Logo Bài Thuốc Quý

Quả táo ta

27/06/2020 · Dược liệu
Táo ta có nhiều tác dụng có thể phòng và chữa bệnh hiệu quả. Trong táo ta, lượng vitamin P cao hơn hàng chục lần trong quả quýt, cam, có công dụng rất tốt cho sức khỏe. Táo ta còn là vị thuốc chữa bệnh trong đông y rất hiệu quả, với nhiều bài thuốc quý.

Quả táo ta

Táo ta hay táo chua (danh pháp hai phần: Ziziphus mauritiana) là loại cây ăn quả của vùng nhiệt đới, thuộc về họ Táo (Rhamnaceae). Tại Trung Quốc, nó được gọi là táo chua, táo Ấn Độ hay táo Điền (táo Vân Nam), táo gai Vân Nam. Cây có thể lớn rất nhanh thậm chí trong các khu vực khô và cao tới 12 mét và đạt tuổi thọ 25 năm. Nó có nguồn gốc ở châu Á (chủ yếu là Ấn Độ) mặc dù cũng có thể tìm thấy ở châu Phi. Quả là loại quả hạch, khi chín nó mềm, chứa nhiều nước, có vị ngọt. Các quả chín vào các khoảng thời gian khác nhau ngay cả khi chỉ trên một cây và có màu lục nhạt khi còn xanh và vàng nhạt khi chín. Kích thước và hình dạng quả phụ thuộc vào các giống khác nhau trong tự nhiên cũng như loại được trồng. Quả được dùng để ăn khi đã chín hoặc ngâm rượu hay sử dụng để làm đồ uống. Nó là một loại quả giàu chất dinh dưỡng và chứa nhiều vitamin C.

Các loài cây này là các loài cây lớn nhanh và phát triển mạnh rễ cái. Chúng có thể là loại cây bụi rậm rạp, cao từ 1,2-1,8 m (4– 6 ft) hoặc cây thân gỗ cao từ 3–9 m (10–30 ft) hay thậm chí tới 12 m (40 ft); mọc thẳng hoặc tỏa tán rộng, với các cành rủ xuống và có hoặc không có lông bao phủ, các cành nhánh ngoằn ngoèo, không gai hoặc có các gai nhỏ, thẳng và sắc. Chúng có thể là loại cây thường xanh hoặc không có lá trong vài tuần trong mùa hè nóng bức.

Lá so le, hình trứng hoặc elip thuôn dài, kích thước 2,5-6,25 cm (1- 2,5 in) chiều dài, 2–4 cm (0,75- 1,5 in) chiều rộng; dễ phân biệt với táo tàu (Ziziphus jujuba Mill.) bởi sự có mặt của các sợi lông tơ dày dặc, mềm như lụa, có màu nâu hay trắng ở mặt dưới cũng như cuống lá non thì ngắn và có lông. Ở mặt trên, chúng có màu xanh lục thẫm, bóng mặt và với 3 gân lá theo chiều dọc, dễ thấy và bị nén xuống cũng như các răng cưa rất rõ nét ở mép lá. Hoa nhỏ, có 5 cánh hoa, màu vàng nhạt, tạo cụm 2-3 hoa trong nách lá.

Quả của loại mọc hoang có kích thước dài 1,25-2,5 cm (0,5 – 1 in). Các loại được nuôi trồng tốt có thể đạt kích thước dài tới 6,25 cm (2,5 in) và rộng tới 4,5 cm (1,75 in). Quả có thể có dạng hình trứng xuôi, hình trứng ngược, tròn hay thuôn dài; lớp vỏ trơn, bóng hay sần sùi, mỏng nhưng cứng, chuyển từ lục nhạt sang vàng, nếu để chín kỹ sẽ trở thành một trong các màu như cam cháy/nâu đỏ/đỏ một phần hay toàn bộ.

Khi chưa chín, lớp cùi thịt có màu trắng, giòn, nhiều nước, vị từ chua tới ngọt, có tính chất làm se nhẹ, tương tự như ở quả táo tây dại. Quả đã chín ít giòn hơn và chuyển dần sang dạng bột; quả quá chín nhăn nhúm, lớp cùi thịt có màu vàng sẫm, mềm, xốp và có mùi thơm. Lúc đầu hương vị giống như quả táo tây và dễ chịu nhưng nó trở thành có mùi xạ kỳ lạ khi đã chín kỹ. Quả chứa một hột cứng hình ôvan hay thuôn dài, cứng. Hột chứa 2 hạt hình elip, màu nâu, dài 6 mm (0,25 in).

Công dụng của quả táo ta

Táo ta có nhiều tác dụng có thể phòng và chữa bệnh hiệu quả. Trong táo ta, lượng vitamin P cao hơn hàng chục lần trong quả quýt, cam, có tác dụng chống trầm cảm, mệt mỏi, và dễ cáu gắt và  mất ngủ.

Quả táo ta, công dụng của táo ta

1. Giàu chất oxy hóa

Táo ta chứa nhiều vitamin C, cao hơn 7 đến 10 lần lượng vitamin C có trong quả cam, quýt. Vì thế, táo có tác dụng tuyệt vời trong hiệu quả tăng cường sức đề kháng, chống ôxy hóa, tốt cho sức khỏe và làn da. Do vậy các nhà nghiên cứu đã chiết xuất từ nước ép táo ta dùng sản xuất thành các sản phẩm chăm sóc da. Công dụng là làm giảm nếp nhăn, khô, đỏ, sưng, khắc phục làn da bị cháy nắng và giúp da luôn khỏe đẹp.

Có thể dùng táo ta thay thế táo tàu như một loại thuốc bổ, đặc biệt là bổ não và nhiều dược tính tốt. Tuy nhiên khi sử dụng hạt không nên dùng hạt sống, vừa không có tác dụng, vừa gây thêm chứng đầy trướng tì vị.

2. Chữa chứng thiếu máu

Những người bị thiếu máu, bị thiếu các vitamin và giảm mức hemoglobin nên ăn táo ta. Loại quả này được dùng để điều trị bệnh gút và viêm khớp mãn tính, ngăn cản sự hình thành acid uric. Ngoài ra, táo ta còn là trái cây tuyệt vời làm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với hiệu ứng bức xạ và có tác dụng tăng lực cho cơ thể.

3. Chữa chứng suy giảm trí nhớ

Đối với những người hay quên hoặc có những biểu hiện của bệnh suy giảm trí nhớ có thể dùng bài thuốc sau: hầm nhỏ lửa 100 gr quả táo trong 500 ml nước, cho tới khi cạn còn khoảng 250 ml. Thêm muỗng canh mật ong, hoặc đường cho vừa ngọt và uống mỗi ngày trước khi đi ngủ.

4. Giúp xương chắc khỏe

Các nhà khoa học cho biết, một lượng dưỡng chất đáng kể trong quả táo ta như canxi, magiê và phốt pho sẽ giúp cho xương và răng của bạn chắc khỏe hơn.

5. Bệnh đường miệng

Nghiền lá tươi và đun lấy dịch chiết, thêm tí muối rồi ngậm súc miệng, ngừa viêm họng, làm sạch khí quản, chữa viêm nhiễm hầu họng .

6. Tốt cho hệ tiêu hóa

Táo ta còn chứa axít chlorogenic có khả năng loại bỏ axít oxalic ra khỏi cơ thể và bình thường hóa hoạt động của gan, dạ dày, ruột và tuyến tiêu hóa. Vì thế, ăn táo ta còn làm tăng cảm giác ngon miệng và ngăn ngừa chứng táo bón.

7. Táo ta chữa bệnh trĩ

lấy khoảng vài cành lá tươi cây táo đặt trên một nồi nước sôi rồi đậy nắp để hấp cho lá táo chín, sau đó nghiền lá táo đã hấp chín trong một ít dầu thầu dầu hoặc dầu mè, lấy hỗn hợp này lúc còn ấm đắp lên búi trĩ. Mỗi ngày hai lần và liên tục trong một tuần sẽ thấy kết quả. Rối loạn đường tiêu hóa: vỏ cây táo có tác dụng cầm tiêu chảy, kiết lỵ và chứng đau bụng. Dịch chiết của vỏ cây còn có tác dụng thông tiện và chống đầy hơi.

8. Chữa cảm cúm

Nước ép tươi của quả táo, thêm một nhúm nhỏ bột hạt tiêu, uống một lần trong ngày sẽ ngăn ngừa được chứng cảm lạnh.

9. Dưỡng tóc

Lấy bột lá táo trộn thành khối nhão rồi bôi lên da đầu mỗi ngày sẽ làm sạch da đầu, ngừa được gàu cũng như các bệnh nhiễm da đầu. Nó còn có tác dụng kích thích tóc mọc nhanh hơn và giữ tóc đen bóng.

10. Chữa bệnh dạ dày

Táo có thể chữa được cả bệnh đau dạ dày và chứng viêm dạ dày mãn tính. Để làm điều đó cần gọt vỏ quả táo, sau đó đem xay thật nhuyễn rồi ăn loại bột táo tươi này vào buổi sáng vào lúc bụng đói. Cố gắng không dùng thức ăn khác trong vòng 5 giờ sau đó để bột táo phát huy hết tác dụng. Tiếp tục làm như vậy để chữa bệnh dạ dày.

11. Đề phòng bệnh cảm lạnh

Cảm lạnh là bệnh thường diễn ra vào mùa lạnh với những người sức đề kháng yếu.

12. Ngăn ngừa chứng táo bón

Táo xanh còn chứa acid chlorogenic có tác dụng thúc đẩy loại bỏ acid oxalic ra khỏi cơ thể và bình thường hóa hoạt động của gan, dạ dày, ruột và tuyến tiêu hóa nói chung. Vì thế ăn táo còn làm tăng cảm giác ngon miệng và ngăn ngừa chứng táo bón.

13. Chữa viêm kết mạc

Dịch chiết của lá táo được dùng để rửa mắt trong trường hợp viêm kết mạc hay viêm mắt đỏ.

14. Giảm đau đầu

Uống nước táo ép và xoa nhẹ nước táo lên đầu và vùng thái dương có tác dụng làm giảm căng thẳng, bớt đau đầu.

Bài thuốc từ quả táo ta

Nhân hạt được dùng làm thuốc ngủ, an thần. Lá được dùng để chữa hen suyễn. Dưới đây là 4 bài thuốc dân gian hay dùng:

Bài thuốc chữa mất ngủ, thần kinh suy nhược

Lấy 6g nhân hạt đem sao đen, tán bột rồi hòa với nước, uống trước khi đi ngủ.

Bài thuốc chữa hen

Lấy 200-300g lá táo ta sao vàng, sắc với 3 bát nước đến khi còn 1 bát. Chia làm 2 lần, uống trước bữa ăn 1 giờ. Dùng liên tục từ 1 tuần đến 2 tháng.

Bài thuốc chữa ho gà

Lấy 300g lá táo ta, 300g lá chanh, 200g lá dâu. Tất cả phơi khô, rồi tán thành bột mịn, trộn với mật ong và vo thành viên bằng hạt đậu xanh, ngày uống 40-60 viên, chia 2 lần.

Bài thuốc chữa lở ngứa

Dùng lá táo ta tươi nấu nước tắm mỗi ngày, liên tục trong 5 ngày.

Chữa hắc lào, lang ben

Vỏ rễ khô cây táo ta giã nát, ngâm với rượu 40 độ (tỷ lệ 1 phần rễ 3 phần rượu) hoặc ngâm với dấm (cũng tỷ lệ trên), bôi lên nơi bị hắc lào và lang ben đã lau rửa sạch.

Những người nên hạn chế ăn táo ta

Bà bầu không nên quá nhiều táo ta

Mặc dù có nhiều tác dụng tốt nhưng bà bầu không nên ăn quá nhiều bởi có thể gây đầy bụng, khó tiêu. Khi mua táo ta, bà bầu chú ý mua táo rõ nguồn gốc, tránh mua phải táo vừa phun thuốc trừ sâu sẽ không có lợi cho bản thân và thai nhi.

Trẻ nhỏ không nên ăn táo ta

Do táo ta nhỏ nên trẻ rất dễ bỏ vào miệng, dễ gây hóc, nghẹn. Vì vậy khi trẻ em táo ta bố mẹ hết sức lưu ý vấn đề này.

Người hay bị mụn

Táo ta là loại táo nhỏ, chua, dù không có vị ngọt nhưng trái táo ta vẫn bị liệt danh vào những trái cây tính nóng. Bởi táo ta sẽ làm chậm hệ tiêu hóa, gây mụn nhọt và không lợi tiêu nếu ăn nhiều.

Ngâm rượu táo ta

Chuẩn bị nguyên liệu ngâm

- Táo ta 1kg quả chín

- 1 lít rượu trắng

- Bình thủy tinh

Cách chọn táo ta

Các bước chuẩn bị nguyên liệu vô cùng quan trọng nó ảnh hưởng tới quá trình cũng như kết quả của rượu sau khi ngâm

Cách chọn táo lưu ý ở đây chúng ta chỉ chọn những quả táo chín vừa tới không nên chọn quả xanh và quả táo quá chín, bỏ những quả bị muội hoặc bị sâu đục, nên chọn giống táo ngọt ngâm sẽ ngon hơn là táo chua.

Cách ngâm rượu táo ta

Sau khi chuẩn bị xong chúng ta bắt đầu tiến hành các bước làm rượu táo ta

  • B1. Rửa sạch từ 2-3 nước quả táo ngắt bỏ cuống để ráo
  • B2. Dùng dao cắt bỏ phần núm quả táo
  • B3. Dùng dao cắt đôi quả táo ra và loại bỏ hột
  • B4. Cho táo ta vào bình ngâm theo tỉ lệ 1kg táo ta với 1kg rượu trắng > 40 độ
  • B5. Đậy kín lắp bình ngâm trong thời gian trên 6 tháng là sử dụng được

Điều kiện bảo quản và cách dùng rượu táo ta

Sau khi chế biến rượu dâu da đất xong đến bước bảo quản cũng như hướng dẫn bạn đọc cách dùng sao cho hiệu quả nhất và chúng ta sẽ có một bình rượu táo ta tốt.

  • Tránh ánh nắng trực tiếp
  • Khô ráo thoáng mát
  • Nhiệt độ rơi vào khoảng dưới 25 độ C

Cách dùng rượu táo ta sao cho hiệu quả

Ngày uống 1- 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ trong bữa ăn

Lưu ý không nên uống quá liều chỉ định 100ml sẽ làm phản tác dụng

Tác dụng của rượu táo ta

Quả táo và hạt táo ta có vị chua, ngọt, tính bình, vào các kinh Tâm, Tỳ, Can, có tác dụng dưỡng can ninh tâm, an thần, liễm hãn.

  • Trị chứng giảm trí nhớ ở người già
  • Chữa bệnh dạ dày
  • Trị táo bón
  • Trị chứng khó ngủ
  • Mồ hôi trộm
Thân Thiện (Tổng hợp)
BÀI VIẾT LIÊN QUAN