Logo Bài Thuốc Quý

Tự nhiên bị đau gót chân là bệnh gì?

01/01/2020 · Sức khỏe
Tự nhiên sáng bạn thức dậy thấy gót chân mình bị đau nhói, không rõ nguyên nhân do đâu. Đau gót chân khiến cho cuộc sống, sinh hoạt của bệnh nhân gặp nhiều khó khăn. Hãy cùng tìm hiểu rõ các nguyên nhân gây đau gót chân, cách phòng ngừa và các loại thuốc điều trị đau gót chân hiệu quả.

Chứng đau tại vùng gót gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy vào vị trí đau có thể chia đau gót chân thành hai nhóm chính: Đau vùng dưới gót và đau phía sau gót. Đau gót chân khiến cho cuộc sống, sinh hoạt của bệnh nhân gặp nhiều khó khăn, do đó, cần phải biết nguyên nhân đau do đâu và điều trị sớm để giúp bệnh nhân tránh khỏi phiền toái do bệnh gây nên.

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau gót chân

Đau gót chân có thể do các nguyên nhân sau:

Viêm nơi bám gân gót: Đau và sưng vùng phía sau, nơi bám gân gót vào xương gót.

Viêm cân gan chân: Thường gặp nhất

Các triệu chứng thường bắt đầu từ từ với đau nhẹ ở xương gót chân. Bạn có nhiều khả năng cảm thấy nó sau khi tập thể dục. Cơn đau có thể xảy ra ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng và sau một thời gian ngồi lâu khi chạm gót chân xuống đất.

Đau gót chân, bệnh đau gót chân

Nếu bạn không điều trị viêm cân gan chân, nó có thể trở thành một căn bệnh mãn tính. Bạn không thể thực hiện các hoạt động thể thao, chạy nhảy. Ngoài ra, bạn có thể bị phát sinh thêm các bệnh lý của bàn chân, đầu gối, hông vì do tình trạng đau khi đi lại có thể thay đổi dáng đi của bạn.

Đau gót chân thường do viêm gân gan chân, bản chất là cân mạc bị thoái hóa vì sử dụng quá nhiều hoặc chấn thương… Bị đau gót chân đôi khi cũng là triệu chứng của một số bệnh như viêm bao hoạt dịch gân gót, gai xương gót, hội chứng đường hầm cổ chân, chấn thương vùng gan chân, suy tĩnh mạch chi dưới.

Đôi khi đau gót chân là do gân gan chân bị kéo căng quá mức, lập đi lập lại thời gian dài gây viêm, rách ngay chỗ bám vào xương gót, lâu dài sẽ dẫn đến hình thành gai xương gót. Hoặc khởi động bàn chân không kỹ trước khi vận động, làm cân gan chân ở trạng thái đông cứng chưa kịp dãn thích nghi với động tác đi bộ, chạy nhảy.

Ngoài ra, mặt sân quá cứng, hoặc kỹ thuật chân không chuẩn trong thể thao gây chấn động mạnh lên vùng gót chân,

Đi bộ, vận động chạy nhảy quá nhiều, cơ thể tăng cân (béo phì, có thai) làm quá tải cân gan chân. Mang giày không phù hợp hoặc cấu tạo bàn chân bẹt bẩm sinh, phụ nữ đi giày bó, cao gót, hoặc ở tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh, tiền sử bị bệnh viêm khớp dạng thấp, tiểu đường cũng có nguy cơ cao bị bệnh.

Gai gót chân: Có thể do tình trạng kéo dài mãn của viêm cân gan chân.

Yếu thận: Theo Đông y, thận có mối liên hệ tới gót chân, thậm chí lưu thông từ thận còn chuyển xuống khắp bàn chân, cung cấp các chất dinh dưỡng để nuôi xương. Khi thận bị suy yếu, năng lượng của thận không đủ để cung cấp máu tới chân, hậu quả kéo theo là bàn chân và gót chân bị đau. Cơn đau này sẽ tăng lên nếu bạn đứng hoặc đi bộ lâu và sẽ giảm đi nếu bạn để cho chân được nghỉ ngơi.

Lưu thông máu kém: Đây cũng là một nguyên nhân rất phổ biến gây ra tình trạng đau ở gót chân. Nó thường được kết hợp với một vết thương cũ có thể đã xảy ra ở phần dưới của cơ thể (ví dụ như ở thắt lưng, hông, chân… ). Nếu chấn thương này không được điều trị hiệu quả triệt để, nó có thể gây ra tình trạng lưu thông máu kém, thậm chí là tắc nghẽn lưu thông trong cơ thể. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp máu đến gót chân, gay đau ở gót chân.

Cách điều trị đau gót chân như thế nào?

Nguyên tắc chung: Nghỉ ngơi + tập kéo dãn gân gót và cân gan chân+ mang giày, dép mềm, có miếng độn cao su hoặc silicone dưới gót chân+ uống thuốc chống viêm.

- Tập kéo giãn là điều trị tốt nhất cho bệnh viêm cân gan chân. Nó có thể giúp giảm tình trạng căng vùng cân gan bàn chân của bạn cho đến khi tình trạng viêm ban đầu lùi dần .

Bạn cũng có thể chườm đá vào vùng đau trong 20 phút , 3 hoặc 4 lần một ngày để giảm các triệu chứng đau.

- Thông thường, bác sĩ sẽ kê toa một loại thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen hoặc naproxen, meloxicam, celecoxib... Uống sau ăn và thường kèm thuốc bảo vệ dạ dày do tác dụng phụ gây viêm loét dạ dầy của các thuốc kháng viêm không steroid. Uống khoảng 2 tuần.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh. Biện pháp đầu tiên bao giờ cũng phải nghĩ tới đó là nghỉ ngơi, nẹp bất động bàn chân ở tư thế trung gian vào buổi tối, chườm túi đá vào vùng gót chân, tránh đi chân đất, tập các bài tập duỗi cơ cẳng chân như kéo các ngón chân về phía mặt trước cẳng chân nhiều lần vào buổi sáng; đi giày dép có lót đế mềm hoặc giày dép chỉnh hình khi có bất thường xương bàn chân. Khi bị đau quá thì có thể dùng thuốc chống viêm giảm đau không steroid như aspirin, diclofenac, meloxicam hoặc tiêm corticoid tại chỗ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp. Nếu đau gót chân thông thường mà không được điều trị kịp thời có thể có diễn biến xấu hơn, dưới đây xin nêu ra một số hậu quả của bệnh đau gót chân và phương pháp điều trị:

Gai xương gót là hậu quả của tình trạng viêm cân gan chân kéo dài dẫn đến mọc xương tân tạo tại vùng gót chân. Gai xương gót thường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây đau ở gót chân vì nhiều người đau gót mà không có gai xương, ngược lại nhiều người hiện tại có gai xương mà lại không đau gót. Chính vì vậy, điều trị gai xương gót cũng tương tự như điều trị viêm cân gan chân và hiếm khi cần phải mổ cắt bỏ gai.

Hội chứng đường hầm cổ chân mắc phải do chèn ép dây thần kinh chầy sau dẫn đến đau hay rối loạn cảm giác như tê rát, tê cóng, căng chặt vùng bàn chân hay gót chân. Về điều trị phải tùy theo nguyên nhân, nhưng có thể dùng các loại thuốc bao gồm thuốc chống viêm giảm đau không steroid, tiêm corticoid tại chỗ hay các biện pháp phẫu thuật giải phóng chèn ép.

Đau vùng mặt sau gót chân hay gặp nhất là viêm gân gót hoặc viêm bao hoạt dịch gân gót. Viêm gân gót hay gặp ở những người vận động với cường độ cao hoặc gặp ở lứa tuổi trung niên, đặc biệt những người trước kia là vận động viên. Khi đó gân gót bị kéo căng quá mức do vận động quá tải, cộng với những chấn thương lặp đi lặp lại mà không được xử trí đúng cách làm gân gót mất tính mềm dẻo, trở nên thoái hóa, có những tổn thương rách nhỏ do đó dễ bị viêm, thậm chí đứt gân. Những yếu tố thuận lợi khác dễ gây viêm gân gót như thay đổi giày đi, thay đổi chế độ luyện tập, ví dụ tăng lượng vận động. Về điều trị: ngưng những hoạt động gây đau, chườm đá tại chỗ, tập bài kéo giãn cơ bắp chân và mắt cá, đi giày dép có tác dụng nâng gót ở cả hai chân và có phần cứng bảo vệ gót chân, vật lý trị liệu như nhiệt nóng bằng paraffin, túi chườm, hồng ngoại, sóng ngắn.

Một trong những nguyên nhân khác gây đau gót chân là do chấn thương trực tiếp tại vùng gan chân do đi trên nền cứng không bằng phẳng, dẫm phải sỏi đá... làm tổn thương trực tiếp lên mô mỡ đệm ở gan chân. Thường chỉ cần nghỉ ngơi vài ngày là hết, thuốc giảm đau thông thường hay chống viêm giảm đau cũng có tác dụng tốt.

Tóm lại, đau gót chân là triệu chứng rất thường gặp và có nhiều nguyên nhân gây nên. Do đó, khi bị đau, bạn nên đi khám ở cơ sở y tế chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời.

Bài thuốc chữa đau gót chân

Theo Sức khỏe và Đời sống, bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng lớn đến việc đi lại, gây cảm giác khó chịu và rất dễ tái phát nếu điều trị không triệt để. Khi không may lâm vào tình trạng này, ngoài việc tự xoa bóp bấm huyệt, bạn có thể áp dụng một trong những bài thuốc đơn giản sau đây:

Bài 1: 

Rễ cây cà (cà pháo, cà tím, cà bát… đều được) lượng vừa đủ, sắc lấy nước đặc ngâm chân hàng ngày trong 40 đến 60 phút, mỗi ngày có thể ngâm một đến hai lần.

Bài 2: 

Đậu phụ lượng vừa đủ. Cho đậu phụ vào nồi hấp cách thủy thật nóng rồi đổ ra chậu, lúc đầu đặt hờ bàn chân ở phía trên để xông hơi, chờ đậu phụ nguội bớt thì hạ chân xuống đặt lên trên đậu phụ để chườm. Khi đậu phụ nguội thì lại lấy ra hấp nóng và chườm tiếp, cứ như vậy lặp đi lặp lại từ 3 – 5 lần.

Bài 3: 

Xương rồng gai một đoạn, loại bỏ hết gai, dùng dao tách làm hai mảnh. Buổi tối, trước khi đi ngủ, rửa sạch chân, lau khô rồi lấy miếng xương rồng đắp trùm lên chỗ đau ở gót chân, dùng vải băng buộc chặt, cố định trong 12 giờ trở lên, ngày hôm sau thay miếng xương rồng khác, làm liên tục như vậy trong 7 ngày.

Bài 4: 

Rễ cây đỗ tương (phần dưới mặt đất) 500g sắc kỹ rồi ngâm chân hàng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ trong 40 – 60 phút.

Bài 5: 

Dấm ăn 2 lít đun nóng tới độ có thể cho chân vào ngâm được, đổ ra chậu rồi ngâm chân từ 30 – 60 phút (trong quá trình ngâm, khi dấm nguội thì đun lại). Thông thường ngâm chân 10 đến 15 ngày thì bắt đầu đỡ đau, ngâm liên tục trong 1 tháng sẽ hết đau. Chú ý, dấm đã ngâm có thể dùng đi dùng lại nhiều lần để tiết kiệm. Thường sốt nhẹ về chiều không rõ nguyên nhân là bị bệnh gì?

Bài tập điều trị, giúp giảm nguy cơ tái phát

Bài tập thứ 1:

Bạn nghiêng về phía trước, 2 tay chống vào tường với một đầu gối và gót chân thẳng trên mặt đất. Đầu gối kia của bạn gập. Giúp cho làm căng vùng bắp chân, gân gót và cân gan chân. Giữ trong 10 giây, thư giãn và đứng thẳng lên. Lặp lại 20 lần cho mỗi gót chân đau.

Lưu ý quan trọng là bạn cần giữ cho đầu gối thẳng hoàn toàn và bàn chân chạm đất bên gót chân đau.

Bài tập thứ 2:

Bạn nghiêng về phía trước nắm 2 tay vào một khung, đặt một bàn chân trước và một bàn chân ở sau. Ngồi xổm xuống , giữ cho gót chân của bạn trên mặt đất càng lâu càng tốt. Bài tập này giúp cho kéo dãn gân gót và vòm của bàn chân. Giữ trong 10 giây, thư giãn và đứng lên. Lặp lại 20 lần.

Khoảng 90% những người bị viêm cân gan chân cải thiện đáng kể sau hai tháng điều trị ban đầu. Bạn nên mang giày dép mềm có đế cao khoảng 2 phân, hoặc mang giày có miếng lót cao su hoặc Silicon ở lòng bàn chân. Không mang guốc cao, dép xẹp hoặc đế giày cứng, không đi chân không trên nền đất.

Nếu bạn tiếp tục bị đau gót chân sau vài tháng điều trị tập luyện và uống thuốc kháng viêm , bác sĩ có thể tiêm vào gót chân của bạn thuốc chống viêm Corticoid có tác dụng trị viêm tại chỗ.

Nếu bạn vẫn còn có triệu chứng đau, bạn có thể cần phải mang nẹp bột khi đi bộ cho 2-3 tuần hoặc nẹp chức năng khi bạn ngủ. Trong một vài trường hợp, phẫu thuật là cần thiết cho viêm mãn tính Cân gan chân.

Bài tập số 3:

- Đặt gót chân bị đau lên trên chân kia của bạn.

- Sử dụng bàn tay cùng bên gót chân bị đau của bạn, nắm lấy bàn chân bị đauvà kéo các ngón chân của bạn gập phía mặt lưng bàn chân. Điều này tạo ra sự căng thẳng kéo căng gân và vòm lòng bàn chân, giúp kéo dãn cân gan chân

- Kiểm tra sự kéo căng cân gan chân thích hợp bằng cách nhẹ nhàng cọ xát ngón tay cái của bạn bên không bị ảnh hưởng từ trái sang phải trong vòm của bàn chân bị ảnh hưởng. Sẽ cảm giác cân gan chân kéo căng như sợi dây đàn ở lòng bàn chân.

Giữ căng và đếm đến 10. Lặp lại 10 lần. Thực hiện ít nhất 3 lần mỗi ngày.

Lưu ý là bạn không thể thực hiện những bài tập kéo căng quá thường xuyên.

Thời gian quan trọng nhất để tập kéo giãn là trước khi đi bước đầu tiên vào buổi sáng và trước khi đứng sau một thời gian ngồi kéo dài.

Bài tập số 4

Đặt một giày chèn dưới chân bị đau. Sau đó, đặt chân bị đau của bạn phía sau chân không bị đau với các ngón chân của bàn chân bị đau hướng về phía gót chân kia của bạn.

Tiếp đó, bạn chống tay vào tường.Gập đầu gối phía trước của bạn trong khi vẫn giữ lưng thẳng, gối thẳng với gót chân của bạn vững chắc trên mặt đất.Giữ căng và đếm đến 10. Lặp lại 10 lần.

Thực hiện bài tập kéo căng ít nhất 3 lần một ngày.