Bị sốt nên làm và nên kiêng gì?
Sốt là phản ứng của cơ thể với nhiễm trùng. Bình thường, nhiệt độ cơ thể có thể thấp hơn hoặc cao hơn giới hạn trung bình 37 độ C một chút. Nhiệt độ trực tràng nhìn chung cao hơn khoảng 0,5 độ C. Khi cơ thể sốt là khi nhiệt độ cặp ở nách ≥ 37,5 độ C hoặc nhiệt độ trực tràng ≥ 38 độ C. Dưới đây là danh sách các món ăn nên và không nên ăn khi bạn bị sốt.
Một số dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo cơ thể bị sốt
1. Ớn lạnh
Ớn lạnh được gọi là cảm giác lạnh sau khi tiếp xúc với một môi trường lạnh. Cảm giác lạnh này có thể kèm với run. Ớn lạnh thường xảy ra do hai điều, một là đi kèm với sốt, hai là do tiếp xúc với môi trường lạnh. Ớn lạnh xảy ra khi cơ thể sản sinh nhiệt khi nó cảm thấy lạnh. Khi tiếp xúc với lạnh cũng dẫn đến hạ thân nhiệt (nhiệt độ cơ thể hạ thấp xuống).
2. Đau đầu
Sốt và đau đầu được coi là một kết hợp chết người, nhưng lại là một trong những triệu chứng phổ biến nhất. Tuy nhiên, đau đầu kèm với sốt cao có thể là dấu hiệu phát triển của bệnh viêm màng não do vi khuẩn. Nó là một bệnh đe dọa cuộc sống mà có thể ảnh hưởng đến não và tủy sống. Ngoài ra, trong khi sốt nhẹ, sẽ có triệu chứng đau mắt và đau cơ mặt.
3. Co giật
Trong một số trường hợp, một cơn động kinh gọi là co giật được kích hoạt do sốt cao. Loại động kinh này được gọi là động kinh sốt. Điều này khá nguy hiểm và có thể rất đáng sợ với các bậc cha mẹ. Nó xảy ra khi cơn sốt tăng lên đột ngột. Một số bệnh dễ gây ra trường hợp này bao gồm ban đào, nhiễm trùng dạ dày và cảm lạnh…
4. Mất nước
Càng sốt cao thì càng bị mất nhiều nước.
Càng sốt cao, bạn càng bị mất nước. Sốt cũng là một trong những yếu tố gây mất nước. Nếu cơ thể cảm thấy không thoải mái và không đủ nước, bạn nên cố gắng bổ sung cho cơ thể bằng Acetaminophen hoặc Ibuprofen để giảm sốt.
5. Đổ mồ hôi
Ra mồ hôi nhiều là triệu chứng phổ biến của cơn sốt. Nó thường xảy ra khi nhiệt độ cơ thể thay đổi.
6. Tiêu chảy
Tiêu chảy với phân lỏng và đi thường xuyên hơn bình thường. Nó là trường hợp ngược lại của táo bón. Những người bị sốt thường hay kèm theo bị đau bụng.
7. Ho
Ho chủ yếu phát triển một hai ngày sau khi sốt. Các triệu chứng tạo nên ho là do nhiệt độ cao (sốt), đau đầu…
Khi bị sốt có thể kèm theo ho
8. Tim đập nhanh
Tim đập nhanh cũng là một phản ứng của cơ thể khi sốt. Tuy nhiên, nó được coi là gây phiền nhiễu và đáng lo ngại bởi rất nhiều vấn đề liên quan đến tim đập nhanh. Một số nguyên nhân gây ra triệu chứng này là do thiếu máu, huyết áp thấp, mất nước và sốt cao.
Phương pháp điều trị sẽ khác nhau tùy theo tác nhân gây bệnh. Trong trường hợp bạn bị sốt cao với các triệu chứng trên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng can thiệp kịp thời.
Nên làm gì khi đang bị sốt?
Uống nhiều nước
Khi cơ thể bị mất nước, các vi rút vi khuẩn thường phát triển mạnh mẽ hơn. Khi sốt, bạn nên uống nhiều nước lọc hơn bình thường để bổ sung lượng nước đã mất đi. Việc bù đủ nước khi sốt sẽ giúp bạn không bị kiệt sức, các độc tố trong cơ thể cũng sẽ được loại bỏ nhanh và dễ dàng hơn.
Ngoài ra, bạn cũng nên thay nước lọc bằng nước đun sôi để nguội pha với hydrit hoặc oresol để bù điện giải.
Ăn thức ăn lỏng
Soup, bún, phở, đồ ăn loãng dễ nuốt được nấu cùng với thịt gà, thịt heo, thịt bò sẽ góp phần giúp bạn bổ sung được dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, xoa dịu cơn khó chịu.
Đặc biệt, cháo hoặc soup được nấu từ thịt gà –nhất là gà ác- ngoài tác dụng bổ sung dinh dưỡng còn giúp cơ thể chống lại mất nước và viêm nhiễm.
Nước hoa quả, sinh tố
Các loại trái như cam, chanh, dâu tây, xoài, chuối… là lựa chọn ưu tiên trong thời gian bạn bị sốt. Hãy chịu khó ăn trái cây vì nó vừa cung cấp thêm vitamin cho cơ thể, vừa giúp giảm sốt, bù đắp lại các chất điện giải đã bị mất. Nếu không muốn ăn, bạn có thể xay sinh tố hoặc ép thành nước hoa quả để dễ uống hơn.
Ăn nhiều rau xanh
Những thực phẩm quen thuộc như cà chua, rau mồng tơi, rau muống, rau cải, rau dền… chế biến dưới dạng luộc, nấu canh đều có lợi ích hạ nhiệt nhất định khi bạn đang bị sốt. Đừng nên quá kiêng cữ trong khẩu phần ăn thời gian đang bị bệnh này, bạn sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng.
Bổ sung sữa chua
Sữa chua cũng là một món ăn có lợi khi bạn bị ốm hoặc sốt, chúng sẽ giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, giúp cơ thể khỏe hơn, tiêu hóa tốt hơn, tránh mắc thêm các bệnh khác.
Không nên làm gì khi đang bị sốt?
Uống nhiều nước đá, nước lạnh
Khi bị sốt, nếu bạn uống quá nhiều nước lạnh nhiệt độ của cơ thể sẽ không giảm mà còn sốt cao hơn. Đặc biệt trong trường hợp bị sốt do bệnh truyền nhiễm chức năng của đường tiêu hóa bị giảm sút thì việc uống nước quá lạnh cũng sẽ rất nguy hiểm với sức khỏe.
Uống trà
Chất ta-nanh trong trà sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên. Uống nhiều trà và uống trà quá đậm đặc sẽ làm cho não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp dẫn đến làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể người bệnh. Mặt khác, nếu bệnh nhân đang sốt mà uống trà sẽ làm giảm tác dụng hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt.
Ăn trứng
Bình thường trứng là một thực phẩm rất bổ dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên, người ta lại khuyên rằng không nên ăn trứng khi bị ốm. Bởi trong trứng có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn.
Những người bị sốt, nhất là trẻ em ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi.
Bị sốt không nên ăn trứng.
Mật ong
Mật ong là một loại thuốc bổ cho cơ thể, tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều mật ong khi bị sốt rất dễ đến cơ thể bị tăng thêm nhiệt độ.
Ăn tỏi, ớt, tiêu
Các gia vị cay, đồ ăn cay làm sản xuất rất nhiều nhiệt trong cơ thể, chính vì thế, đây cũng là lý do mà những người đang bị sốt nên hạn chế các thực phẩm cay nóng.
Sốt như thế nào cần đi khám?
Trẻ em dưới 3 tháng tuổi và có sốt.
Trẻ em từ 3-6 tháng có sốt lên đến 38,9 độ C kèm theo cáu gắt bất thường, thờ ơ hoặc khó chịu.
Trẻ em từ 3-6 tháng tuổi có sốt từ 38,9 độ C
Trẻ em từ 6-24 tháng tuổi có sốt trên 38,9 độ C kéo dài hơn một ngày nhưng không có triệu chứng khác.
Trẻ em từ 2-17 tuổi có sốt lên đến 38,9 độ C, cáu gắt bất thường, thờ ơ và khó chịu.
Trẻ em từ 2-17 tuổi có sốt trên 38,9 độ C kéo dài hơn 3 ngày hoặc không đáp ứng với thuốc điều trị.
Người lớn có sốt nhưng không đáp ứng thuốc điều trị, sốt liên tục 39,4 độ C hoặc sốt liên tục trong 3 ngày.
Đặc biệt, cần đi khám cấp cứu ngay lập tức nếu trẻ em bị sốt sau khi bị bỏ trong ô tô nóng hoặc trẻ sốt không đổ mồ hôi, đau đầu dữ dội, co giật, đau cổ, lú lẫn. Với người lớn, bất cứ triệu chứng đáng lo ngại, khác thường và bất thường cũng đều cần đi khám cấp cứu.