Yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của thai nhi
Tuổi của bố mẹ
Theo nghiên cứu của các chuyên gia thuộc trường đại học Queensland, Úc, nam giới có con ở độ tuổi trên 40 trở lên có liên quan đến các vấn đề xấu ở trẻ như chứng tâm thần phân liệt, tự kỷ hay những bất thường trên khuôn mặt và sọ. Những em bé được sinh ra bởi những ông bố lớn tuổi cũng có điểm thấp hơn trong các bài kiểm tra về trí thông minh và các kỹ năng nhớ, đọc, tập trung…
Ngoài bố, theo nghiên cứu mới đây về bệnh tự kỷ, độ tuổi của mẹ cũng liên quan đến bệnh tự kỷ của trẻ. Theo đó, mỗi phụ nữ cứ tăng lên 5 tuổi là nguy cơ tự kỷ ở con cũng tăng thêm 18%.
Nam giới có con ở độ tuổi trên 40 trở lên có liên quan đến các vấn đề xấu ở trẻ như chứng tâm thần phân liệt, tự kỷ hay những bất thường trên khuôn mặt và sọ. (ảnh minh họa)
Công việc của người bố
Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia thuộc đại học Bắc Carolina, công việc của người cha có thể làm tăng nguy cơ em bé bị dị tật bẩm sinh. Những người trong nhóm có nguy cơ cao là nghệ sĩ, nhiếp ảnh gia, thợ làm tóc, nhà tóa học hay nhân viên hỗ trợ văn phòng… do tính chất công việc có thể bị phơi nhiễm hóa học hay vật lý.
Sinh non
Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí Pediatrics, những em bé sinh ra ở tuần 37 thai kỳ có điểm học tập, cụ thể là điểm đọc sách, điểm toán, thấp hơn đáng kể so với những em bé được sinh ra ở tuần 39, 40. Đây chính là lý do các chuyên gia luôn khuyên các mẹ hãy cẩn thận với những nguy cơ sinh non.
Thêm nữa, não của một em bé sinh ra ở tuần 36,6 thai kỳ chỉ bằng 2/3 so với trẻ sinh đủ ngày tháng. Và điều này có nghĩa những em bé sinh ra trước 37 tuần đều có thể kém phát triển hơn ở não so với những em bé bình thường.
Thiếu dinh dưỡng
Việc thiếu hụt canxi, sắt, i-ốt và các loại vitamin khác trong quá trình nằm trong bụng mẹ có thể khiến các em bé chậm phát triển hơn về mặt ngôn ngữ, hành vi, chậm phát triển kỹ năng vận động và có chỉ số IQ thấp hơn những em bé được bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Mẹ bầu thiếu sắt cũng vô cùng quan trọng vì sắt cần thiết để các tế bào máu đỏ vận chuyển oxy đến thai nhi, ảnh hưởng đến não bộ và sự tăng trưởng của bé.
Việc thiếu hụt canxi, sắt, i-ốt và các loại vitamin khác trong quá trình nằm trong bụng mẹ có thể khiến các em bé chậm phát triển hơn về mặt ngôn ngữ, hành vi… (ảnh minh họa)
Căng thẳng
Một nghiên cứu của các chuyên gia Anh mới đây cho hay những người mẹ thường xuyên căng thẳng trong thai kỳ có thể sẽ gặp những rắc rối ở não khi còn trong bụng mẹ. Mẹ bầu căng thẳng trong 3 tháng đầu cũng được cho là làm giảm sự phát triển thần kinh của thai nhi, dẫn đến tăng nguy cơ tân thần phân liệt trong cuốc sống sau này. Sự căng thẳng ở đây không chỉ là những lo lắng bình thường mà còn cả những cú sốc tâm lý như cú sốc về tình cảm hay gia đình có người qua đời…
Thiếu hụt vitamin D
Thiếu hụt vitamin D trong thai kỳ được cho là có liên quan đến bệnh hen suyễn ở thai nhi. Ngoài ra, nghiên cứu của các chuyên gia thuộc đại học quốc gia Úc cũng chỉ ra rằng những em bé có mẹ thường lười tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có nguy cơ cao phát triển bệnh đa xơ cứng sau này. Vitamin D trong ánh nắng mặt trời là rất quan trọng cho sự phát triển của hệ thống thần kinh trung ương ở thai nhi.