Logo Bài Thuốc Quý

Bị cảm cúm nên làm gì?

01/07/2020 · Sức khỏe
Cảm cúm là một bệnh lây nhiễm, thường xuyên xảy ra vào khoảng thời tiết giao mùa bị ô nhiễm, hanh khô. Đây là môi trường lý tưởng để virut cúm lây lan. Hãy tìm hiểu kỹ hơn về bệnh này và các cách phòng chống và điều trị khi mắc bệnh.

Cảm cúm

Cảm cúm là bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do các chủng virut cúm gây ra. Khi bị cảm cúm, bệnh nhân thường bị sốt, cảm giác mệt mỏi, toàn thân đau nhức, rã rời, hắt hơi, đau đầu, cảm lạnh toàn thân trong vài ngày, sau đó chảy mũi và ho, khản tiếng, tức ngực, nước tiểu ít đi.

Cảm cúm là một bệnh rất phổ biến, hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng với nguy cơ nhiễm cúm. Những người có hệ miễn dịch yếu như người già, người mắc bệnh mạn tính, trẻ em rất dễ bị cúm. Ngoài ra những người thiếu ngủ, dinh dưỡng kém, ít vận động nguy cơ nhiễm cúm cũng rất cao.

Bệnh cảm cúm xuất hiện quanh năm, tuy nhiên vào những ngày mưa lạnh, thời tiết ẩm ướt kéo dài thì tỉ lệ người bệnh cảm cúm sẽ tăng cao hơn do thời tiết tạo điều kiện cho virut cúm phát triển và vào mùa lạnh hệ hô hấp của con người cũng nhạy cảm, dễ bị kích ứng hơn.

Cảm cúm

Những sự thật về cảm cúm

Thứ nhất, cảm cúm là một “hội chứng tổng hợp” lây qua đường hô hấp do vi-rút gây ra, có hơn 100 loại vi-rút có thể gây ra cảm cúm.

Thứ hai, bệnh cảm cúm thường kéo dài trong một tuần bất kể là bạn có uống thuốc hay không

Thứ ba, “điểm xuất phát” của bệnh cảm cúm là một ngày trước khi xuất hiện triệu trứng, lúc này, vi-rút gây bệnh đã “yên ấm” bên trong cơ thể bạn rồi. 

Nói một cách chính xác, vi-rút gây cảm cúm “ẩn nấp” trong cơ thể từ 18~48 tiếng, sau đó đột nhiên phát tác, bao gồm các triệu chứng: đau sưng họng, hắt xì hơi, chảy nước mũi, cơ thể mệt mỏi.

Rất nhiều người cho rằng cảm cúm là do thời tiết lạnh gây ra. Sự thật lại không phải như vậy. Cho dù là bạn mặc ít áo ấm, đi chân đất trên nền đất lạnh hay là gội đầu chưa khô đã đi ra ngoài, đây đều không phải là nguyên nhân gây cảm cúm, nhưng chúng có thể làm giảm sức đề kháng của bạn, tạo điều kiện cho vi-rút gây bệnh “thừa cơ lấn tới”. 

Thời tiết khô càng dễ bị cảm cúm, khi cơ thể thiếu nước thì khả năng chống lại vi-rút xâm nhập gây bệnh của niêm mạc trong cơ thể sẽ giảm.

Cần phải lưu ý, nếu đến ngày thứ 2, thứ 3 mà bệnh trầm trọng khác thường thì cần phải đi khám bác sĩ, nhất là với trẻ nhỏ. Rất nhiều người không biết rằng, cảm cúm thực ra không cần phải chữa trị. Nên có người vội mua thuốc kháng sinh để uống, thực ra thuốc kháng sinh vốn không thể tiêu diệt được vi-rút gây bệnh. Công hiệu chủ yếu của thuốc cảm cúm là giảm bớt các triệu chứng, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn một chút, nhưng không thể rút ngắn thời gian bị bệnh.

Bị cảm cúm uống thuốc gì?

Do cúm là một bệnh thường gặp nên bị cúm uống thuốc gì là vấn đề được nhiều người quan tâm. Cảm cúm thông thường là bệnh lành tính và thường tự khỏi sau 5-7 ngày, bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên có một số loại thuốc chữa cảm cúm nhanh giúp giảm các triệu chứng làm người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Để giảm triệu chứng sốt, đau đầu, đau họng có thể dùng thuốc Paracetamol (tên gọi khác là Acetaminophen). Đây là loại thuốc khá an toàn, không cần kê đơn, giúp hạ sốt, giảm đau mức độ nhẹ và vừa. Liều dùng paracetamol tính theo cân nặng, để dùng thuốc an toàn nên sử dụng thuốc đúng liều và giữ khoảng cách hợp lý giữa các lần dùng thuốc, thông thường hai lần dùng thuốc Paracetamol phải cách nhau 4-6 giờ. Dùng thuốc quá liều hoặc các lần dùng quá sát nhau sẽ làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt là tác dụng phụ lên gan, gây tổn thương gan.

Thuốc trị cảm cúm

Các nhóm thuốc co mạch như Naphazolin, oxymetazoline, xylometazoline được dùng dưới dạng thuốc nhỏ mũi giúp giảm tình trạng nghẹt mũi. Thuốc giúp co các động mạch nhỏ, mao mạch, tĩnh mạch hang đẩy máu đi nơi khác làm cho hốc mũi rộng làm mũi hết nghẹt, giúp người bệnh dễ thở hơn. Các thuốc trên chỉ nên dùng trong 3-5 ngày, nếu dùng thuốc kéo dài có thể gây ra tình trạng viêm mũi, cuốn mũi bệnh nhân sẽ bị phù nề và tình trạng nghẹt mũi sẽ tăng lên, mũi ngửi kém, đau đầu,... Thuốc có nhiều nồng độ khác nhau, mỗi loại thuốc có một giới hạn về độ tuổi sử dụng, tham khảo ý kiến của nhân viên y tế để lựa chọn loại thuốc thích hợp.

Trong bệnh cảm cúm, nếu triệu chứng ho nhẹ, không đáng kể thì không cần dùng thuốc vì ho là một phản ứng tốt của cơ thể, giúp tống các dị vật ở đường thở ra ngoài. Tuy nhiên nếu mức độ ho nhiều, ho thường xuyên làm bệnh nhân đau rát cổ họng, mệt mỏi, khó chịu thì nên sử dụng các thuốc giảm ho để giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu ho khan có thể dùng Dextromethophan, codein, nếu ho khan kèm ngạt mũi sổ mũi có thể dùng các thuốc phối hợp như Atussin, Decolsin, Rhumenol,...Các thuốc phối hợp chứa các hoạt chất làm giảm ho như dextromethophan và kháng histamin như chlorpheniramin, fexofenadine giúp giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, ngạt mũi, số mũi.

Các chế phẩm thuốc phối hợp giúp chữa cảm cúm nhanh nên được nhiều người sử dụng, tuy nhiên do thuốc chứa các thuốc kháng histamin hay gây ra tình trạng lơ mơ, buồn ngủ nên sau khi uống thuốc không nên lái tàu xe, vận hành máy móc, tốt nhất là uống thuốc vào buổi tối để đảm bảo an toàn.

Nếu ho có đờm có thể dùng các thuốc làm loãng đờm, tiêu đờm như Bromhexin, Ambroxol, Acetylcystein,... Đây là các thuốc giúp giảm đờm, đờm loãng hơn khi khi ho sẽ dễ thoát ra ngoài hơn.

Nhỏ mũi, rửa mũi, súc họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, uống nhiều nước cam chanh, nước gừng- mật ong, nước chanh nóng- mật ong giúp làm ấm cơ thể cũng có tác dụng rất tốt, mật ong còn có tác dụng làm dịu họng và giúp giảm ho hiệu quả.

Lưu ý là kháng sinh không có hiệu quả trong điều trị cúm, vì cúm là bệnh do virut gây nên, kháng sinh chỉ có tiêu diệt vi khuẩn chứ không tiêu diệt được virut. Chỉ sử dụng kháng sinh trong các trường hợp bội nhiễm vi khuẩn, việc sử dụng kháng sinh phải qua thăm khám, hướng dẫn của bác sĩ.

Đa số các trường hợp cảm cúm sẽ tự khỏi tuy nhiên vẫn có một số trường hợp bệnh diễn biến nặng. Nếu các triệu chứng của cảm cúm kéo dài hơn một tuần, bệnh nhân sốt cao kéo dài, sử dụng các thuốc hạ sốt thông thường không đỡ, ho nhiều, tức ngực, khó thở, đau nhức, mệt mỏi tăng thì nên đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để theo dõi, điều trị kịp thời.

Các trường hợp diễn biến nặng của bệnh cảm cúm thường xảy ra ở những người mắc bệnh mạn tính, người bị suy giảm miễn dịch, người nghiện rượu, người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai,...

Không nên chủ quan với bệnh cảm cúm, khi bị cảm cúm nên chú ý ăn uống, sử dụng các thuốc để chữa cảm cúm nhanh, nghỉ ngơi nhiều để nhanh hồi phục. Nên tiêm vắc xin cúm hàng năm để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Cần làm gì khi bị cảm cúm?

Hãy tìm một cái giường

Bị cảm tốt nhất là nên nằm nghỉ. Không nên đi làm cũng không nên miễn cưỡng đi tụ tập, bù khú với bạn bè, đi chơi hay tập thể thao, lúc này, giấc ngủ là “liều thuốc tốt nhất”, mỗi ngày cần đảm bảo ngủ 8 tiếng. Nếu có thể, tốt nhất hãy xin nghỉ làm 1~2 ngày, như vậy mới không truyền bệnh cho người khác.

Bổ sung vitamin C

Bất kể là uống thuốc bổ sung vitamin C hay ăn những loại hoa quả có chứa vitamin C như: táo, cam, quýt, bưởi,… đều có tác dụng làm giảm triệu chứng cảm cúm. Thông thường, những loại quả có vị chua chứa nhiều Vitamin C. Khi uống nước cam bổ sung vitamin C còn có thể làm giảm cảm giác khó chịu ở miệng.

Ăn một ít kẹo sô cô la

Kẹo sô cô la không chỉ bổ sung thêm chất antioxidants (thuốc chống oxi hóa) mà theo một nghiên cứu của trường Đại học Luân Đôn (Anh) cho biết trong nó còn chứa chất theobromine có tác dụng trị ho rất hiệu quả.

Hãy bật máy tạo độ ẩm lên

Thời tiết khô hanh có thể gây khó chịu cho đường hô hấp, bật máy tạo độ ẩm giúp bạn bớt khó chịu khi ở trong phòng. Cẩn vệ sinh máy tạo ẩm thật sạch trước khi sử dụng, tránh vi-rút gây bệnh (nếu có) ở trong nó bị phát tán ra phòng.

Đổi một chiếc cốc to

Đảm bảo mỗi ngày uống khoảng 2000ml nước.

Tránh xa các sản phẩm làm từ sữa

Như pho-mát là một loại đồ ăn rất khó tiêu hóa, khi bị cảm cúm tốt nhất không nên ăn, nhưng có thể uống một chút sữa bò, hoặc một chút sữa chua. 

Có thể ngậm kẹo trị ho 

Tuy nó không thể chống lại vi-rút gây bệnh nhưng nó có thể giảm nhẹ triệu chứng cảm cúm, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Ăn cháo hoặc uống canh nóng 

Ăn cháo hoặc uống canh nóng đều rất tốt, đặc biệt là ăn cháo tía tô nóng có tác dụng giải cảm và giảm chứng sổ mũi rất tốt.

Kiên nhẫn đợi bệnh cảm cúm đi qua

Cảm cúm cần khoảng 1 tuần mới có thể khỏi. Nhưng cần phải lưu ý, nếu đến ngày thứ 2, thứ 3 mà bệnh trầm trọng khác thường thì cần phải đi khám bác sĩ, nhất là với trẻ nhỏ.

Những thực phẩm cần phải kiêng khi bị cảm cúm

Rượu

Uống rượu chính là sai lầm trong ăn uống của những người bị cảm cúm

Rượu có chứa nhiều thành phần không tốt, chẳng hạn như đường, vì vi khuẩn phát triển mạnh trên môi trường đường và carbohydrate. Rượu cũng gây ra rất nhiều áp lực lên gan, can thiệp vào khả năng phục hồi của cơ thể. Hỗn hợp rượu đặc biệt có hại cho sự phục hồi của người bị cảm cúm.

Cảm cúm không nên uống rượu

Không dùng chất caffeine

Caffein có nhiều trong cà phê và nước soda. Trong thời gian bị cảm cúm, những người có thói quen uống cà phê và soda cần phải được loại bỏ. Vì trong soda chứa nhiều đường, có thể gây sốc glucose. Chưa kể caffeine khiến tỉnh táo trong một thời gian ngắn, cơ thể không được nghỉ ngơi, sẽ càng thêm mệt mỏi và cảm cúm không được trị dứt điểm.

Thực phẩm giàu protein

Khi bị cảm cúm, việc tăng cường sức đề kháng, cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể là điều rất quan trọng. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là phải đảm bảo ở mức độ vừa phải, cân bằng không nên dư thừa hoặc quá thiếu năng lượng.

Khi bị cảm cúm, nạp nhiều thực phẩm giàu protein như: trứng, tôm, cua, cá… khiến cơ thể nạp quá nhiều năng lượng, tác động tiêu cực đến việc hạ sốt và phục hồi sức khỏe.

Các loại thực phẩm béo

Ăn nhiều sản phẩm chứa chất béo cũng là sai lầm trong ăn uống nên tránh khi bị cảm cúm

Tránh các thức ăn có nhiều chất béo như thức ăn nhanh và thực phẩm chiên. Chất béo sẽ khó tiêu hóa hơn so với các nhóm thực phẩm khác, vì thế tiêu thụ chúng có thể gây ra đau bụng, ngoài việc làm tình trạng viêm thêm xấu.

Nước giải khát

Tất cả các loại đồ uống này có chứa một lượng đường cao. Nước giải khát có chứa lượng đường fructose corn syrup cao, do đó cản trở hệ thống miễn dịch.

Ăn ít thức ăn có nhiều muối

Các nghiên cứu cho thấy, khi bị cảm cúm nên ăn ít các loại thức ăn có chứa nhiều muối như vậy sẽ nâng cao lượng Lysozyme trong nước bọt giúp bảo vệ họng. Từ đó, họng sẽ tiết ra nhiều chất Globulin miễn dịch A và Interferons để chống lại cảm cúm.

Sữa

Sữa sẽ làm gia tăng sự sản sinh dịch nhầy trong phổi. Vì vậy, bạn nên tránh uống sữa khi đang bị nhiễm vi-rút cúm để tránh tắc nghẽn ngực và nghẹt mũi, gây khó thở.

Thịt đỏ

Khi bị cúm, hệ tiêu hóa của bạn có thể khó hoạt động bình thường. Thịt đỏ không dễ tiêu hóa. Nó có thể khiến cơ thể phải nỗ lực để tiêu hóa chúng. Thay vì dùng thịt đỏ, hãy nghỉ ngơi đầy đủ và dùng những thực phẩm dễ tiêu hơn.

Thực phẩm cay

Thực phẩm cay nằm trong số những thực phẩm hàng đầu bạn không nên ăn trong khi đang bị bệnh. Bạn nên ăn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa và hấp thu.

Thực phẩm chiên rán

Việc tránh sử dụng những thực phẩm nhiều dầu mỡ này sẽ khiến cơ thể có nhiều năng lượng hơn để chiến đấu chống lại vi-rút thay vì phải tiêu hóa thức ăn.

Pho mai

Là một sản phẩm từ sữa, pho mai là lựa chọn sai lầm khi bạn đang bị cúm vì nó sẽ tăng cường sản sinh chất nhầy, gây tắc nghẽn ngực.

Trà/cà phê

Trà và cà phê là loại đồ uống lợi tiểu mạnh. Việc sử dụng những loại đồ uống này khi đang bị bệnh sẽ có thể khiến cơ thể bị mất nước.

Những sai lầm thường gặp khi bị cảm cúm

Bệnh cảm cúm tự khỏi

Cảm cúm được coi là một trong những bệnh thông thường.

Mỗi năm, người trưởng thành đều có thể bị cảm cúm 2-4 lần với những biểu hiện thông thường là đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, sốt, ho, đau đầu, đau nhức cơ thể.

Cũng từ suy nghĩ cho rằng đây là bệnh thông thường mà nhiều người để bệnh tự khỏi, không cần uống thuốc hay đi khám.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo các bác sĩ, khi người bị cảm cúm có triệu chứng sốt, ho, đau đầu, đau nhức cơ thể… kéo dài, cần phải uống thuốc và điều trị tích cực, nếu không có thể dẫn tới một số biến chứng nghiêm trọng.

Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất là đối với hệ thống tim mạch như gây ra viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, hô hấp, viêm phế quản cấp, viêm phế quản mãn tính, viêm phổi, viêm cầu thận cấp tính, tai mũi họng, viêm tai giữa, viêm xoang , viêm họng…

Uống nhiều thuốc kháng sinh

Bên cạnh những người quyết tâm không uống thuốc khi bị cảm cúm thì lại có những người có quan điểm rằng, sau khi bị cảm cúm sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc như kháng sinh thì bệnh sẽ nhanh khỏi.

Thế những trên thực tế, cảm cúm là bệnh do virus mà theo khuyến cáo về y tế, các bệnh do nhiễm virus nói chung và bệnh cảm sốt, bệnh cảm cúm nói riêng đều không nên uống các loại thuốc kháng sinh.

Thuốc kháng sinh chỉ tiêu diệt hoặc kìm hãm được các vi khuẩn chứ không có tác dụng đối với virus. Thuốc kháng sinh chỉ được dùng nếu có biểu hiện của nhiễm khuẩn và phải dùng theo chỉ định của thầy thuốc.

Kậy nên, không nên lạm dụng thuốc kháng sinh trong trường hợp này để tránh lãng phí và làm cho tình trạng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn đang có nguy cơ ngày càng gia tăng trong cơ thể.

Khi bị bệnh cúm hết sức lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh Khi bị bệnh cúm hết sức lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh

Tự ý truyền nước

Nhiều người mới bị cảm cúm đã nghĩ ngay truyền nước để có thể nhanh khỏi. Tuy nhiên việc tự ý truyền nước mà không theo khám, xét nghiệm và chỉ định của bác sĩ hoàn toàn có thể dẫn đến đe dọa tính mạng.

Không phải thời điểm nào truyền nước biển vào cơ thể cũng tốt.

Nó sẽ có tác dụng trong một số trường hợp bệnh nhân bị sốt, mất nước... nhưng đều phải dưới sự theo dõi và quyết định của bác sĩ khám, điều trị khi đã xác định cơ thể bệnh nhân đang trong tình trạng như thế nào và cần những loại dịch truyền gì.

Nếu tự ý truyền nước một cách bừa bãi, truyền quá liều, truyền với tốc độ nhanh (tốc độ chảy của nước vào cơ thể) có thể gây ra dị ứng, sốc, nhiễm khuẩn, phù não, rối loạn điện giải, phù phổi, sưng tim, tình trạng nghiêm trọng sẽ nguy hiểm tới tính mạng, thậm chí còn gây sốc và dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) thì chỉ nên truyền dịch khi sốt quá cao, nôn quá nhiều gây mất nước, đi ngoài mất nước như những bệnh nhân bị tiêu chảy, tụt huyết áp …; người bệnh không thể ăn, uống được.

Còn trong trường hợp người bệnh bị cảm cúm, cơ thể mất nước nhưng vẫn ăn uống được thì nên bù nước qua đường uống sẽ tốt hơn.

Xông hơi, xông nước lá càng nhiều càng tốt

Khi bị cảm cúm, người bệnh có các triệu chứng đau đầu, ngạt mũi, đau họng, rát họng... Theo Đông y, đây là do cảm phong hàn, các lỗ chân lông trong cơ thể bị bít lại dẫn đến ách tắc.

Trong trường hợp này, bạn có thể xông hơi hoặc xông lá để giúp giãn mạch, mở lỗ chân lông, thải độc và virus ra ngoài.

Tuy nhiên việc dùng lá nấu nước xông cần hết sức lưu ý không nên đun nước xông sôi quá 15 phút vì sẽ làm các chất tinh dầu bay hơi hết.

Xông hơi chữa cảm cúm

Trong lúc xông, người bệnh nên thở chậm và sâu vì tác dụng chủ yếu khi xông là qua đường hô hấp.

Khi thấy trong mình đã nhẹ bớt, hết cảm giác sợ lạnh, sợ gió nên ngừng xông hơi dùng khăn khô lau mồ hôi, thay quần áo khô rồi nằm nghỉ.

Đặc biệt khi bị cúm mọi người cần tránh không xông hơi nước lá quá nhiều, quá lâu vì có thể gây ra nhiều mồ hôi dẫn tới cơ thể mất nước.

Theo y học cổ truyền, khi cơ thể suy nhược dương khí yếu. Nếu bị cảm mà xông ra nhiều mồ hôi sẽ càng làm thoát khí dương ra ngoài, khiến cơ thể suy kiệt hơn.

Sau khi xông nên ăn cháo nóng, thêm một ít rau thơm như tía tô, kinh giới, quế hoặc vài lát gừng tươi hay củ hành, tiêu. Cảm sẽ khỏi nhanh trong vài ba ngày.