu nặng trĩu.
Để áp dụng cách hết buồn ngủ bằng nhiệm vụ thú vị, bạn có thể trang trí lại bàn làm việc, đề xuất một ý tưởng mới, ghi chú công việc bằng hình vẽ sáng tạo…
9. Nhờ người khác lái xe
Tiến sĩ Allison T. Siebern cho biết lái xe trong khi buồn ngủ cũng nguy hiểm như lái xe khi say rượu. Một số cách hết buồn ngủ đơn giản như mở cửa sổ và bật nhạc lớn không giúp bạn tỉnh táo lâu dài. Thay vào đó, bạn có thể nhờ một người khác lái xe hoặc dừng lại ven đường để chợp mắt một chút cho đến khi bạn không còn buồn ngủ nữa.
Nếu bạn trong một chuyến đi kéo dài, bạn nên thường xuyên thay đổi người lái xe. Hãy dừng lại ít nhất 2 giờ/1 lần để đi dạo và hít thở không khí trong lành.
10. Thư giãn cho đôi mắt
Nhìn liên tục và cố định trên màn hình máy tính có thể gây mỏi mắt và buồn ngủ. Thỉnh thoảng, bạn cần tránh xa màn hình khoảng một vài phút để đôi mắt được thư giãn và tránh mệt mỏi.
11. Tiếp xúc ánh nắng mặt trời
Nhịp sinh học điều chỉnh chu kỳ ngủ – thức của chúng ta thường bị ảnh hưởng bởi ánh sáng ban ngày. Để cảm thấy tỉnh táo hơn, bạn nên cố gắng dành ít nhất 30 phút mỗi ngày bên ngoài dưới ánh sáng mặt trời tự nhiên. Nếu bạn bị mất ngủ, các chuyên gia về giấc ngủ khuyên bạn nên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời buổi sáng một giờ mỗi ngày.
Khi bạn bước ra ngoài để hít thở không khí trong lành, đây cũng là một cách hết buồn ngủ một cách hoàn toàn tự nhiên.
12. Tập thể dục đều đặn
Trong một phân tích của 70 nghiên cứu có sự tham gia của hơn 6.800 người, các nhà nghiên cứu của Đại học Georgia (Mỹ) đã phát hiện ra rằng tập thể dục có hiệu quả tăng năng lượng và giảm mệt mỏi vào ban ngày hơn so với một số loại thuốc dùng để điều trị các vấn đề về giấc ngủ. Thói quen tập thể dục thường xuyên không những giúp bạn ngủ ngon vào buổi tối mà còn là một cách hết buồn ngủ vào ban ngày!
Bạn nên duy trì thói quen tập thể dục 30 phút mỗi ngày. Hãy kết thúc bài tập của bạn 2 – 3 tiếng trước khi đi ngủ để bạn không bị khó ngủ.
Bạn có thể đọc thêm: Dậy sớm tập thể dục: 30 ngày biến điều không thể thành có thể!
13. Điều trị hội chứng ngủ nhiều
Hầu hết chúng ta đều có những ngày cảm thấy buồn ngủ. Tuy nhiên, một số người lại cảm thấy buồn ngủ quá mức khi làm việc, chăm sóc con nhỏ hoặc thậm chí là lúc giải trí. Đây có thể là hội chứng ngủ nhiều (hypersomnia), cảm giác buồn ngủ xuất hiện liên tục khiến bạn muốn ngủ liên tục, ngay cả khi ở nơi làm việc.
Người bị chứng ngủ nhiều có thể ngủ đến 18 tiếng/ngày và kéo dài nhiều ngày, thậm chí có khi cả tuần.
Khi các cách hết buồn ngủ thông thường không mang lại hiệu quả, rất có thể là vì bạn bị mắc hội chứng ngủ nhiều. Thực tế, vấn đề ngủ nhiều ban ngày lại thường xuất phát từ ban đêm. Tình trạng thiếu ngủ ban đêm hoặc giấc ngủ không chất lượng có thể khiến bạn mệt mỏi vào sáng hôm sau. Bạn có thể áp dụng những lời khuyên về cách hết buồn ngủ bằng lối sống lành mạnh sau đây để cải thiện tình hình nhé:
- Ngủ đủ giấc: Bạn nên tập đi ngủ tầm 10h – 11h tối và dậy tầm 5h – 6h sáng. Đây là khung giờ phù hợp với người trưởng thành để đảm bảo giấc ngủ đủ 7 – 8 tiếng.
- Tạo môi trường dễ ngủ: Hãy đầu tư bộ chăn gối mềm mại, lựa chọn không gian thông thoáng cho phòng ngủ và cách li với các thiết bị điện tử khoảng 1 – 2 tiếng trước giờ ngủ.
- Ăn uống đúng giờ: Thói quen ăn uống lành mạnh và đúng giờ sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn. Hãy ăn tối trước khi ngủ tối thiểu 2 – 3 tiếng và tránh chất kích thích như cồn và caffeine.
Nếu bạn thấy mình đã áp dụng tất cả các cách hết buồn ngủ nhưng vẫn không thể tỉnh táo được, đã đến lúc bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia về giấc ngủ. Bạn có thể bị rối loạn giấc ngủ tiềm ẩn như buồn ngủ quá mức hoặc chứng ngủ rũ cần được điều trị. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giúp bạn điều trị rối loạn giấc ngủ.
14. Hãy ngủ trưa
Hãy cố gắng ngủ trưa từ 5-25 phút để tạo năng lượng cho giờ làm việc buổi chiều. Bạn nên nhắm mắt lại trong khoảng 10 phút hoặc lâu hơn.
15. Thở sâu
Thở sâu làm tăng mức độ oxy trong máu, chậm nhịp tim, giảm huyết áp, mang lại tinh thần sảng khoái và năng lượng tràn đầy. Điều quan trọng khi thở sâu là bạn cần hít vào bụng chứ không phải ngực.
Trước tiên, ngồi thẳng lưng, đặt tay lên bụng, hít sâu thông qua mũi, rồi để bụng tự đẩy tay ra. Không nên di chuyển ngực. Sau đó thở ra thông qua đôi môi đang mím lại như đang huýt sáo.
16. Hít thở không khí trong lành
Chu kỳ ngủ và nhịp sinh học bị ảnh hưởng bởi ánh sáng tự nhiên của mặt trời. Bởi thế các chuyên gia khuyên bạn nên ra ngoài, hít thở không khí trong lành và tận hưởng ánh sáng mặt trời ít nhất 1h vào buổi sáng. Điều đó thúc đẩy các giác quan, mang lại sự tươi tắn và khỏe mạnh.
17. Tập thể dục thường xuyên
Theo nghiên cứu của Đại học Georgia (Mỹ) với 6.800 người, tập thể dục có hiệu quả hơn trong việc cung cấp năng lượng và giảm mệt mỏi vào ban ngày so với một số loại thuốc điều trị các vấn đề về giấc ngủ. Vì thế hãy tạo thói quen tập thể dục 30 phút mỗi ngày để cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn.
Một bữa ăn giàu protein và carbohydrate trong vòng 2h sau khi tập luyện sẽ "nạp" phần năng lượng mà bạn bị mất đi khi tập thể dục.
18. Tham khảo ý kiến của bác sĩ
Khi bạn cảm thấy không thể cải thiện việc buồn ngủ trong giờ làm việc, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia về giấc ngủ. Có thể bạn đã mắc phải chứng rối loạn giấc ngủ tiềm ẩn như buồn ngủ quá mức hay ủ rũ, lúc đó bạn cần phải được điều trị
Giấc ngủ chiếm đến 2/3 thời gian trong một ngày nên bạn cần đầu tư chăm sóc để cơ thể phục hồi sức khỏe. Nếu bạn có thói quen thức khuya hay mất ngủ vì lo lắng quá nhiều thứ, cảm giác buồn ngủ sẽ ghé thăm bạn nhiều hơn vào ban ngày. Vì thế, cách hết buồn ngủ lâu dài chính là thói quen đi ngủ lành mạnh và khả năng kiểm soát stress của bạn đấy.