Logo Bài Thuốc Quý

Triệu chứng nôn mửa nguy hiểm

01/01/2020 · Sức khỏe
Đừng chủ quan với những triệu chứng nôn mửa, một số triệu chứng là biểu hiện của các bệnh nguy hiểm

Trong cuộc sống mọi người ít nhiều đều có những lúc cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa, có thể là do độ cao, do say xe hay bị ốm. Hầu hết mọi người chỉ coi đó là những triệu chứng nhỏ không đáng để tâm. Nhưng hãy coi chừng, đó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo đối với sức khỏe của bạn đấy.

1. Buồn nôn đi kèm cơn đau ở ổ bụng

Mô tả: Cơn buồn nôn hoặc nôn mửa đi kèm với đau đột ngột ở vùng bụng phải trên, và có thể lan sang một số phần khác của bụng hoặc lưng. 

Chẩn đoán: Sỏi mật hoặc viêm túi mật.

Biện pháp: Nếu cơn đau vẫn dai dẳng hoặc càng tệ thêm khi ăn những đồ béo, mỡ, hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ để chẩn đoán sớm tình hình. 

2. Buồn nôn kèm theo đau bụng nhưng trở đi trở lại

Mô tả: Cơn buồn nôn hoặc nôn mửa xuất hiện từ từ và tiếp tục hoặc trở đi trở lại trong vài tuần hoặc vài tháng, có thể kèm theo đau, khó chịu ở bụng, tiêu chảy, táo bón, phù, đầy hơi, và  một số vấn đề về dạ dày khác. 

Chẩn đoán: Có thể là do bệnh mãn tính như không dung nạp lactoza, hội chứng kích thích ruột, loét, dị ứng thức ăn, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng hoặc loét dạ dày.

Biện pháp: Hãy đi khám và tìm cách điều trị sớm để giảm nhẹ và dứt điểm những bệnh này.

nôn mửa, Triệu trứng nôn mửa nguy hiểm
Ảnh minh họa

3. Buồn nôn kèm theo tức ngực

Mô tả: Cơn buồn nôn hoặc nôn mửa xuất hiện cùng với các triệu chứng như bị co thắt, đè ép, đau tức lồng ngực một cách đột ngột; cơn đau lan nhanh sang hàm của bạn, rồi lưng, cổ, vai hoặc cánh tay, đặc biệt là cánh tay trái; mạch nhanh; hoặc khó thở.

Chẩn đoán: Có thể do các cơn đau tim.

Biện pháp: Nhanh chóng gọi cấp cứu hoặc nhờ người khẩn trương đưa đến bệnh viện gần nhất. Sau đó hãy nhai một viên aspirin thông thường (300 mg) hoặc ba liều thấp aspirin (mỗi liều 100 mg) ngay lập tức.

4. Buồn nôn đi kèm với đau ngực, khát nước và chuột rút cơ bắp

Mô tả: Cơ buồn nôn hoặc nôn mửa xảy đến cùng các triệu chứng khác như đau ngực, khát khô cổ, tăng hay giảm tiểu tiện, mất vị giác, sưng hoặc tê cóng chân tay, chuột rút cơ, khó tập trung, khó thở, hoặc choáng váng. 

Chẩn đoán: Tim, gan hoặc thận có vấn đề.

Biện pháp: Đến bệnh viện ngay lập tức. Một cuộc thăm khám, kiểm tra sức khỏe toàn diện có thể xác định được tình trạng bệnh lý của cơ thể và có hướng điều trị thích  hợp. 

5. Buồn nôn đi kèm với tiêu hóa kém

Mô tả: Buồn nôn hoặc nôn mửa ra chất dịch màu đen, cảm giác nóng rát ở dạ dày và thực quản, khó tiêu, hoặc trào ngược. 

Chẩn đoán: Có thể có vết loét trong đường tiêu hóa trên hoặc trào ngược dạ dày - thực quản. 

Biện pháp: Đi khám bác sĩ, và bạn có thể phải thực hiện một ca nội soi, để kiểm tra trực quan và lấy mẫu mô sinh thiết từ bộ phận tiêu hóa, trước khi có thể xác định ra bệnh lý và có hướng điều trị.

6. Buồn nôn đi kèm với sốt và đau dạ dày

Mô tả: Cơn buồn nôn hoặc nôn mửa đến bất ngờ; có thể kèm theo đau quanh vùng rốn, sốt, mất vị giác, hoặc đi ngoài.

Chẩn đoán: Bệnh đau dạ dày.

Biện pháp: Nhanh chóng đến bệnh viện để được khám và điều trị.

Triệu trứng nôn mửa nguy hiểm
Ảnh minh họa

8. Buồn nôn đi kèm với thay thay đổi trọng lượng bất thường

Mô tả: Cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa, kèm theo đó là những triệu chứng không rõ nguyên do, như yếu ớt, chóng mặt, đau đớn hay thay đổi trọng lượng một các bất thường. 

Chẩn đoán: Có thể là biểu hiện của bệnh ung thư.

Biện pháp: Đi khám bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán ngay khi có thể. 

9. Buồn nôn đi kèm khát nước và đi tiểu nhiều 

Mô tả: Cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa, cùng với đó là khát nước, yếu ớt, tiểu tiện nhiều hoặc các vết thương rất khó lành. 

Chẩn đoán: Có thể do bệnh tiểu đường khó kiểm soát.

Biện pháp: Sớm đi khám bác sĩ để có hướng kiểm soát tình trạng tiểu đường của cơ thể. 

10. Buồn nôn đi kèm với cơn đau nhói ở đầu

Mô tả: Buồn nôn hoặc nôn mửa kèm theo đau dữ dội ở một nửa hoặc cả hai bên đầu, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng động, có thể thấy xuất hiện vệt sáng nhấp nháy hay điểm mù; ngứa ran ở mặt và tay trước cơn đau đầu. 

Chẩn đoán: Chứng đau nửa đầu.

Biện pháp: Nên nằm nghỉ trong phòng tối. Nếu chứng đau nửa đầu thường kéo dài từ 4 giờ đến ba ngày hoặc chịu quá hai cơn đau nửa đầu một tháng thì cần nhanh chóng đi khám bác sĩ, để được điều trị thích hợp. Nếu đây là cơn đau nửa đầu đầu tiên, đừng tự ý dùng thuốc giảm đau mà hãy đi bệnh viện kiểm tra trước đã.

11. Buồn nôn sau khi bị tai nạn

Mô tả: Cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa sau khi bị tai nạn, ngã hay chấn thương nào đó. 

Chẩn đoán: Sự chấn động sau tai nạn hoặc não bị tổn thương ở bộ phận nào đó.


Biện pháp: Nếu các triệu chứng có chiều hướng nặng lên, bạn cần đi đến bệnh viện để kiểm tra kỹ lưỡng. 

12. Buồn nôn sau khi ăn một loại thực phẩm nào đó

Mô tả: Cảm thấy buồn nôn hay nôn mửa sau khi ăn một số loại thức ăn như trứng, sữa…

Chẩn đoán: Dị ứng thức ăn hoặc cơ thể không dung nạp loại thức ăn đó. 

Biện pháp: Hạn chế ăn các thực phẩm đó trong khẩu phần ăn hàng ngày và thay thế bằng những loại thực phẩm khác có nguồn dinh dưỡng tương tự. 

Theo afamily