Logo Bài Thuốc Quý

Cách chăm sóc da cho mẹ mầu khi mang thai

01/01/2020 · Sức khỏe
Mẹ bầu nào cũng gặp phải một số vấn đề về da trong thai kỳ như rạn da, khô da, sạm da… song không phải không có cách khắc phục. Dưới đây là cách chăm sóc da cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ, các mẹ nên tham khảo.

Trong giai đoạn mang thai, các hóc-môn thay đổi sẽ khiến cho làn da của bà bầu trở nên nhạy cảm hơn. Nó có thể gây ra hàng loạt vấn đề về da như mụn trứng cá, vết rạn da, nám da…

Sau đây là một số lời khuyên giúp mẹ bầu chăm sóc da trong suốt thai kỳ.

Mụn trứng cá

Nguyên nhân: giai đoạn đầu khi mang thai, lượng hóc-môn estrogen tiết ra nhiều, đây là loại hóc-môn gây ra mụn trứng cá giống như giai đoạn dậy thì. Nhiều phụ nữ mang thai chia sẻ họ bị mụn mọc nhiều trên mặt và ngực.

Giải pháp: Tắm với xà phòng giàu surgras, không chạm tay bẩn lên mặt. Tránh sử dụng các sản phẩm tẩy trang, dùng đầu ngón tay xoa nhẹ nhàng sau đó rửa lại bằng nước sạch. Dưỡng ẩm da bằng loại kem phù hợp với từng loại da. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu nếu tình trạng mụn không được cải thiện.

Chăm sóc da cho mẹ bầu

Nám da và tăng sắc tố da

Nguyên nhân: khi mang thai, estrogen và progesteron kích thích sản sinh ra nhiều melanin – nguyên nhân gây nám da và sạm da. Nếu chị em tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời lâu, các đốm nâu có thể sẽ xuất hiện trên trán, má, môi… nhiều hơn. Ngoài ra, còn xuất hiện quầng thâm ở vú và đường sọc nâu từ rốn đến xương mu.

Giải pháp: Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, với các tia cực tím, không quên sử dụng kem chống nắng khi đi biển hoặc đi bơi. Các vết quầng thâm hoặc đường sọc nâu có thể tự biến mất trong vòng vài tháng sau khi sinh.

Rạn da

Nguyên nhân: Cortisol, loại hóc-môn được sản xuất ra trong quá trình mang thai chính là thủ phạm gây ra các vết rạn da. Hóc-môn này khiến cơ thể giảm sản sinh collagen, làm cho làn da của chị em trở nên kém dẻo dai hơn. Vì vậy, khi giảm một vài kg, làn da của chị em bị chảy xệ và có nhiều vết rạn.

Giải pháp: Hạn chế tăng cân để da không bị thay đổi, hình thành thói quen mát-xa cùng với một số loại kem chống rạn da ở các vùng nhạy cảm như ngực, mông, bụng, đùi. Tẩy da chết tuần 1 lần để loại bỏ các tế bào chết và giúp da hấp thụ các dưỡng chất tốt hơn.

Da nổi mẩn đỏ

Nguyên nhân: Trong giai đoạn thai kỳ, các mao mạch sẽ hoạt động mạnh hơn. Đó là do việc trao đổi giữa mẹ và bé thông qua nhau thai bao gồm nhiều mạch máu. Để việc trao đổi diễn ra tốt đẹp, cơ thể chị em sẽ tiết ra các chất khác nhau. Các mao mạch có thể bị vỡ trên mặt hoặc và cơ thể, hình thành các vết đỏ. Đó là các tĩnh mạch mạng nhện. Chị em sẽ phát hiện ra chúng dễ dàng vì chúng hình thành từ các chấm nhỏ màu đỏ có hình dạng giống ngôi sao.

Giải pháp: Tình trạng này khó có thể ngăn chặn được. Thông thường các vết đỏ này sẽ biến mất trong vòng vài tháng sau khi sinh. Nếu tình trạng này không hết, bác sĩ sẽ can thiệp bằng cách sử dụng tia laser để làm mờ những vết này. Chị em có thể sử dụng một số loại kem che khuyết điểm trên những vùng da bị đỏ để che đi.

Chăm sóc da phụ nữ mang thai

Khô da

Nguyên nhân: Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể trong giai đoạn mang thai khiến cơ thể bị mất nước. Làn da của chị em trở nên thô ráp và kém đàn hồi hơn.

Giải pháp: Dưỡng ẩm cho da từ bên trong và bên ngoài. Để làm điều này, chị em nên uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra, phụ nữ mang thai có thể dùng thêm kem dưỡng ẩm phù hợp với từng loại da và nên tránh dùng xà phòng tắm hay muối tắm vì có thể làm da bị khô thêm.

Theo Minh Trang/Afamily.vn