Bệnh sốt virus, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh sốt virus là gì?
Bệnh sốt virus hay sốt siêu vi, sốt dịch là một bệnh xảy ra rải rác trong năm và tăng mạnh vào thời điểm mùa hè hay mùa mưa. Bệnh do nhiều loại virus gây ra, nhóm hay gặp nhất là virus đường hô hấp có đến hơn 200 loại thuộc loại này.
Bệnh sốt virus là bệnh thường gặp, đây là bệnh không nguy hiểm tuy nhiên, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để tham khám vì sốt virus thường dẫn tới bội nhiễm nếu không được điều trị đúng cách và dứt điểm. Nguyên nhân gây bệnh sốt virus là do virus sống ký sinh trên đường hô hấp và đường tiêu hóa… chúng sẽ phát triển, xâm nhập vào cơ thể người bệnh và gây bệnh khi gặp điều kiện thuận lợi.
Sốt virus bao lâu thì khỏi?
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị sốt siêu vi. Căn bệnh này sẽ tự khỏi sau khoảng 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên cần nhanh chóng có biện pháp điều trị kịp thời khi phát hiện triệu chứng của sốt siêu vi, tránh để bệnh chuyển biến phức tạp và gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản phổi,...
Sốt virus là bệnh thường gặp.
Dưới đây là những dấu hiệu để nhận biết căn bệnh sốt virus
– Sốt cao: Sốt cao trên 38,5 độ kèm theo cảm giác khi nóng, lúc lạnh và đôi khi người bị co giật.
– Đau nhức: Đi cùng cảm giác đau nhức toàn thân, cơ thể cảm thấy mệt mỏi, nặng nề là hiện tượng đau đầu dữ dội, đầu óc choáng váng.
– Biểu hiện ở đường hô hấp: Viêm họng, họng đỏ, có thể sưng tấy, ho, chảy nước mũi, hắt hơi liên tục.
– Nôn: Có thể xảy ra sau những bữa ăn, ngoài ra còn có thể biểu hiện của nôn khan.
– Khát nước: Cảm giác thèm nước dù uống nước liên tục, miệng đắng, kèm theo cảm giác chán ăn.
– Viêm hạch: Do bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp, có thể xuất hiện các hạch vùng đầu, cổ, có thể nhìn hoặc sờ thấy được.
– Phát ban: Xuất hiện 2 hoặc 3 ngày sau khi sốt, trên da nổi những nốt ban nhỏ li ti.
– Rối loạn tiêu hóa: Có thể đi ngoài phân lỏng, nhầy.
Cả người lớn và trẻ em đều có thể bị sốt virus.
Xét nghiệm và chẩn đoán
Chẩn đoán và quản lý sốt virus dựa vào các biểu hiện lâm sàng hơn so với xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Vì các bệnh nhiễm trùng thường tự cải thiện, xét nghiệm là không cần thiết. Chẩn đoán được thực hiện bởi lịch sử điển hình của sốt với đau cơ và đau khớp nghiêm trọng. Phát ban da và tuyến bạch huyết sưng phải được xem xét đặc biệt.
Xét nghiệm trong phòng thí nghiệm được thực hiện để loại trừ bệnh nhiễm khuẩn khác chứ không phải là để xác nhận sốt virus. Xét nghiệm máu sẽ không hiển thị bất kỳ sự gia tăng trong các tế bào máu trắng (bạch cầu), thường xảy ra với nhiễm khuẩn. Số lượng tế bào lympho có thể tăng lên. Tỷ lệ hồng cầu lắng (ESR) là không cao. Xác nhận chủng loại virus từ các mẫu vật có liên quan như quẹt niêm mạc mũi và phát ban da hoặc bằng cách tăng nồng độ kháng thể trong mẫu máu nối tiếp
Những việc cần làm khi bị sốt virus
Các bệnh do virus gây ra hầu hết chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng.
Chườm mát: Đầu tiên, hãy chườm trán bằng khăn mát, lau khô mồ hôi và để người bệnh nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng.
Chống co giật: Nếu sốt cao trên 38,5 độ C thì nên dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là những người có tiền sử co giật khi sốt cao.
Bù nước và điện giải: Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rốt loạn cân bằng điện giải trong cơ thể, nên dùng các thuốc có tác dụng bù lượng nước mất qua da và điện giải do sốt như oresol, cháo muối nấu loãng.
Chống bội nhiễm: Vệ sinh sạch sẽ, nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.
Nên cho người bệnh ăn lỏng, dễ tiêu, giàu chất dinh dưỡng để nhanh hồi phục sức khỏe.
Vệ sinh: Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín.
Người bị sốt virus thường khỏi bệnh trong 7 ngày, tuy nhiên nếu không phát hiện và điều trị sớm rất dễ bị biến chứng sang viêm phế quản phổi. Đây là biến chứng nặng thường gặp và bùng phát thành dịch với diễn biến phức tạp và nguy hiểm.
Nên chăm sóc tốt bằng cách bổ sung vitamin, uống bù nước, hạ sốt nhanh… thì thời gian bị bệnh của bạn càng được rút ngắn.
Phải đến khám ngay tại trung tâm y tế khi có các dấu hiệu sau: Sốt cao trên 38,5 độ C, đặc biệt là trên 39 độ C mà dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng; lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục, tăng dần; buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài trên 5 ngày.
Sốt virus dễ gây thành dịch nên khi bị nhiễm bệnh, cần cách ly và giữ ấm. Khi bị ốm, không nên cho đến nơi công cộng.
Bệnh nhân nhiễm virus tuyệt đối không tự dùng kháng sinh, tự đi truyền dịch, lạm dụng các dụng cụ hút mũi, xông họng, vì xông họng kéo dài sẽ làm hỏng niêm mạc mũi, họng.
Một điều cần được chú ý là người lớn bị sốt siêu vi thường kéo dài và nặng nề hơn ở con trẻ. Vì khi ốm, người lớn thường chủ quan hơn trong điều trị vì cho đó là cảm sốt bình thường nên nhiều người vẫn đi làm không ngừng nghỉ trong khi chế độ ăn uống lại thất thường sẽ làm cơ thể dễ bị bệnh tật hạ gục.
Cách điều trị bệnh sốt virus
Bệnh sốt virus chưa có thuốc đặc trị, chỉ có thuốc điều trị các triệu chứng:
– Cho người bệnh uống thuốc paracetamol liều 10 mg/kg, 6 giờ một lần để hạ sốt.
– Vệ sinh sạch sẽ cho người bệnh bằng cách nhỏ mắt, mũi bằng nước muối sinh lý tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.
– Nếu triệu chứng ho không giảm phải uống kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
– Bổ sung chất dinh dưỡng bằng việc: Uống thêm sữa, nước cam, hoa quả, vitamin C để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể để đẩy lùi cơn sốt.
– Sau khi hạ sốt cần ăn uống đầy đủ để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.
Bạn phải đưa người bệnh tới cơ sở y tế ngay khi có dấu hiệu nguy hiểm:
- Sốt cao (trên 38,5 độ, đặc biệt trên 39 độ) mà thuốc hạ sốt không phát huy tác dụng.
- Người bệnh lơ mơ, ngủ li bì, đau đầu thường xuyên và tần xuất gia tăng, co giật.
- Buồn nôn, nôn mửa, nôn khan nhiều.
- Sốt cao kéo dài (trên năm ngày)
Cách phòng bệnh sốt virus
Sốt virus rất khó để ngăn chặn. Chúng xảy ra như dịch bệnh lây nhiễm phụ thuộc vào phương thức lây lan. Vắc-xin đã được thử nhắm mục tiêu các vi rút đường hô hấp và đường tiêu hóa với rất ít thành công do một số tiểu nhóm của virus với các hình thức khác nhau của kháng nguyên, tất cả đều không thể được phủ bằng một loại vắc xin duy nhất. May mắn thay vì hầu hết các bệnh nhiễm trùng là nhẹ và tự cải thiện, chúng ta có thể yên tâm hoàn toàn bình phục.
Đối với trẻ em bị sốt virus:
– Sốt virus là bệnh dễ lây, nhất là trong gia đình và trường học. Vì thế khi người lớn bị sốt, không nên cho bé tiếp xúc với người bị sốt.
– Khi bé bị sốt, cần cho bé nghỉ học cho đến khi hết sốt, tránh lây cho bé khác.
– Hạn chế dùng điều hòa trong phòng, thay thế bằng biệc mở cửa thông thoáng.