Virus Zika là gì? Virus Zika nguy hiểm thế nào?
Cho đến nay, hơn 1 triệu ca nhiễm virus zika đã được báo cáo riêng ở Brazil. Nhưng Tổ chức Y tế Thế giới nói bệnh sẽ tác động đến từ 3 đến 4 triệu người trước khi ngưng phát tác. Chỉ có 1 trong 5 người phơi nhiễm với bệnh là bị đau ốm, nhưng tất cả những người này đều có thể truyền bệnh qua đường bị muỗi đốt.
Virus Zika là gì?
Zika là một vi rút do muỗi truyền. Sau 3 - 12 ngày kể từ lúc bị muỗi có mang vi rút Zika chích, ba phần tư số người bị chích sẽ xuất hiện các triệu chứng sốt nhẹ, phát ban, mắt đỏ, đau đầu và đau khớp.
Căn bệnh lây truyền qua muỗi này đã xuất hiện ở các nước Brazil, Panama, Venezuela, El Salvador, Mexico, Suriname, Cộng hòa Dominica, Colombia, Guatemala, Paraguay và Mỹ.
Zika được phát hiện lần đầu tiên ở Uganda vào năm 1947 trên cơ thể loài khỉ. Vào năm 1952, lần đầu tiên loại virus đó được phát hiện ở người. Trong nhiều thập kỷ, virus Zika chỉ gây các chứng bệnh nhẹ ở người tại các khu vực châu Phi và châu Á gần xích đạo.
Zika lây sang người qua vật chủ trung gian là những con muỗi Aedes. Người nhiễm virus khi phát bệnh sẽ có các triệu chứng như sốt, ngứa da, mẩn đỏ và đau khớp trong giai đoạn 2 - 7 ngày. Bệnh có thể được phát hiện qua thử máu và không đòi hỏi phải điều trị hay nhập viện. Bệnh nhân tự bình phục sau khi nghỉ ngơi, uống đủ chất lỏng và điều trị sốt bằng thuốc thông thường.
Loại virus lây qua đường muỗi này ban đầu được coi là nguy hiểm vừa phải với người trưởng thành. Tuy nhiên, nó thực sự nguy hiểm khi trẻ mắc phải hội chứng này, não bộ sẽ không phát triển bình thường khi còn ở trong bụng mẹ. Kết quả, đứa trẻ ra đời với một cái đầu nhỏ bất thường. Như vậy, virus Zika có thể là nguyên nhân gây ra dị tật bẩm sinh.
Virus Zika khiến những đứa trẻ sinh ra bị não bé.
Đặc biệt, virus này đang trở thành một mối đe dọa về mặt y tế công cộng, với mức độ lây lan đáng báo động trong thời điểm hiện tại.
Zika lây truyền
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Zika là loại virus truyền qua muỗi Aedes có tốc độ lan truyền rất nhanh, đặc biệt tại khu vực châu Mỹ. Đến nay đã có 31 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận virus Zika xâm nhập hoặc lưu hành, Thái Lan cũng báo cáo 2 trường hợp mắc.
Zika là loại virus truyền qua muỗi Aedes có tốc độ lan truyền rất nhanh, đặc biệt tại khu vực châu Mỹ.
Các chuyên gia cho rằng virus Zika lây truyền nhanh có 2 lý do. Thứ nhất, người dân chưa từng phơi nhiễm với virus này nên không có miễn dịch trong cộng đồng. Thứ hai, muỗi Aedes truyền virus Zika (cũng là loại muỗi gây bệnh sốt xuất huyết) rất phổ biến ở nhiều vùng trên thế giới, đặc biệt là các nước đang có dịch sốt xuất huyết lưu hành.
Đường lây truyền virus Zika từ muỗi Aedes đã được khẳng định rõ ràng, còn các đường khác rất hạn chế. Khi tiến hành phân lập virus này trong tinh dịch đã ghi nhận một trường hợp có khả năng lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên cần có thêm những bằng chứng để khẳng định chắc chắn đường lây này. Một số nhà nghiên cứu cho rằng Zika có thể lây truyền qua đường máu nhưng không phổ biến. Dù vậy WHO khuyến cáo việc hiến và truyền máu cần được tuân thủ theo đúng quy trình chuẩn để đảm bảo an toàn.
WHO cảnh báo virus Zika "ăn não người" đang lây lan dữ dội
Mới đây, tổ chức y tế thế giới (WHO) đã phải triệu tập cuộc họp khẩn sau khi virus Zika ăn não người lây lan nhanh chóng và xuất hiện tại 24 quốc gia trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, loại virus này đang lan nhanh ở châu Mỹ và có thể ảnh hưởng đến 4 triệu người.
Tại cuộc họp khẩn, WHO nhận định rằng virus Zika "ăn não người" đã trở nên cực kỳ nguy hiểm và đáng lo ngại. Dù chưa có bằng chứng xác thực chứng minh virus này gây ra bệnh đầu nhỏ hay truyền từ mẹ sang con.
Trước tình trạng virus Zika lây lan bùng nổ ở mức độ báo động, thứ Hai tới WHO sẽ tiếp tục họp để quyết định việc bùng phát virus này có cần được ban bố tình trạng y tế khẩn cấp quốc tế hay không?
Cũng theo WHO, hiện tại các nhà khoa học đã bắt tay vào việc điều chế vacxin phòng virus ăn não Zika. Tuy nhiên, thực tế để nghiên cứu phát triển được loại vacxin này cần ít nhất khoảng 10 năm.
Điều trị zika
Hiện chưa có thuốc trị bệnh, và bệnh thường tự hết sau khi nghỉ ngơi và ăn, uống nhiều chất lỏng, nước trong khoảng một tuần.
Zika có gây tử vong?
Không, nhưng bệnh có thể gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai.
Các nhà chức trách Brazil vào tháng 11/2015 đã tìm ra sự liên hệ giữa vi rút Zika với đột biến ở trẻ sơ sinh gây di tật đầu nhỏ, một dị tật bẩm sinh nghiêm trọng làm hạn chế khả năng phát triển não bộ và thể chất của trẻ.
Brazil đã báo cáo gần 2.000 trường hợp trẻ sơ sinh bị tật đầu nhỏ hoặc não nhỏ bất thường, theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Trong năm 2015, Brazil đã khuyến cáo phụ nữ trì hoãn mang thai nếu có thể.
Tuy nhiên, CDC cho biết, có nhiều nguyên nhân gây tật đầu nhỏ ở trẻ, phải mất một thời gian để xác định nguyên nhân của những trường hợp này.
Còn theo Tổ chức Y tế Thế giới, kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy, chưa có khẳng định nào về mối liên hệ giữa virus Zika và bệnh đầu nhỏ.
Có nên lo lắng?
Có. Theo The Wall Street Journal, một phụ nữ tại Houston mới đây đã được chẩn đoán nhiễm vi rút Zika sau khi đến El Salvador du lịch.
Một trường hợp khác ở Puerto Rico cũng được chẩn đoán nhiễm Zika dù không đi du lịch, có nghĩa là virus đã được truyền từ một con muỗi địa phương.
Vi rút Zika có thể lây từ người này sang người khác thông qua muỗi. Muỗi đốt người nhiễm Zika dù chỉ trong thời gian "tương đối ngắn" sau đó đốt người khác là có thể lan truyền virus.
Như vậy, nếu đi du lịch đến các khu vực có vi rút Zika, rất có thể bạn sẽ bị nhiễm vi rút nếu không may bị muỗi đốt.
Phụ nữ mang thai nên làm gì?
Phụ nữ mang thai đi du lịch đến các khu vực bị ảnh hưởng phải có biện pháp phòng ngừa, như "sử dụng thuốc chống côn trùng; mặc áo sơ mi dài tay và quần dài; và ở trong những nơi có điều hòa không khí hoặc cửa sổ và cửa ra vào có lưới chống muỗi" - CDC cho biết.
Theo CDC, tình hình chưa đến mức phải báo động, hiện tại người dân chỉ cần tiếp tục thực hiện các biện pháp thông thường để tránh bị muỗi đốt như sử dụng thuốc chống muỗi, mặc quần dài và áo sơ mi dài tay.
Vi rút Zika lần đầu tiên được phát hiện ở châu Phi trong những năm 1940 nhưng đến năm 2015 mới xuất hiện ở châu Mỹ. Brazil ước tính, có khoảng từ 500.000 đến 1,5 triệu người có thể đã bị nhiễm vi rút Zika trong năm qua.
Làm gì để tránh mắc bệnh?
CDC đã công bố một Lệnh cảnh báo Cấp 2 và đang kêu gọi những khách du hành đến khu vực thực thi điều cơ quan này gọi là “các biện pháp phòng ngừa tăng cường” để tránh bị muỗi đốt. Trong các biện pháp này là mặc áo dài tay và quần dài, dùng thuốc ngừa côn trùng có chứa DEET hay mặc quần áo có tẩm chất permethrin. Cuối cùng là ngủ trong những khu vực được che kín hay có điều hòa không khí. Ngoài ra, phụ nữ đang mang thai nên tính đến việc đình hoãn du hành hoặc ít nhất nói chuyện với bác sĩ về cách nào là tốt nhất để tránh bị muỗi đốt. Cũng thế với những phụ nữ đang tìm cách có thai.
Những biện pháp nào đang được thực thi để ngăn chặn Zika
Bất cứ con số nhà nghiên cứu và viện nghiên cứu nào đang đi tìm một loại thuốc chủng ngừa và chữa trị Zika, song cho đến khi nào tìm ra được thì cách tốt nhất để phòng chống bệnh là chống lại những con muỗi mang virus. Các giới chức ở Brazil và khoảng trên 2 chục nước đang báo cáo các ca bệnh do Zika và đang tiến hành việc xịt thuốc trừ côn trùng và kêu gọi công dân đừng để nước ứ đọng trong các bể chứa để muỗi không có nơi sinh sản.
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, lây lan nhanh tại nhiều nước trên thế giới, Bộ Y tế Việt Nam đang phối hợp cùng Tổ chức Y tế thế giới theo dõi sát tình hình và bàn các biện pháp phòng chống. Bộ đã có văn bản chỉ đạo các Viện Vệ sinh dịch tễ và Viện Pasteur tiến hành giám sát và xét nghiệm xác định sự lưu hành của virus Zika. Đến nay chưa ghi nhận sự lưu hành của virus này ở Việt Nam. Tuy nhiên các chuyên gia đánh giá nguy cơ virus Zika xâm nhập là hoàn toàn có thể do Việt Nam đang lưu hành loại muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết cũng là muỗi truyền Zika, đồng thời có sự giao lưu thương mại, du lịch, lao động rất sôi động với các nước trên thế giới.