Tại sao lúc nào cũng thấy đói, thèm ăn
Cảm thấy quá đói sẽ là bình thường nếu bạn đã tập quá trớn trong phòng thể dục hoặc chạy bộ thêm một vài dặm. Khi bạn đang mang thai, sự thèm ăn cũng sẽ tăng lên. Bạn cũng có thể có xu hướng ăn nhiều hơn khi vừa phục hồi sau một căn bệnh. Nhưng không ngừng đói và đói quá mức có thể là triệu chứng của các bệnh khác nhau:
Ảnh minh họa
Căng thẳng và lo lắng dai dẳng khiến tuyến thượng thận giải phóng hormone cortisol, làm tăng cảm giác ngon miệng. Nếu sự căng thẳng kéo dài, cortisol có thể ở mức cao gây ra tình trạng đói quá mức.
Rối loạn sức khỏe tâm thần: như rối loạn lưỡng cực và trầm cảm liên quan đến sự mất cân bằng hóa chất trong não, thiếu hụt nội tiết tố, và các yếu tố di truyền có thể làm tăng cảm giác thèm ăn của bạn.
Rối loạn ăn uống: Rất nhiều người vì lo tăng cân nhưng không thể kiềm chế ăn uống nên cố gắng loại bỏ thức ăn khỏi cơ thể bằng cách nôn, dùng thuốc nhuận tràng… Điều này diễn ra liên tục dẫn đến rối loạn ăn uống. Người bị rối loạn ăn uống thường không kiểm soát được khi nào mình đói thực sự và thèm ăn.
Dấu hiệu nhiễm giun: Một vài loại giun như sán dây có thể sống một thời gian dài mà không bị phát hiện. Chúng “cướp” tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết của cơ thể. Bạn bắt đầu cảm thấy không thể kiểm soát cơn đói và có xu hướng ăn quá nhiều.
Tỷ lệ trao đổi chất nhanh: Những người có tốc độ trao đổi chất nhanh có thể bị đói quá mức so với những người khác. Tốc độ trao đổi chất thường do tuyến giáp kiểm soát. Nếu tuyến giáp hoạt động quá mức, bạn có thể luôn luôn cảm thấy đói .
Bị đái tháo đường tuýp 2, cũng có thể làm cho bạn cảm thấy đói liên tục. Bệnh tiểu đường thường làm cho glucose đọng lại ở các tế bào, vì thế cơ thể của bạn không thể chuyển đổi các thực phẩm mà bạn ăn thành năng lượng. Điều này có nghĩa là các tế bào
Bệnh cường giáp: Đói quá mức cũng có liên quan đến cường giáp và bệnh Grave, một bệnh tự miễn ảnh hưởng đến tuyến giáp.
Rối loạn di truyền như hội chứng Prader-Willi: là một hội chứng rối loạn hiếm gặp khi sinh, có một số vấn đề về thể chất, tâm thần và hành vi. Một tính năng quan trọng của Hội chứng Prader-Willi là một cảm giác đói liên tục mà thường bắt đầu sau năm đầu tiên của cuộc sống. Đây là hình thức di truyền phổ biến nhất của bệnh béo phì, nhưng tại sao nó gây đói quá mức thì đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác.
Nhiễm sắc thể bất thường, rối loạn gene có thể gây ra đói quá mức.
Thiếu ngủ: có liên quan tới việc tăng nồng độ ghrelin, đây là hoóc môn làm tăng cảm giác ngon miệng, kích thích sự thèm ăn. Nó cũng dẫn đến giảm mức độ leptin, hoóc môn thông báo khi bạn đã ăn no. Đây chắc chắn không phải là một kết hợp tuyệt vời.
Lạm dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể kích thích sự thèm ăn của bạn, đặc biệt thuốc uống chứa corticosteroid đường uống có thể làm cho bạn cảm thấy đói mọi thời điểm.