Logo Bài Thuốc Quý

Bệnh hắc lào

25/09/2014 08:40 AM
Bệnh Hắc Lào còn gọi là bệnh lác, là bệnh do vi nấm thuộc nhóm dermatophytes cạn gây nên. Hay gặp nhất là hai loại trychophyton và epidermophyton. Dấu hiệu nổi bật nhất của bệnh hắc lào là ngứa, nổi mẩn đỏ, có mụn nước, vùng có nấm thường tròn như đồng tiền. Tìm hiểu bài thuốc điều trị bệnh hắc lào từ dân gian.

Bệnh hắc lào là gì?

Hắc Lào còn gọi là bệnh lác, là bệnh do vi nấm thuộc nhóm dermatophytes cạn gây nên. Hay gặp nhất là hai loại trychophyton và epidermophyton.

Dấu hiệu nổi bật nhất của bệnh là ngứa, nổi mẩn đỏ, có mụn nước, vùng có nấm thường tròn như đồng tiền. Cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu ở vùng da bị tổn thương, cả ngày lẫn đêm, ngứa nhiều hơn khi về đêm, đổ mồ hôi, thời tiết nóng bức... Nổi mẩn đỏ một vùng có giới hạn rõ, trên bề mặt xuất hiện những mụn nước, tập trung ở phần rìa vùng nổi mẩn. Bệnh có thể gặp ở bẹn, chân tay, mặt, bụng, ngực...

Nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ lây sang những vị trí khác của cơ thể, tăng mức độ tổn thương trên da, chàm hóa hoặc dễ dàng lây sang người khác do tiếp xúc trực tiếp hoặc lây qua quần áo.

Nguyên nhân gây bệnh hắc lào phổ biến nhất

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là vi nấm thuộc nhóm dermatophytes, có 3 loại vi nấm thường gặp nhất trong nhóm này là microsporum, trychophyton và epidermophyton.

  • Hệ thống miễn dịch kém: Khi cơ thể bị suy yếu hệ miễn dịch sẽ tạo điều kiện cho các vi nấm phát triển và hình thành bệnh hắc lào.
  • Vệ sinh thân thể không sạch sẽ: Thói quen mặc quần áo ẩm ướt, lười tắm gội… là hành động tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thành bệnh hắc lào.
  • Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Tại các khu vực hồ nước, bể bơi có nhiều người sử dụng được cho là môi trường dễ dàng lây lan bệnh hắc lào.
  • Dùng chung đồ với người bệnh: Mặc chung quần áo, dùng chung khăn rửa mặt… góp phần tạo điều kiện cho vi nấm được lây lan sang người khoẻ mạnh.
  • Tiếp xúc vật nuôi nhiễm bệnh: Vi nấm gây bệnh hắc lào cũng tồn tại ở cơ thể, lông của vật nuôi. Nên khi ta tiếp xúc, cưng nựng với chúng hoàn toàn có thể bị lây bệnh hắc lào.

Cách nhận biết bệnh hắc lào

Triệu chứng của bệnh hắc lào thường giống với các bệnh ngoài da khác nên rất dễ gây nhầm lẫn. Người bệnh cần nắm kỹ các triệu chứng sau để có thể phân biệt bệnh hắc lào và có phương pháp điều trị kịp thời:

  • Xuất hiện các mảng da phẳng, bị bong vảy.
  • Vùng da bị bong vảy thường có xu hướng lan rộng, có dạng hình vòng tròn.
  • Đường viền của vùng tổn thương có màu đậm hơn so với bên trong vảy.
  • Tại vùng tổn thương gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, ngày càng gia tăng mức độ.
  • Hắc lào có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể. Ví dụ như: hắc lào móng tay, hắc lào da đầu, hắc lào ở háng, hắc lào ở bẹn, hắc lào ở mông…
  • Bên cạnh đó còn xuất hiện các triệu chứng khác như: mụn nước, nốt đỏ rải rác…

Biến chứng của bệnh hắc lào không chỉ ngày càng dai dẳng, gia tăng cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và làm mất tự tin trong giao tiếp của người bệnh. Đối với nhiều bệnh nhân có hệ thống miễn dịch yếu còn có thể dẫn tới bị nhiễm trùng.

Bệnh hắc lào

Bệnh hắc lào.


Hai dấu hiệu dễ nhận biết bệnh nhất là ngứa và nổi mẩn đỏ, nốt mẩn ngứa tập chung ở rìa của tổn thương tạo thành những hình tròn như đồng tiền trong thời gian đầu mắc bệnh, sau đó lan rộng ra bề mặt của cơ thể.

Hắc lào không phải bệnh nguy hiểm nhưng nó gây ra những ngứa ngáy khó chịu cả ngày lẫn đêm. Khi thời tiết nóng bức, cơ thể ra nhiều mồ hôi và nhất là sau khi sử dụng rượu bia. Nếu không trị được triệt để có thể dẫn tới bội nhiễm, nhiễm trùng ngoài da.

Cách điều trị bệnh hắc lào

Bệnh hắc lào tuy gây nhiều khó chịu cho người bệnh nhưng chữa trị không khó. Nhưng nếu dùng thuốc không đúng thuốc quá mạnh, bôi sang cả vùng da lành, da non thì sẽ gây ra tình trạng phỏng, chảy nước vùng bôi thuốc, thậm chí nếu dùng theo lời mách bảo không đúng còn gây nhiễm khuẩn, sưng đau.

Những loại thuốc cổ điển như ASA, BSA, BSI... cũng có tác dụng tốt nhưng gây lột da nhiều, đau rát, có thể làm sạm da. Hiện nay trên thị trường đã có những loại thuốc mới, có thể bôi hoặc uống.

Thuốc bôi như etoconazol, miconazol, clotrimazol... Những thuốc này có ưu điểm là không có màu, mùi thơm, không gây lột da, không sưng đau nhưng cũng có thể gây ra những dị ứng nhẹ. Những dị ứng này sẽ hết khi ngừng dùng thuốc.

Trong trường hợp bệnh tái phát nhiều lần có thể phải dùng thuốc chống nấm dạng uống. Tuy nhiên việc dùng thuốc gì và liều lượng như thế nào cần phải được thầy thuốc chuyên về da liễu khám và chỉ định, nếu tự ý dùng có thể sẽ xảy ra những tác dụng phụ nguy hiểm.

Bị hắc lào nên kiêng gì?

Người bệnh hắc lào nên tích cực bổ sung các loại thực phẩm sau để giúp cơ thể ức chế vi khuẩn gây bệnh, giảm thiểu các tổn thương do hắc lào gây ra, đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ thể:

  • Thực phẩm giàu vitamin A: cà rốt, dưa hấu, ớt chuông, rau bina…
  • Thực phẩm giàu vitamin C: cam, quýt, xoài, dứa…
  • Thực phẩm giàu vitamin E: dầu oliu, cá hồi, bơ, các loại hạt…

Chế độ dinh dưỡng dành cho người bị hắc lào Bên cạnh các thực phẩm mà bệnh hắc lào nên ăn, người bệnh cũng cần lưu ý tới những loại thực phẩm mà bệnh hắc lào nên kiêng. Đó là nhóm thực phẩm có tính kích ứng cao, dễ khiến tình trạng ngứa ngáy phát triển mạnh mẽ hơn. Chẳng hạn như: hải sản, thịt gà, bia rượu, chất kích thích, trứng, sữa…

Phương pháp phòng bệnh hắc lào

Nguyên nhân gây ra bệnh hắc lào là do sống trong môi trường không vệ sinh, người ra nhiều mồ hôi mà ít tắm giặt, bơi lội trong vùng nước bẩn.

Chính vì vậy việc phòng bệnh phải bắt đầu bằng lối sống vệ sinh sạch sẽ, tắm gội và giặt giũ quần áo, chăn màn thường xuyên. Những người đang bị bệnh, bên cạnh việc dùng thuốc tại chỗ phải diệt nấm ở những vật dụng cá nhân như quần áo, chăn màn... bằng cách luộc ở nước sôi 100oC trong vòng 15 phút.

Đối với người lành không mang bệnh không nên mặc quần áo chung với người khác, tránh làm việc nơi ẩm ướt, nếu ra mồ hôi nhiều cần phải thường xuyên tắm giặt và giữ khô những vùng nếp như háng, nách, bẹn. Khi mắc bệnh phải đi khám để được hướng dẫn chữa trị đúng.

Một số cách dân gian trị hắc lào

1. Cách trị hắc lào tận gốc từ củ tỏi

Ngoài vai trò trong ẩm thực, tỏi còn được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh tỏi là “khắc tinh” của một số vi khuẩn gây nấm, trong đó có nấm Tinera gây bệnh hắc lào.

Để áp dụng cách chữa bệnh hắc lào bằng tỏi, bạn hãy nghiền nát 1-2 tép tỏi rồi trộn với một ít dầu olive hoặc dầu dừa. Tiếp đó, thoa một lớp mỏng hỗn hợp này lên vùng da có dấu hiệu bệnh hắc lào rồi dùng băng gạc đắp lại trong 2 giờ. Bạn lưu ý là chỉ thoa một lớp mỏng và không được cố định băng gạc quá chặt để tránh bị bỏng da.

Sau khi tháo băng gạc, bạn hãy rửa sạch bằng nước mát. Thực hiện cách này 2 lần/ngày cho đến khi dấu hiệu bệnh hắc lào không còn xuất hiện trên da.

2. Nước xà phòng

Để phòng ngừa sự lây lan của bệnh hắc lào sang các khu vực cơ thể khác, bạn hãy cố gắng giữ da sạch nhất có thể. Cách làm tốt nhất là hòa xà phòng với nước ấm rồi rửa sạch vùng da nhiễm bệnh từ 3-5 lần mỗi ngày. Sau đó, bạn cần lau khô vì nấm hắc lào phát triển mạnh ở những vùng da ẩm ướt.

3. Cách chữa hắc lào tại nhà bằng giấm táo

Giấm táo đã được y học chứng minh là có khả năng chống lại một số loại nấm da. Để điều trị hắc lào bằng giấm táo, bạn hãy ngâm một miếng bông gòn vào giấm nguyên chất rồi lau lên khu vực da nhiễm bệnh. Lặp lại cách làm này 3 lần/ ngày cho đến khi da lành lặn.

4. Thuốc trị hắc lào thiên nhiên từ lô hội (nha đam)

Nha đam chứa nhiều chất khử trùng có đặc tính kháng khuẩn, chống nấm. Để sử dụng thuốc trị hắc lào từ lá nha đam, bạn hãy cạo phần thịt nha đam rồi xay nhuyễn thành gel. Dùng phần gel này thoa lên vùng da nhiễm bệnh khoảng 3-4 ần mỗi ngày. Bạn có thể bảo quản gel nha đam ở ngăn mát tủ lạnh tối đa 3 ngày để sử dụng dần. Nó có đặc tính làm mát nên sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu, giảm ngứa và sưng.

5. Cách chữa bệnh hắc lào bằng dầu dừa 

Một số loại axit béo được tìm thấy trong dầu dừa có khả năng tiêu diệt tế bào nấm bằng cách làm hỏng màng bảo vệ của chúng. Vì thế, dầu dừa là một trong những loại thuốc trị hắc lào thiên nhiên mang lại hiệu quả cao cho người bị bệnh hắc lào thể nhẹ.

Để thực hiện cách chữa hắc lào bằng dầu dừa, bạn hãy bôi dầu dừa nguyên chất trực tiếp nên vùng da bệnh, để khô tự nhiên và lặp lại khoảng 3-4 lần/ngày.

6. Cách trị hắc lào tận gốc từ tinh dầu bưởi

Các bác sĩ Đông y cho rằng chiết xuất từ hạt bưởi (tinh dầu bưởi) có thể điều trị bệnh hắc lào. Để áp dụng cách trị bệnh hắc lào tận gốc từ tinh dầu bưởi, bạn hãy trộn 1 giọt tinh dầu với 1 muỗng nước sạch rồi thoa lên da 2 lần mỗi ngày.

7. Thuốc trị hắc lào từ củ nghệ 

Củ nghệ là loại gia vị phổ biến có đặc tính chống viêm. Một hoạt chất khác trong củ nghệ có tên là curcumin mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người nhờ khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ của nó.

Củ nghệ cũng có thể sử dụng như một loại thuốc trị hắc lào mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc. Để áp dụng, bạn có thể đập dập củ nghệ, chắt lấy nước rồi hòa với một ít nước lọc hoặc dầu dừa rồi thoa lên da và để khô tự nhiên trước khi lau sạch. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng bột nghệ hoặc tinh bột nghệ nếu không thích chắt lấy nước từ củ nghệ tươi.

8. Cách chữa hắc lào bằng bột cam thảo

Cam thảo là loại thảo mộc thường dùng trong y học cổ truyền để điều trị các bệnh liên quan đến nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.

Để đạt được kết quả tốt nhất khi thực hiện cách chữa hắc lào bằng bột cam thảo, bạn hãy trộn khoảng 3 muỗng canh bột với một lượng nước thích hợp.

Tiếp đó, bạn đun sôi hỗn hợp này rồi để nguội cho đến khi nó tạo thành hỗn hợp sền sệt. Dùng hỗn hợp này thoa lên vùng da bị bệnh 2 lần/ngày, để khô tự nhiên rồi rửa lại bằng nước mát.

9. Cách chữa bệnh hắc lào từ tinh dầu sả 

Với tinh dầu sả, bạn không cần phải pha loãng nó với một chất nào khác. Bạn chỉ cần dùng tay hoặc dùng miếng bông gòn thấm nhẹ với vài giọt tinh dầu rồi thoa nhẹ lên vùng da đang tổn thương, để khô tự nhiên. Áp dụng khoảng 2-3 lần mỗi ngày cho đến khi đạt được hiệu quả điều trị.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN