Tác hại của chụp CT scan
1. Chụp cắt lớp vi tính (CT Scanner) và nguy cơ phát triển ung thư?
Khoảng 20 triệu người lớn và 1 triệu trẻ em ở Hoa Kỳ được chỉ định chụp cắt lớp vi tính (CT) không cần thiết mỗi năm, các nhà khoa học cảnh báo điều này có khả năng gây ra tỷ lệ ung thư vượt trội trong vài thập kỷ tới.
Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí “The New England Journal of Medicine” năm 2007, nhóm tác giả thuốc Đại học Columbia cảnh báo rằng sự gia tăng đáng kể chỉ định CT trong chẩn đoán và sàng lọc phát hiện sớm bệnh có thể gây ra rủi ro đáng kể cho sức khỏe cộng đồng.
Chụp CT Scan có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Không giống như chụp X-quang truyền thống với hình ảnh 1 lớp, chụp CT dựng ảnh ba chiều dựa trên nhiều lát cắt X-quang. Số lượng chụp CT tăng từ 3 triệu lượt năm 1980 lên hơn 62 triệu vào thời điểm nghiên cứu (2007). Máy chụp CT tạo ra bức xạ nhiều hơn so với chụp X-quang thường từ 50 đến 200 lần, Dr.David J. Brenner, GĐ trung tâm nghiên cứu bức xạ Columbia nói. “Việc tăng cao số ca CT dẫn tới liều bức xạ trung bình người dân Mỹ đã tăng gần gấp đôi kể từ năm 1980”.
Dr. Brenner và đồng nghiệp Dr. Eric J. căn cứ trên số liệu đã ước tính trong khoảng hai hoặc ba thập kỷ tới, từ 1,5% đến 2% các ca ung thư ở Mỹ sẽ được quy là do phơi nhiễm với chụp CT scan.
Tỷ lệ này có thể được chấp nhận nếu lợi ích của việc chụp CT rõ ràng hơn so với nguy cơ, tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng một số lượng lớn chỉ định CT hiện nay không thực sự cần thiết cho chẩn đoán và có thể sử dụng liệu pháp chẩn đoán thay thế khác với liều bức xạ thấp hơn.
Trẻ em là đối tượng quan tâm đặc biệt, bởi vì trẻ em có nhiều vùng nhạy cảm với tia xạ hơn người lớn và ảnh hưởng của tia xạ có thể làm tiến triển ung thư trong suốt cuộc đời sau này.
CT Scan nhiều dễ bị ung thư não
Nghiên cứu vừa được các nhà khoa học tại Đại học Newcastle ở Anh cùng các cộng sự người Mỹ và Canada thực hiện, cho thấy trẻ em từng trải qua chụp quét cắt lớp điện toán (CT Scan) nhiều lần sẽ có nguy cơ bị ung thư não hoặc ung thư máu và tủy xương gấp ba lần trẻ em bình thường.
Nhóm nghiên cứu đã khảo sát số liệu của 180.000 bệnh nhân dưới 22 tuổi, từng trải qua CT Scan từ năm 1985 – 2005 tại các bệnh viện ở Anh. Kết quả là đã tìm thấy 74 người ung thư máu hoặc tủy xương và 135 người có khối u ở não; nguy cơ bị khối u ở não cao gấp 3 lần trong số người từng trải qua 2 hoặc 3 lần CT Scan và nguy cơ ung thư máu hoặc tủy xương cũng cao gấp 3 lần nếu từng trải qua 5 – 10 lần CT Scan lúc còn nhỏ.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet, hôm 7-6.
2. Bức xạ điện từ ở máy chụp CT so sánh với Bom nguyên tử
Trong một hội thảo khoa học, Brenner và Hall nói rằng liều bức xạ từ một hoặc hai máy quét CT scan là là tương đương với bức xạ của cư dân sống sót có mặt ở bán kính 2 dặm (2 miles) từ khi bom nguyên tử nổ ở Nhật Bản.
Nghiên cứu đánh giá tỷ lệ tiến triển ung thư ở những nạn nhân sống sót sau thảm hoạ bom nguyên tử từ đó đưa ra ước tính về nguy cơ ở những người phơi nhiễm với bứ xạ khi chụp CT hiện nay.
Dr. Arl Van Moore Chủ tịch hiệp hội X quang Hoa kỳ (American College of Radiology – ACR) thừa nhận rằng sự gia tăng sử dụng CT có thể dẫn đến bệnh ung thư khác. Nhưng ông cũng nói thêm rằng không thể để ước lượng nguy cơ ung thư của chụp CT dựa trên kết quả nghiên cứu nạn nhân sống sót sau vụ nổ bom ở Hiroshima và Nagasaki.
Ông nói rằng “Bạn không thể đánh đồng bức xạ phơi nhiễm khi chụp CT với bức xạ tới từ một quả bom nguyên tử”, ông nói. “Nói rằng 2% của tất cả các bệnh ung thư sẽ được gây ra bởi các máy quét CT scan là không thực sự có cơ sở theo ước đoán của chúng tôi vào thời điểm này”. Tuy nhiên, Dr. Moore bày tỏ ADR quan ngại về tình hình phơi nhiễm bức xạ không cần thiết khi lạm dụng kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh y khoa.
Trong một tuyên bố chính thức công bố vào cuối năm 2007, ACR thừa nhận rằng sự tăng trưởng nhanh chóng của máy CT và các loại máy cắt lớp khác có thể dẫn đến tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư liên quan đến bức xạ trong tương lai không quá xa.
3. Dùng máy CT cho mục đích sàng lọc phát hiện sớm bệnh: Lợi bất cập hại?
Chụp CT được nói đến như là một công cụ hữu hiệu trong sàng lọc phát hiện sớm ung thư ở giai đoạn tiềm tàng như ung thư phổi, ung thư đại trực tràng và một số bệnh khác.
Chụp CT toàn thân ngày nay cũng được quảng cáo trên thị trường và đề xuất áp dụng hàng loạt cho người khỏe mạnh, không có triệu chứng gợi ý như là một chiến lược dự phòng và chăm sóc sức khỏe chủ động, mặc dù việc áp dụng này đang gây tranh cãi.
ACR không ủng hộ việc chụp CT toàn thân cho bệnh nhân không có triệu chứng, và họ cũng ghi chú rằng việc chụp CT đại trà như vậy là một việc lợi bất cập hại vì có thể mang lại rủi ro tiềm tàng.
Dr. Fred Mettler, một bác sỹ xạ trị chia sẻ “Chúng tôi, những người làm CĐHA là nhóm phơi nhiễm lớn nhất với bức xạ hơn tất cả cộng đồng Hoa Kỳ. Tuy vậy chúng tôi kỳ vọng rằng việc phơi nhiễm như vậy sẽ có ý nghĩa hơn khi bệnh cần tầm soát được phát hiện”
Ngoài các bệnh nhân được chỉ định CT để chẩn đoán khi có các triệu chứng gợi ý, Dr. Brenner và Hall cho rằng hiện chỉ định chụp CT còn quá rộng rãi, đặc biệt là trong các phòng cấp cứu của bệnh viện. Dr. Brenner hài hước nói “Nếu bạn tới phòng cấp cứu với triệu chứng đau bụng hoặc đau đầu mạn tính, gần như chắc chắn bạn sẽ được chỉ định chụp CT thậm chí trước khi bác sĩ khám cho bạn”
Một điều khá phổ biến là bệnh nhân chuyển viện (với cùng tình trạng bệnh tật) thì lại được chỉ định chụp lại CT. Giải pháp cho vấn đề này là bệnh nhân nên được cung cấp đĩa DVD sau khi chụp để chuyển lại cho bác sỹ. “Đây là một việc làm dễ dàng, nhưng nó đã không được thực hiện”, Dr.Brenner nói.
Dr. Hall kết luận: Mục đích của nghiên cứu này mới là nâng cao nhận thức về những rủi ro tiềm năng và không nhằm gây sợ hãi cho bất cứ bệnh nhân được chỉ định chụp CT scan nếu họ thực sự cần thiết. Chúng ta đều biết nếu bệnh nhân có các triệu chứng gợi ý, chụp CT là một công cụ chẩn đoán tuyệt vời. Những gì chúng tôi đang làm nhằm hạn chế việc chỉ định chụp CT trong các trường hợp mà nó không thực sự cần thiết.
Chụp CT Scan gây tổn hại cho tế bào
Theo khảo sát được công bố trên bản tin điện tử của tờ Journal of the American College of Cardiology: “Cardiovascular Imaging”, các nhà khoa học đã xét nghiệm mẫu máu của 67 người trước và sau khi được CT scan. Họ nhận thấy mức độ DNA trong tế bào bị tổn hại tăng thêm cũng như một số tế bào chết đi sau khi thực hiện CT scan. Một số biểu hiện gien liên quan đến sự hồi phục hoặc sự chết của tế bào cũng gia tăng.
Hầu hết các tế bào bị tổn hại do CT scan hồi phục sau đó nhưng có một số tế bào chết hẳn. Đồng tác giả khảo sát, TS Patricia Nguyen, khuyến cáo rằng ngay cả bị phơi nhiễm mức độ thấp với phóng xạ cũng liên quan tới sự tổn hại của tế bào nhưng hiện chưa rõ mức độ nhiễm xạ như vậy có gây ung thư hoặc ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe bệnh nhân hay không. Những nghiên cứu trước đây cho thấy mức độ nhiễm xạ do CT scan gây ra cho bệnh nhân có thể cao gấp 150 lần so với chụp X-quang ngực. TS Nguyen khuyến cáo: “Chúng ta sẽ không loại bỏ CT scan do tầm quan trọng hiển nhiên của phương pháp này nhưng có thể cải thiện để an toàn hơn bằng cách hạ liều lượng, chọn lọc máy móc và công nghệ tốt hơn hoặc làm điều gì đó để bảo vệ họ”.
Theo Bác sĩ Alobacsi.com
Bao nhiêu bức xạ được dùng cho mỗi lần chụp?
Tất cả chúng ta đều phơi nhiễm với một lượng nhỏ bức xạ mỗi ngày từ đất, đá, vật liệu xây dựng, không khí, nước và bức xạ từ vũ trụ. Đây được gọi là bức xạ nền tự nhiên. Bức xạ dùng trong chụp X quang, CT scans có thể so sánh với bức xạ nền mà chúng ta phơi nhiễm hàng ngày. Sự so sánh này giúp chúng ta hiểu liều bức xạ tương đối đến bệnh nhân khi chụp như sau:
Nguồn bức xạ | Ngày theo bức xạ nền | Nguy cơ ung thư |
Nền | 1 ngày |
|
Chụp X quang đơn thuần | 1 ngày |
Không đáng kể |
Chụp CT đầu | 8 tháng | Rất thấp |
Chụp CT đầu lập lại | 16 tháng | Thấp |
Chụp CT bụng | 20 tháng | Thấp |
Nguy cơ gì từ bức xạ sử dụng trong y khoa?
Không có bằng chứng kết luận bức xạ từ chẩn đoán X-quang gây ung thư. Tuy nhiên, một số nghiên cứu trên quần thể lớn tiếp xúc với bức xạ có biểu thị tăng nhẹ nguy cơ ung thư ngay cả phơi nhiễm bức xạ ở mức thấp, đặc biệt là ở trẻ em.
Nguy cơ bức xạ gây ung thư nên đánh giá dựa trên nguy cơ thống kê phát triển ung thư trong toàn bộ dân số. Nguy cơ tổng thể tử vong gây ra do ung thư trong suốt một đời người ước tính là 20-25%. Cứ mỗi 1000 trẻ em, có 200-250 trẻ cuối cùng chết vì ung thư nếu chưa bao giờ tiếp xúc với tia bức xạ sử dụng trong y khoa. Ước tính nguy cơ tăng ung thư trên một đời người từ một lần chụp CT scan duy nhất còn tranh cãi, nhưng ước tính chỉ là một phần rất nhỏ trong nguy cơ này (0.03- 0.05%).
Những ước tính trong dân số chung không biểu thị nguy cơ trực tiếp cho một đứa trẻ. Thông tin này chỉ ra rằng nguy cơ phát triển ung thư liên quan đến một lần chụp CT rất nhỏ, nhưng một số nguy cơ có thể được tích lũy.
Làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ bức xạ cho trẻ?
Có nhiều cách để bảo đảm rằng trẻ phơi nhiễm với số lượng nhỏ nhất từ bức xạ trong chẩn đoán hình ảnh theo liệt kê dưới đây:
- Chỉ định chụp khi có lợi ích rõ ràng về y khoa
- Sử dụng liều bức xạ thấp nhất
- Tránh chụp nhiều lần
- Sử dụng kỹ thuật hình ảnh khác (Siêu âm hoặc MRI) khi có thể
Tóm lại, rất khó đo lường chính xác nguy cơ, nhưng nguy cơ phát triển ung thư cũng chỉ tăng nhẹ nếu có phơi nhiễm với bức xạ trên mức nền bức xạ trong tự nhiên. Nguy cơ không giống nhau cho tất cả mọi người; nữ nhạy ảnh hưởng tia bức xạ hơn nam, trẻ em nhạy hơn so với người lớn. Một số người có khác biệt về di truyền gây ảnh hưởng bởi tia bức xạ hơn người khác.
Hiện nay tất cả BS chẩn đoán hình ảnh đều được qua đào tạo để chỉ dùng một liều bức xạ tối thiểu đủ cho chất lượng hình ảnh cao với nguy cơ ảnh hưởng ít nhất.
Kết luận: Mặc dù việc chụp CT Scan có thể có ảnh hưởng tới sức khỏe ở mức độ chưa rõ ràng, tuy nhiên công nghệ chuẩn đoán tiên tiến, hiện đại nhất hiện nay. Nếu trong trường hợp cấp thiết phải cần tới chụp CT Scan mà không chụp thì còn nguy hiểm hơn.