Tác dụng giải độc, thanh nhiệt từ quả mận
Quả mận
Mận là loại trái cây vừa ngọt, vừa chua, nhiều nước, được ưa thích vào mùa hè. Mận chứa rất nhiều kali, vitamin A, sắt, vitamin B2, các vitamin nhóm B và ma giê. Loại quả này còn rất giàu chất sơ giúp tăng cường chức năng tiêu hóa. Một quả mận chín chuẩn có 26% vitamin C, 13% vitamin K và 11% vitamin A.
Quả mận
Đặc biệt, chất beta carotene chứa trong mận là những dưỡng chất đặc biệt có lợi cho mắt.
Ăn mận giúp tránh được nguy cơ phát triển bệnh thoái hóa điểm vàng từ đó tránh nguy cơ mù lòa.
Tác dụng của quả mận
Quả mận tên thuốc là lý tử, thịt quả chứa các acid amin: asparagin, glutamine, glycin, serin, alanin, đường, acid hữu cơ, vitaminC… quả mận vị ngọt, chua, tính bình, quy vào hai kinh can, thận.
Tác dụng thanh can, điều nhiệt, giải tà độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thuỷ. Trị các chứng hư lao, nóng trong sương ( cốt chưng, chiều nhiệt), bụng tích nước, bệnh gan, thuỷ thũng. Sách cổ của Trung Quốc (Điền Nam bản thảo, Tuyển châu bản thảo) đều ghi. Quả mận dùng ăn trực tiếp hoặc giã lấy nước uống. Người tuỳ vị hư yếu không nên dùng.
Thịt quả mận vị chua chát, tính bình. Tác dụng sinh tân, chỉ khát, chữa âm hư nội nhiệt. Dùng trị các chứng:
- Miệng môi khô do giảm tiết nước miếng (nước bọt): ăn quả tươi chín hoặc ép lấy nước uống.
- Đau xương khớp: ăn hàng ngày khoảng 20g. Ăn thịt quả mận chín lấy phần thịt xay, ép lấy nước để uống.
- Ngộ độc rượu: uống nước mận tươi, mận khô thì sắc lấy nước.
- Biếng ăn, ăn không ngon miệng: ăn vài quả mận trước bữa cơm (hoặc ăn mứt mận).
- Dược thiện để nhuận phế, hóa đàm quả mận chín bỏ hột 250g, thịt lợn nạc 500g, thêm gia vị, đun nhỏ lửa cho chín, ăn.
- Trẻ chân yếu, chậm biết đi: ăn mận chín sống hàng ngày vài quả lúc no hoặc ninh với chân gà để ăn với cơm hoặc nấu cháo (chân gà bóc sạch da, ninh xong bỏ xương lấy gân chín nhừ. Tránh gây hóc cho trẻ).
Nhân hạt mận: vị đắng, tính bình, nhuận tràng hoạt huyết, lợi tiểu, tiêu viêm. Dùng trị các chứng:
- Ứ huyết, ứ nước, nhức xương: 12g nhân hạt mận sắc uống.
- Bọ cạp, rết cắn: hạt mận giã nhuyễn đắp.
- Da mặt có nám, nốt đen: hạt mận bỏ vỏ nghiền nhuyễn trộn đều với lòng trắng trứng gà. Bôi lên chỗ nám, nốt đen trước khi đi ngủ. Sáng dậy rửa sạch. Kiên trì làm một thời gian.
- Nhuận tràng thông tiện, chữa khí trệ trong ruột, đại tiện táo khó đi:
Ngũ nhân hoàn: uất lý nhân (hạt mận), hạnh nhân, bá tử nhân, mỗi thứ ba đồng; tùng tử nhân, đào nhân, trần bì, mỗi thứ 8g nghiền nát, luyện mật làm viên. Mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần, uống với nước ấm, chữa tân khô tiện bí.
Lưu ý:
Hạn chế ăn mận còn xanh quá chát. Để làm mận khô phải hái lúc chín. Ăn tươi sống nên ăn chín ngọt nhiều, hơi chua. Ăn mận xong không uống nhiều nước gây đi đại tiện lỏng. Người bệnh thừa toan ăn hạn chế. Ăn nhiều hại răng, dạ dày, sinh đờm. Không ăn cùng mật ong, thịt chim sẻ. Người có thai không dùng hạt mận.
Phân biệt với quả mận rừng, còn có tên táo rừng, bút mèo, là loại cây bụi, quả có độc. Sách xưa dặn rằng nếu mận có vị đắng và thả vào nước không chìm (nổi) là có độc. Không được ăn loại mận này.